Nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 29)

nhà nước giai đoạn 2007-2010, Tạp chí Tài chính, số 9, 2006; Lê Hoàng Minh, "Vóc dáng" nguồn lực; Dự báo về khả năng khai thác các nguồn lực phát triển cho nền kinh tế năm 2004, Tạp chí Tài chính, số 1, 2004; Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn nước ngoài đối với phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, Vũ Thị Bạch Tuyết (chủ biên), Nguyễn Tiến Thuận, Vũ Duy

Vĩnh, Nhà xuất bản Tài chính, 2004.

1.4. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đềtài tài

Thông qua việc liệt kê các sách báo, công trình khoa học trên, chúng ta có thể hình dung tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực hiện nay. Đề tài này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau quan tâm luận giải, phân tích, thể hiện trên một số điểm nổi bật sau:

- Các công trình kể trên, từ nhiều góc độ nghiên cứu đã làm rõ những lý luận căn bản về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc khai thác các nguồn nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đồng thời cho thấy đây là một quá trình phức tạp cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung lý luận cho phù hợp với những diễn biến nhanh chóng của tình hình trong và ngoài nước hiện nay.

- Các tác giả đã phân tích và luận giải khá sâu sắc về khái niệm nội lực, ngoại lực, vai trò và mối quan hệ của chúng đối với sự phát triển của Việt Nam trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

- Trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng khai thác một số nguồn nội lực và ngoại lực ở Việt Nam.

- Các công trình đã đề xuất những phương hướng và giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Với những bổ sung, đóng góp đó, các công trình khoa học trên đã trang bị nền tảng cơ sở lý luận cơ bản và những luận giải, bằng chứng khoa học từ thực tiễn về vấn đề nội lực và ngoại lực. Những giá trị lý luận đó là cơ sở cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và những người nghiên cứu về vấn đề này.

Tuy nhiên, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể nhận thấy, những công trình, đề tài này chỉ gắn với những mục tiêu riêng lẻ của các ngành, lĩnh vực khác nhau, như: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giải pháp tài chính, nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường... mà chưa có nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay.

Tiếp cận vấn đề này dưới góc nhìn triết học, tác giả sẽ tập trung đi sâu làm rõ các khái niệm về nội lực và ngoại lực, vai trò và mối quan hệ giữa khai thác nội lực và khai thác ngoại lực; phân tích, đánh giá những mặt thành tựu - đã làm được, cũng như những hạn chế - những cái chưa làm được của quá trình khai thác các nguồn nội lực và ngoại lực; từ đó đề xuất những giải pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ấy.

Bước đầu, Luận án xác định các nguồn lực cấu thành nội lực và ngoại lực là: Nội lực gồm: nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vị thế địa chính trị...; ngoại lực gồm: nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, khoa học - công nghệ hiện đại,… Từ đó, tác giả sẽ có cách tiếp cận và triển khai vấn đề một cách cụ thể, phù hợp theo đặc điểm chung của từng nguồn lực. Tuy nhiên, riêng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, với đặc điểm được bao gồm từ nhiều yếu tố như đất đai, rừng, biển, khoáng sản, nên trong quá trình đề cập đến thực trạng và giải pháp, tác giả đề tài sẽ tập trung triển khai phân tích theo cấu trúc từng yếu tố để làm rõ hơn quá trình khai thác, sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay.

Tiểu kết chƣơng I

Nội lực và ngoại lực là hai yếu tố quan trọng để phát triển đất nước. Nó bao gồm trong đó tổng hòa của hầu hết các nguồn lực, từ nguồn lực trong nước như con người, văn hóa, các yếu tố thuộc về lợi thế như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, đến các nguồn lực có thể tiếp thu được từ các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới như vốn, khoa học công nghệ...

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đều phải có sự hoạch định rõ ràng về quá trình khai thác các nguồn nội lực và ngoại lực, từ đó có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình khai thác, sử dụng để các nguồn lực phát triển tương hỗ, đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu này xuất phát từ chính những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Những vấn đề về khai thác nội lực và khai thác ngoại lực hay mối quan hệ của chúng đã được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu tiếp cận và giải quyết ở nhiều phương diện. Do phạm vi của vấn đề khá rộng nên cũng có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại các công trình đều thống nhất cho rằng vị trí, vai trò của nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng đối với sự phát triển. Thông qua phân tích thực trạng các nguồn lực hiện nay, các tác giả đã cho chúng ta thấy được những thành tựu cũng như hạn chế của quá trình khai thác nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay.

Các công trình nói trên có liên quan chặt chẽ tới nội dung đề tài của luận án, là nguồn thông tin tư liệu quý giá để luận án tiếp thu, bổ sung và phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học, vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng, khá phức tạp, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu tổng thể, toàn diện vấn đề này. Bởi vậy, luận án sẽ hướng tới các điểm chính như: Một là, làm rõ về mặt lý luận khái niệm nội lực và ngoại lực cũng như mối quan hệ giữa khai thác nội lực và ngoại lực; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nội lực và ngoại lực của đất nước hiện nay, chỉ ra những tiềm năng chưa khai thác được ở các nguồn lực; Ba là, rút ra được một số giải pháp nhằm tăng cường việc khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực này. Trong bối cảnh đất nước và thế giới đang có những thay đổi to lớn hiện nay, việc nhìn nhận và đánh giá về quá trình khai thác nội lực và ngoại lực của đất nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng cần thiết.

Đề tài Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay sẽ tập trung góp phần bổ sung lý luận cho nhóm các công trình nêu trên, cụ thể thông qua các chương là: một số vấn đề lý luận về khai thác nội lực và ngoại lực; thực trạng khai thác nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay; phương hướng và một số giải pháp khai thác có hiệu quả các nguồn nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC 2.1. Khái niệm và mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực

2.1.1. Khái niệm nội lực

2.1.1.1. Khái niệm

Trong quan niệm của hầu hết các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu trước đây, khái niệm “nội lực” - được hiểu với ý nghĩa là “nội lực đất nước”, thường được đồng nhất với khái niệm “sức mạnh dân tộc”. Do đó, thông qua việc phân tích, đánh giá các quan niệm về “sức mạnh dân tộc”, chúng ta sẽ khái quát được nội hàm của khái niệm “nội lực”.

Là người đặc biệt đề cao tinh thần tự lực, tự cường dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: trước mọi khó khăn, thử thách, nếu có đường lối đúng, ý chí tự lực tự cường, biết phát huy mọi nguồn lực, mọi sáng kiến của nhân dân, có giải pháp kiên quyết, trên dưới đồng lòng, hợp sức thì nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn để giành thắng lợi. Nội lực đất nước hay như Người gọi tên là “sức mạnh dân tộc” - là toàn bộ sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của đất nước - đó là sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của tinh thần dân tộc, của truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần yêu lao động... Với tất cả tài năng và trí tuệ kiệt xuất của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã nhận thức sâu sắc và vận dụng triệt để những nội dung và giá trị của sức mạnh dân tộc ấy vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, huy động sức mạnh toàn dân chiến thắng những kẻ thù hung bạo nhất của thời đại.

Với quan điểm đề cao vai trò của yếu tố tinh thần trong sức mạnh nội tại của dân tộc, GS. Phan Huy Lê nhận định trong bài viết "Sức mạnh dân tộc và sức

mạnh thời đại sẽ làm nên thắng lợi" như sau: “Đối với dân tộc ta, đó là sức

mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần và ý chí độc lập, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của nền văn hóa, của trí thông minh sáng tạo. Chính bằng sức mạnh tổng hợp đó, Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đóng góp thêm vào nội lực tiềm tàng đó, trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình, Việt Nam còn tranh thủ được sức mạnh của thời đại, sự ủng hộ của dư luận quốc tế, của nhân dân các nước kể cả nhân dân nước đi xâm lược” [62]. Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của GS. Phan Huy Lê. Trên

thực tế, một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, tiềm lực vật chất thiếu thốn thì yếu tố tinh thần - ý chí dân tộc, sức mạnh đoàn kết, tinh thần yêu nước..., mới là sức mạnh nội lực chủ đạo, nổi bật để cả dân tộc vượt qua được những khó khăn, trở ngại, tạo nên kỳ tích. Tuy nhiên, để khai thác đầy đủ nhất nội lực đất nước còn cần tính đến các nguồn lực quan trọng khác như tài nguyên thiên nhiên, yếu tố địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thì quan niệm trên của tác giả còn chưa đề cập đến.

Trong bài viết "Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong

phòng, chống "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với nước ta hiện nay", PGS. TS. Phạm Thanh Sơn, Tạp chí Khoa học quân sự (tháng 8-2010) đã

phân tích các yếu tố cấu thành sức mạnh dân tộc “là kết quả tổng hợp của các tiềm lực kinh tế, chính trị, tinh thần, văn hoá… của một dân tộc, của một quốc gia, được biểu hiện ở năng lực huy động, kết quả khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm lực ấy vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước”. Tác giả phân biệt giữa khái niệm “sức mạnh quốc gia” và “sức mạnh dân tộc”. Ông cho rằng, các tiềm lực kinh tế, chính trị, tinh thần, văn hoá…, tự bản thân nó chưa bao hàm hết sức mạnh dân tộc; bởi dân tộc vừa được hiểu theo nghĩa "chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù”, vừa được hiểu theo nghĩa "chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước” [91, tr.12].

Tuy nhiên, tác giả cũng nhận định, dù hiểu theo nghĩa nào thì dân tộc và quốc gia cũng không tách rời nhau, sức mạnh quốc gia có cội nguồn từ sức mạnh dân tộc, đồng thời hun đúc, liên kết sức mạnh dân tộc, tạo nên sự bền vững của sức mạnh quốc gia. Vì vậy, phát huy sức mạnh dân tộc ở nước ta hiện nay là phát huy nguồn nội lực của quốc gia, từ sức mạnh vật chất đến sức mạnh tinh thần, văn hoá, khoa học - công nghệ…, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng và thế trận quốc phòng với thế trận và lực lượng an ninh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, ở góc độ là chủ thể lãnh đạo việc phát huy nội lực, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng vấn đề khai thác nội lực của đất nước. Ngay từ Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung

ương khoá VIII (1997), Đảng ta đã xác định rõ nội hàm quan trọng, cốt lõi của

nội lực quốc gia hiện nay: “Trên cơ sở độc lập, tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hoá của dân tộc)” [29, tr.8].

Như vậy, qua việc phân tích các quan niệm về “nội lực” và “sức mạnh dân tộc” trên, chúng ta thấy rằng, các quan niệm đều thống nhất về nội hàm của khái niệm nội lực là bao gồm các yếu tố vật chất và tinh thần, là những thế mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Còn ngoại diên khái niệm có sự khác nhau giữa các quan điểm là do cách tiếp cận và đặc điểm chuyên ngành nghiên cứu của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau.

Cần lưu ý rằng, nội lực đất nước không phải là sự kết hợp, tổng hợp đơn thuần các yếu tố như con người, văn hóa, các điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên... Thực chất “nội lực” phải là sức mạnh của dân tộc, thể hiện năng lực của một đất nước trong quá trình tồn tại và phát triển. Sức mạnh ấy có được từ việc khai thác các nguồn lực thế mạnh, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Dù được xem xét ở các góc độ khác nhau nhưng có bốn vấn đề cần lưu ý khi phân tích về nội lực đất nước: Thứ nhất, nội lực là khái niệm có nội hàm rộng và luôn thay đổi cùng với quá trình vận động của thực tiễn xã hội. Có thể trong thời điểm này, yếu tố đó được coi là thế mạnh và là nguồn nội lực quan trọng nhưng bước sang giai đoạn khác, với điều kiện và yêu cầu khác thì nó lại không còn được xác định là nội lực nữa. Ví dụ, trong văn hóa có văn hóa kinh doanh. Trước đây, việc xây dựng văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp hoặc nhà máy, xí nghiệp không được coi trọng nhưng trong nền kinh tế tri thức, trước yêu cầu của việc đề cao yếu tố nhân văn, yếu tố con người đã khiến văn hóa kinh doanh trở thành nguồn nội lực quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, là yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu, văn hóa riêng, từ đó tạo ra các

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w