Thực trạng khai thác nội lự cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 83 - 112)

3.2.1. Khai thác nguồn lực con người - nguồn tài nguyên vô tận của sự phát triển

Trong các nguồn nội lực có thể khai thác thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, công nghệ,... dù có bao nhiêu cũng vẫn là hữu hạn, chúng không có sức mạnh tự thân và sẽ cạn kiệt dần trong quá trình khai thác. Hơn nữa, những nguồn lực trên chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy.

Chỉ có nguồn nhân lực với những con người có thể lực, trí lực, nhân cách và những tài năng, năng lực khác của họ mới là tài nguyên vô tận, có khả năng phục hồi và tự tái sinh nếu chúng ta biết nuôi dưỡng, thúc đẩy nó phát triển. Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của xã hội, của lịch sử, là chủ nhân của hành tinh này thì chính trí tuệ của con người sẽ giúp tạo ra sự phát triển bền vững. Lịch sử phát triển của các ngành khoa học cho thấy rằng, con người càng

đi sâu nghiên cứu và khai thác lĩnh vực nào đó thì tri thức về lĩnh vực đó lại ngày càng phong phú thêm. Khi con người càng tăng cường khả năng khai thác lĩnh vực ấy, họ càng làm cho nó phát triển, và qua đó, con người lại phát hiện ra những tri thức mới. Càng được khai thác, lượng tri thức khoa học, trí tuệ của con người lại càng tăng lên. Do vậy, hoạt động thực tiễn, khả năng lao động của con người cũng là vô hạn, năng lực của con người không bao giờ cạn kiệt.

Bước vào thế kỷ XXI, khi nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ thì nguồn lực con người của mỗi quốc gia ngày càng quan trọng. Đảng và Nhà nước luôn coi nguồn lực con người có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân sách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [34, tr.219]. Đảng ta luôn chủ trương phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Trên thực tế, việc thực hiện chủ trương nói trên của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu song cũng còn nhiều hạn chế.

* Thành tựu:

- Tận dụng được lợi thế từ nguồn nhân lực dồi dào phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tính đến ngày 30-1-2018, theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dân số nước ta ước đạt 93,7 triệu người, đứng thứ 14 thế giới [2]. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” giai đoạn 2010 - 2040, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi “phụ thuộc”. Đây được xem như một lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước nếu năng suất lao động của nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên.

Trung bình mỗi năm nước ta cung cấp thêm khoảng 1,2 triệu lao động mới. Lao động trẻ (15-34 tuổi) chiếm 64,78% dân số. Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Năm 2015, trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản chiếm 44,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%; khu vực dịch vụ chiếm 32,8%.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về nguồn nhân lực đông đảo để tham gia vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội là rất lớn. Cùng với quá trình mở cửa, hợp tác kinh tế là hàng loạt các công ty, nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng và có nhu cầu không nhỏ về nguồn lao động. Nhất là trong xu thế hiện nay, có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đang có sự dịch chuyển đơn hàng và thậm chí đầu tư nhà máy sản xuất mang tính lâu dài từ các nước chuyên gia công, sản xuất như Trung Quốc sang Việt Nam.

Ở một phương diện khác, khi nguồn lao động Việt Nam trở nên dư thừa, đã có sự chuyển dịch sang các nước cần nhiều lao động kỹ thuật cao hoặc lao động chân tay giá rẻ như các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... ; từ đó, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD. Xét trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm 2015; còn xét ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines [4].

Thêm vào đó, lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào với các phẩm chất nổi trội như cần cù, thông minh đang là những yếu tố tạo nên sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế, khiến nước ta trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, năng suất lao động tăng lên

Xuất phát điểm là nước chậm phát triển nên Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc thu hút và sử dụng nhân tài - nguồn lao động chất lượng cao. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục và xuất khẩu lao động. Đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng và đổi mới về phương thức làm việc trong các cơ quan nhà nước. Với quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về cơ chế đầu tư, chính sách ưu đãi thuế... dành cho thành phần kinh tế đang

phát triển mạnh mẽ và năng động này. Do đó, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế và khẳng định được vị thế trong nền kinh tế quốc gia. Có rất nhiều doanh nhân Việt Nam thành công ở nước ngoài đã trở về tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt và diện mạo kinh tế đất nước. Trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, lực lượng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đã có nhiều đề tài, đề án có giá trị, mang tính thực tiễn, góp phần cải tạo xã hội, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm.

Năm 2015, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 tăng 6,4% so với năm 2014. Năng suất lao động đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,2%/năm. Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29 - 32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006 - 2010 góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN [109].

- Nhiều tiềm năng, ý tưởng sáng tạo của nguồn lực con người Việt Nam đã được khai thác, hiện thực hóa.

Theo C. Mác, khả năng con người có “tính vô cùng tận” [16, tr.822], bởi vậy khai thác tốt vốn con người, tận dụng mọi tiềm năng, ý tưởng sáng tạo của con người sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển.

Với chủ trương đổi mới toàn diện, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hàng loạt chính sách kinh tế nhằm khơi dậy tài năng, sự năng động, sáng tạo của người lao động. Do đó, nhân tố con người trong lực lượng sản xuất được phát huy ngày càng hiệu quả. Trong cơ chế kinh tế mới, người lao động dần thích nghi, thay thế tâm lý thụ động, chờ đợi thành chủ động nắm bắt cơ hội để phát triển.

Đặc biệt, tiềm năng và sức sáng tạo của nguồn nhân lực hiện nay biểu hiện tập trung ở thành phần kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII của Đảng ta xác định, “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của

nền kinh tế” [34, tr. 103]. Trên thực tế chúng ta thấy rằng, kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khơi dậy và

phát huy được các tiềm năng về vốn, sức lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật... của toàn xã hội, do đó đã góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế của đất nước, giải phóng đáng kể lực lượng sản xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, từng bước khắc phục sự đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp đáng kể vào GDP và ngân sách Nhà nước. Cụ thể, hiện nay nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân, thu hút 51% lực lượng lao động cả nước, tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm và đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm [75].

Trong nền kinh tế thị trường, những yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn, quy trình lao động, đồng thời, với cơ chế phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” khiến cho mỗi người lao động - một mắt xích tham gia vào chu trình sản xuất, kinh doanh này đều phải cố gắng phát huy hết khả năng, trình độ để đạt hiệu quả cao nhất.

Hàng loạt các ý tưởng kinh doanh mới của giới trẻ được hiện thực hóa trong đời sống và đem lại nhiều giá trị kinh tế cũng như giá trị xã hội. Nhiều phát minh khoa học của người Việt hoặc có sự tham gia của người Việt gây tiếng vang như: chế tạo xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người, phát minh giúp người già không cần đeo kính mắt, phát minh ra bộ tiết kiệm xăng cho xe máy, chế tạo tàu ngầm, chế tạo máy bay…

Một trong những chính sách khơi dậy được tiềm năng của nguồn nhân lực là chính sách đảng viên được làm kinh tế tư nhân là bước đi đúng đắn của Đảng ta. Đó là cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện khả năng để cải thiện kinh tế gia đình, tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề chung của đất nước.

* Hạn chế:

- Chưa khai thác được hết tiềm năng của nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp, vẫn còn tình trạng chảy máu chất xám.

Nguồn nhân lực của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả, chưa triệt để. Trong thành phần kinh tế tư nhân, lực lượng doanh nhân rất đông đảo và có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, rất nhiều rào cản đến từ cơ chế, chính sách chưa phù hợp hoặc chưa thay đổi kịp, những thủ tục rườm rà đã gây cản trở, thậm chí kìm hãm sự phát triển của thành phần kinh tế vốn rất năng động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Hoặc có thể kể đến như ở một lực lượng không nhỏ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực được đào tạo ở nước

ngoài về. Với thực trạng đất nước hiện nay, khi cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, trình độ chung của nguồn nhân lực không cao, mà cơ chế, chính sách, đặc biệt là chế độ đãi ngộ không thỏa đáng thì lực lượng lao động chất lượng cao này khó có môi trường và điều kiện để phát huy tài năng...

Năng suất lao động của nước ta hiện nay tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực. Theo các chuyên gia kinh tế, những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì với mức khá, nhưng năng suất lại đang giảm mạnh, tiềm ẩn nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Năm 2014, năng suất lao động của Việt Nam tương đương 40,36% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 6,41% năng suất của Singapore. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình hằng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 4%. Và nếu vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này thì sau khoảng 15 năm nữa, Việt Nam mới đạt được mức năng suất lao động như hiện nay của Philippines và thêm 10 năm nữa mới ngang bằng so với năng suất của Thái Lan hiện nay.

“Chảy máu chất xám" được hiểu là hiện tượng người lao động thay đổi nơi làm việc từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác, từ nước này sang nước khác hoặc từ nhà nước sang tư nhân và ngược lại. Đây thực chất là sự điều tiết của quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường khi người lao động có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc cao hơn. Ở Việt Nam, tình trạng này vẫn đang diễn ra phổ biến. Bởi chính các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để “giữ chân” những người tài do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là từ cơ chế lao động và phân phối thu nhập cũng như môi trường làm việc nhiều nơi chưa tốt, thiếu sự dân chủ, công bằng,...

-Chưa động viên có hiệu quả và khơi dậy tính tích cực của người lao động.

Tạo ra được nguồn lao động đông đảo, được đào tạo về trình độ và kỹ năng, có sức khỏe tốt là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia, nhưng vấn đề quan trọng hơn là quản lý và sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để có thể phát huy được các khả năng của nguồn nhân lực đó. Việc động viên và khơi dậy tính tích cực của người lao động được thực hiện thông qua các yếu tố kinh tế và tâm lý.

Về yếu tố kinh tế, đó chính là chính sách lương, thưởng cho người lao động. Nhìn chung mức lương, thưởng cho người lao động Việt Nam còn thấp. Đặc biệt trong khối cơ quan nhà nước, sau hơn 23 năm thực hiện cải cách chính sách tiền lương, chế độ tiền lương hiện hành của nước ta vẫn bộc lộ nhiều hạn

chế, bất cập. Tiền lương thấp so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội và ngày càng bình quân, chắp vá. Chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập, mức thụ hưởng quá thấp đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức đang ngày đêm làm việc tận tâm, có trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả, nhưng lại quá cao với bộ phận không nhỏ số cán bộ, công chức, viên chức còn lại. Tiền lương chưa trở thành nguồn sống cơ bản tương ứng với giá trị lao động của cán bộ, công chức, viên

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 83 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w