Vai trò của nội lực và ngoại lực đối với sự phát triển của một quốc gia

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 49)

2.2.1. Vai trò của nội lực đối với sự phát triển

-Khai thác nội lực hiệu quả là cơ sở và động lực cho sự phát triển của xã hội

Sự vận động và phát triển là do nguyên nhân nội tại, bên trong của sự vật, hiện tượng. Chính sự tác động giữa các yếu tố bên trong đã tạo ra nội lực, các yếu tố của mối liên hệ bên ngoài tạo ra ngoại lực. Cũng như vậy, xã hội được cấu thành từ những bộ phận khác nhau. Đó là những điều kiện vật chất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, hay các yếu tố tinh thần như văn hoá, khoa học, các mối quan hệ xã hội... Xã hội cũng chịu tác động từ những mối quan hệ, những yếu tố bên ngoài nhưng chính sự vận động của các yếu tố nội tại bên trong bản thân xã hội mới định hình cách thức của sự vận động và phát triển. Có những thời điểm, xã hội bị chi phối mạnh bởi những yếu tố bên ngoài, nhưng xét đến cùng, những yếu tố đó có tồn tại lâu dài được hay không thì phải trải qua quá trình tiếp biến để trở thành nội lực.

Trong nội lực, con người chính là yếu tố quyết định gây nên sự biến đổi và phát triển, với các động lực chính là: hoàn cảnh bên ngoài - nhu cầu - lợi ích - mục đích (động cơ tư tưởng) - hoạt động thực hiện mục đích. Trong chuỗi nhân quả của hoạt động này, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò rất quan trọng - đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hoá những yêu cầu khách quan bên ngoài thành hoạt động tư tưởng bên trong thúc đẩy con người hoạt động. Từ đó, con người không ngừng tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo những giá trị tinh thần phục vụ cho cuộc sống. Cứ như vậy, trong suốt một hành trình dài của quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, con người không ngừng tìm kiếm, khám phá thế giới để cải tạo hoặc tạo ra những điều kiện thoả mãn cho mình.

Tóm lại, thông qua sự vận động của bản thân các yếu tố của nội lực đã tạo ra những yêu cầu mới, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Nội lực có sức mạnh tất yếu tự mở đường đi cho mình, nhưng phải có môi trường, có những tác động phù hợp, khắc phục các lực cản thì mới được khơi dậy và phát huy. Điều này yêu cầu các nhà quản lý xã hội phải có cơ chế, chính sách, định hướng phát triển xã hội một cách hợp lý và khoa học, xoá bỏ các lực cản, tạo môi trường thông thoáng, và những điều kiện tốt nhất cho nội lực phát triển.

- Khai thác nội lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước

Phát triển và phát triển bền vững là hai cấp độ khác nhau. Phát triển là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Thường là xét trong vòng một hoặc vài năm. Còn khi đánh giá về phát triển bền vững thì phải căn cứ vào chiến lược và quá trình phát triển nhiều năm hoặc thời kỳ của đất nước trên những tiêu chí cơ bản như ổn định về kinh tế, xã hội, môi trường, là sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ổn định xã hội.

Trên thế giới, có những nước có thể phát triển với quy mô, tốc độ nhanh nhưng do không chú ý đúng mức đến sự ổn định và tính bền vững thì cũng sẽ trở thành sự “phát triển nóng” với nhiều mâu thuẫn và chứa đựng nhiều yếu tố gây mất ổn định, cản trở sự phát triển mọi mặt. Các quốc gia, dân tộc ngày càng nhận rõ rằng, muốn tồn tại thì phải phát triển, phát triển theo chiều sâu, phát triển vì con người, phát triển nhanh và bền vững. Sự phát triển của một quốc gia, một xã hội chỉ có được trên cơ sở xác lập được một lý thuyết phát triển có tính khoa học. Lý thuyết đó phải dựa trên nguyên lý và quy luật phát triển phổ biến của giới tự nhiên nói chung và của xã hội loài người nói riêng với sự tính toán một cách khoa học có sự kết hợp đúng đắn các yếu tố, các điều kiện, các khả năng và cả các thời cơ...

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện lý thuyết phát triển nhanh và bền vững. Theo lý thuyết phát triển đó thì sự phát triển của một quốc gia được hiểu là quá trình thay đổi của chất lượng cuộc sống theo hướng tiến bộ, văn minh và sự thay đổi đó coi con người là mục đích tự thân của sự phát triển và làm cho con người trở thành chủ thể quyết định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trong điều kiện công bằng xã hội; biến đổi cách thức sản xuất và các mô hình tiêu dùng, sự thay đổi một cách tiến bộ dựa trên sự cân bằng sinh thái và sinh lực của khu vực. Quá trình này đòi hỏi phải tôn trọng tính đa dạng về lãnh thổ, về dân tộc, về văn hoá và tộc người, cũng như phải có sự tham gia đầy đủ của các công dân trong điều kiện hoà hợp và chung sống một cách hợp lý tự nhiên,

không làm tổn hại và bảo đảm chất lượng sống của các thế hệ tương lai. Như vậy tăng trưởng chưa phải là phát triển. Tăng trưởng mới chỉ là yếu tố quan trọng đầu tiên của sự phát triển. Chỉ khi một sự tăng trưởng về lượng làm chuyển đổi chất của sự vật, làm cho sự vật (xã hội) được nâng lên với một tính chất mới có cấu trúc hoàn thiện hơn thì mới có được một bước phát triển. Sự phát triển trong thế hài hoà mà tự nhiên - xã hội - con người kết hợp đồng bộ các mặt kinh tế - kỹ thuật - văn hoá... vận động và đi lên bằng năng lực nội sinh của chính mình, bảo đảm sự ổn định, sự vững chắc cả hiện tại và tương lai - đó là sự phát triển bền vững.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà yêu cầu về sự phát triển trở thành một dòng vận động chính của lịch sử, trong đó nổi lên sự hợp tác ngày càng sâu rộng, tính tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đan xen lẫn nhau. Hoà bình cho các dân tộc và hợp tác giữa các quốc gia vì sự phát triển trở thành đòi hỏi hết sức cấp bách. Chúng ta có thể dựa vào sự giúp đỡ, hợp tác của bên ngoài để phát triển, tuy nhiên mỗi quốc gia vẫn là một thực thể độc lập, mỗi dân tộc vẫn phải tự cường, và chỉ trên cơ sở độc lập, tự cường mới có khả năng đi tới phát triển bền vững. Hơn nữa, việc hợp tác hiện nay không đơn thuần chỉ là sự hợp tác trên một lĩnh vực, nó là sự đan xen các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội... Bởi vậy, nếu không có sự tỉnh táo và cảnh giác, các yếu tố ngoại lực rất có thể sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến những thành tựu phát triển của quốc gia.

-Khai thác tốt nội lực quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nước ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những bài học quý giá, trong đó có bài học về tinh thần tự lực, tự cường: trước mọi khó khăn, thử thách, nếu có đường lối đúng, ý chí tự lực tự cường, biết phát huy mọi nguồn lực, mọi sáng kiến của nhân dân, có giải pháp kiên quyết, trên dưới đồng lòng, hợp sức thì nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn để giành thắng lợi.

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta càng thấy sáng tỏ hơn bài học về tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc. Trong bất kỳ cuộc chiến đấu nào chống lại những kẻ thù xâm lược phương Bắc như Hán, Đường, Tống, Nguyên, thậm chí cả đội quân Mông Cổ hung bạo, quân và dân Đại Việt ta vẫn kiên cường huy động sức mạnh của cả dân tộc, từ già, trẻ, gái, trai, từ những cây tre, cây nứa, từ những thế trận của rừng núi, sông sâu, tất cả đều đứng lên đánh giặc. Khi đất nước được thanh bình, nhân dân lại hăng say

lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Đức tính bền bỉ, tự lực của nhân dân Việt Nam được thể hiện qua những câu nói dân dã như: “Tự lực cánh sinh”; “Giúp lời không ai giúp của, giúp đũa không ai giúp cơm” và chống những tư tưởng ỷ lại, nằm chờ như: “Há miệng chờ sung”; “Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ”; “Có khó mới có miếng ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”; “Làm người ăn tối mai lo, việc mình hồ dễ để ai lo lường”...

Trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta, trước thế giặc mạnh đã có những ý kiến cầu viện vào sự giúp đỡ của nước khác nhưng đó không phải là kế sách mà các triều đại phong kiến nước ta sử dụng. Chúng ta vẫn dựa vào nội lực, sức mạnh của dân tộc, của nhân dân mình để chiến đấu và chiến thắng với tinh thần quật cường: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Vào thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cũng đã có không ít quan điểm sai lầm khi đưa ra phương sách dựa vào thế lực nước ngoài, nhờ vào họ để giải phóng dân tộc. Đó là quan điểm của cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Đó chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Mặc dù có tinh thần yêu nước nồng nàn và tư duy đổi mới nhưng hạn chế lớn nhất của các ông là không tin vào sức mạnh nội lực của dân tộc. Các ông không thể tin được những người nông dân chân lấm tay bùn, ngày đêm cuốc cày lam lũ kia lại có thể đứng lên đánh đuổi được bọn thực dân đô hộ. Theo quan điểm của các ông, giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp trí thức, tiểu tư sản, các ông không nhận ra rằng đó lại chính là giai cấp công nhân - một giai cấp tuy mới ra đời ở Việt Nam nhưng là giai cấp cách mạng nhất, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới.

Chỉ khi nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, con đường đó không gì khác là phải tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân theo ngọn cờ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc tham gia lập Hội Liên hiệp thuộc địa, khi soạn thảo Tuyên ngôn của Hội, Người khẳng định rằng, công cuộc giải phóng này “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [69, tr.165]. Con đường cách mạng đúng đắn đó đã dẫn đến thắng lợi to lớn của cuộc Cách mạng Tháng

Tám lịch sử. Cuộc cách mạng đã khơi dậy và phát huy cao độ nội lực của toàn dân tộc, làm cho cách mạng thực sự trở thành ngày hội của quần chúng.

Một thời gian dài trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn và phải thực hiện hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã dựa nhiều vào sự viện trợ (viện trợ không hoàn lại) của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đây là sự giúp đỡ hết sức quý báu và kịp thời theo tinh thần quốc tế vô sản mà các nước đã dành cho Việt Nam, giúp chúng ta có thêm tiềm lực về vũ khí cũng như lương thực để đánh giặc. Trong giai đoạn này, ngoại lực có vai trò đáng kể tạo nên sức mạnh cho đất nước. Tuy nhiên, sức mạnh đó có được sử dụng đúng cách, hiệu quả hay không thì lại tuỳ thuộc vào việc chúng ta kết hợp với các nguồn lực trong nước như thế nào. Nguồn viện trợ bên ngoài không phải là vô hạn, muốn kháng chiến lâu dài thì tự chúng ta phải vừa chiến đấu vừa lao động, sản xuất, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình. Nếu chỉ dựa vào nguồn vật lực mà các nước giúp đỡ mà không có tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ, nhân dân chiến đấu anh dũng, ngoan cường, vận dụng các cách đánh linh hoạt thì làm sao có được chiến thắng trước đế quốc Mỹ to lớn, làm nên một Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử rạng rỡ non sông, đem lại tự do, độc lập ngày nay.

Sau khi đất nước được thống nhất, chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do tâm lý chủ quan và nóng vội, ta đã mắc nhiều sai lầm trong việc hoạch định chính sách phát triển, đi ngược lại với nhiều quy luật kinh tế, áp dụng máy móc mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô vào mà không căn cứ vào thực tế đất nước, thực hiện chính sách “đóng cửa”, không giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới...

Phải lưu ý rằng, trong quá trình phát triển đất nước, dựa vào nội lực là chính không có nghĩa chúng ta đóng kín cửa, không cần dựa vào những nguồn lực từ bên ngoài. Cũng như việc giữ vững độc lập tự chủ là quan điểm và là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xem nhẹ hoặc vứt bỏ nguyên tắc này có nghĩa là quá trình đổi mới sẽ mất phương hướng và không có ý nghĩa gì. Cần phân biệt tự chủ và tự cấp, tự túc. Tự chủ là tự mình làm chủ, tự mình quyết định vận mệnh của đất nước mình, chứ không lệ thuộc vào nước ngoài, không để cho ai quyết định con đường đi của mình. Còn tự cấp, tự túc là tự mình làm lấy tất cả trong vòng khép kín không cần quan hệ với nước ngoài vì sợ mất độc lập, tự chủ.

Trong quá trình hoạch định chiến lược xây dựng đất nước, bài học về việc khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh nội lực vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lâm vào thoái trào, Liên Xô sụp đổ và mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Tình huống này trong sự phát triển thực sự là một thách thức lớn đối với nước ta. Song nhìn nhận vấn đề này theo một hướng khác, ta lại thấy đây là một thời cơ để đổi mới và phát triển. Trước hết, sự phát triển trong tình huống này đòi hỏi ta phải tự vươn lên, phải tồn tại và phát triển bằng chính nội lực của mình, không còn có thể thụ động, ỷ lại, trông chờ vào nguồn viện trợ bên ngoài, của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực và bản lĩnh để độc lập giải quyết những vấn đề của chính mình. Đây là đòi hỏi rất cao và hệ trọng, liên quan trực tiếp và sâu xa tới sự thành bại của cách mạng, sự mất còn của chế độ. Đồng thời, đổi mới cũng mở ra cơ hội to lớn để đáp ứng những đòi hỏi đó.

Đại hội VI của Đảng (12-1986) chính thức đánh dấu quá trình đổi mới của đất nước. Thông qua nhiều đại hội, đặc biệt bắt đầu từ Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Đảng ta đã thống nhất chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w