Thực trạng khai thác ngoại lự cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 112)

Là một nước đang phát triển với nhiều cơ chế rộng mở ưu đãi các nguồn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ, hợp tác tích cực của nước trong khu vực và thế giới. Trong giới hạn khả năng có thể, luận án đi sâu tập trung phân tích về thực trạng khai thác hai nguồn ngoại lực đóng vai trò quan trọng là vốn đầu tư vào Việt Nam và khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới ở Việt Nam.

3.3.1. Thực trạng về khai thác, sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế… trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động và tích cực hiện nay. Tuy nhiên phải nhận thức một điều rằng, tất cả các nguồn vốn vay ODA hay FDI… không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư” giúp xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện trợ, mà còn nhằm mục đích có lợi cho nước cung cấp viện trợ và đầu tư. Bởi vậy, tiếp nhận những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ có hai mặt tác động. Một là, nếu biết đầu tư đúng trọng điểm, sử dụng hiệu quả sẽ là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Hai là, nếu không biết khai thác, tận dụng, hoặc sử dụng vô lối sẽ khiến Việt Nam

phải gánh chịu một món nợ khổng lồ mà các thế hệ tương lai phải trả, vô hình chung kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Thực trạng khai thác các nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thể hiện qua các nguồn vốn như: FDI, ODA.

* Thành tựu:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng lên

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, ngay từ năm 1987, Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, việc thu hút nguồn vốn này đã đạt những thành tựu quan trọng. Trong vòng 30 năm qua, Việt Nam đã thu hút khoảng 250 tỷ USD vốn đăng ký và đã thực hiện khoảng 100 tỷ USD của hơn 16.000 dự án FDI.

+ Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong bảy tháng đầu năm 2016 thu hút FDI đã đạt 12,94 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước, vốn giải ngân khoảng 8,55 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. + ODA được coi là nguồn vốn quan trọng của Việt Nam. Đây là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, là hình thức tín dụng quốc tế nhằm hỗ trợ các nước cải thiện môi trường đầu tư hoặc cải thiện môi trường sống của quốc gia. Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá là nước sử dụng nguồn vốn ODA tốt. Lũy kế từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD, bình quân 3,5 tỷ USD/năm; vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết. Lãi suất vay ODA thường thấp, bình quân từ 2-4%/năm so với lãi vay thương mại. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam gia tăng đáng kể ở cả 3 giác độ: cam kết, ký kết và giải ngân. Trong đó, nguồn vốn dành cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm 40% tổng vốn ODA đã góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế Việt Nam.

+ Ngày 12-9-1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Tiếp theo đó, từ đầu tháng 6-2006, Pháp lệnh Ngoại hối của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực đã tác động trực tiếp đến nguồn kiều hối, cụ thể là việc mở rộng đối tượng được vay vốn nước ngoài, bao gồm cả cá nhân. Việt kiều có thể chuyển tiền về nước cho người thân để đầu tư, kinh doanh dưới hình thức cho vay, cho mượn vốn kinh doanh.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD, tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm

2014. Xét trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay. Còn xét ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines.

Kiều hối năm 2015 tăng mạnh cũng đã được các chuyên gia cũng như cơ quan quản lý dự báo từ năm 2014 khi các kênh đầu tư trong nước hồi phục, nhất là kênh đầu tư bất động sản với tác động tích cực từ chính sách cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam kể từ ngày 1-7-2015 theo Luật Nhà

ở. Đồng thời, trong năm 2015, với mục tiêu ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước

đã quyết định giảm lãi suất huy động USD đối với các tổ chức cũng như cá nhân về mức 0%/năm. Chính yếu tố này đã tác động không nhỏ, thúc đẩy nguồn kiều hối chảy về nước. Ngoài ra, số lượng người đi xuất khẩu lao động cũng có xu hướng ngày càng tăng lên.

- Khai thác, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội

Do hậu quả của hai cuộc chiến tranh và tình trạng trì trệ trong một thời gian dài nên kết cấu hạ tầng kinh tế của Việt Nam rất yếu kém, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm thu hút và sử dụng các nguồn vốn vào phát triển kết cấu hạ tầng.

Việc tận dụng ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hợp lý và cần thiết bởi vốn ODA có đặc điểm là có ân hạn, lãi suất vay ưu đãi và thời gian vay có thể lên tới 20-30 năm. Nguồn ODA có tác động lớn đến các dự án có thời hạn thu hồi vốn dài, đặc biệt hiện đại hóa hạ tầng cơ sở về đường giao thông, sân bay, năng lượng… Nó góp phần giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế về hoàn thiện thể chế và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Các ngành được tập trung đầu tư mạnh là: điện, nước, bưu chính viễn thông…, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

Thực tế đã có nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn được hoàn thiện trong những năm qua nhờ vào nguồn vốn ODA, như dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên hay dự án cầu Nhật Tân. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, nguồn vốn nước ngoài được thu hút và đầu tư vào ngành giao thông vận tải hiện chiếm gần 32% tổng chi đầu tư vào ngành giao thông vận tải, trong đó, ODA chiếm 28% và còn lại là FDI (số liệu ước tính, chưa được thống kê đầy đủ, chiếm khoảng 4%).

Vốn ODA tập trung bố trí phần lớn cho lĩnh vực hạ tầng đường bộ (cao tốc, quốc lộ, cầu lớn, đường tỉnh, giao thông nông thôn), một phần cho lĩnh vực hạ tầng cảng hàng không, hạ tầng hàng hải, hạ tầng đường thủy, hạ tầng đường sắt (tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị).

Vốn nước ngoài sử dụng cho đầu tư hạ tầng giao thông (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) bình quân hằng năm ở các giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010 và 2011 - 2014 liên tục tăng, tương ứng từ 6 nghìn tỷ đồng lên 12 nghìn tỷ đồng và 37 nghìn tỷ đồng (khoảng 381, 634 triệu và 1,65 tỷ USD) [45].

Bằng việc nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế cho lĩnh vực giao thông vận tải và tăng cường quản lý cho từng cấp, từng ngành, các nguồn vốn đã góp phần to lớn trong sự tăng trường của ngành giao thông thời gian qua, tăng đáng kể năng lực vận tải và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, tăng cường liên thông, liên kết giữa các vùng kinh tế.

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn là rất lớn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một trong những tác nhân kinh tế quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của nước ta. Đã có những giai đoạn kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các nguồn vốn cũng bị cắt giảm. Tuy nhiên kể từ năm 2011 trở lại đây, các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam như FDI, ODA… liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam trong thời gian gần đây phần lớn vẫn tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng điện tử. Dòng vốn ODA vẫn tập trung vào các công trình về xây dựng hạn tầng xã hội như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… Tuy nhiên, đối với dòng vốn ODA, chúng ta phải có những điều chỉnh thích hợp trong việc chọn lọc các dự án, bởi vì nếu như cách đây 30-40 năm, lãi suất cho vay các dự án ODA chỉ từ 0,7-0,8% thì dự kiến đến hết tháng 7-2017, Việt Nam phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường, lãi suất cao hơn. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên 2-3,5%.

- Giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động

Nguồn vốn FDI ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam qua chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị kinh doanh hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực. Chẳng hạn, nguồn nhân lực sản xuất các loại linh kiện

điện tử cao cấp của Việt Nam được đào tạo thông qua các dự án của các tập đoàn như Intel (Hoa Kỳ), Sam Sung (Hàn Quốc)…

Theo tính toán ở các nước đang phát triển FDI tạo ra 12 triệu việc làm chiếm 2% lực lượng lao động cộng thêm với 12 triệu lao động gián tiếp nữa làm cho tỷ lệ này tăng lên 4%.

Ở nước ta, vốn FDI có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 20%) và đóng góp gần 70% kim ngạch xuất khẩu, giúp nâng cao tay nghề lao động, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao tạo việc làm cũng như cải thiện thu nhập cho người lao động.

Các chuyên gia kinh tế thừa nhận, khu vực FDI đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ hai dự án của Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên đã tạo động lực tăng trưởng cho các tỉnh phía Bắc.

Nhìn chung, FDI vẫn là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần gia tăng tiềm lực cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ 1 dự án như Samsung Thái Nguyên đã thu hút hơn 200.000 lao động, đây là con số khổng lồ. Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm vài trăm hécta đất, nếu để đồng hoang vẫn được nhưng hàng triệu lao động sẽ không có việc làm, với mức thu nhập bình quân 5 - 10 triệu đồng/tháng.

* Hạn chế:

- Công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn vay còn nhiều thiết sót

Nhiều vấn đề tồn tại gây bức xúc là tiến trình giải ngân vốn chậm mà nguyên nhân trong đó là hệ thống hạ tầng như giao thông, cảng biển, thông tin liên lạc, nguồn nhân lực… còn bất cập, làm hạn chế khả năng tiếp nhận lượng vốn đầu tư; bộ máy hành chính còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chưa chuyển kịp với tốc độ tăng rất mạnh nguồn vốn đầu tư; việc bàn giao mặt bằng chậm, chẳng hạn, có những dự án nhà đầu tư phải chờ đợi từ 5-10 năm mới được giao mặt bằng để xây dựng nhà máy.

Hoạt động xúc tiến đầu tư vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập. Nội dung xúc tiến đầu tư mới chỉ dừng lại ở quảng bá, giới thiệu tiềm năng, mà chưa đề ra được một chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và có chiều sâu; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp, trình độ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc trực tiếp; kinh phí thiếu; thông tin quảng bá đơn điệu, chậm được cập nhật; tính chủ động trong xúc tiến đầu tư còn yếu, bị động, vẫn còn nặng tâm lý chờ nhà đầu tư đến thay vì chủ động tìm kiếm, tiếp xúc, chào mời.

Thẩm quyền của cơ quan xúc tiến đầu tư còn mờ nhạt; mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư như hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, có nơi cơ quan xúc tiến đầu tư thuộc ủy ban nhân dân tỉnh hoặc văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; có nơi lại thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công Thương hay sở Ngoại vụ. Điều này gây khó khăn cho việc phối hợp của cơ quan xúc tiến đầu tư với các sở, ngành, cũng như triển khai hoạt động liên kết xúc tiến đầu tư liên vùng.

Do thiếu một định hướng tổng thể với tầm nhìn dài hạn làm cơ sở nên việc huy động và sử dụng các nguồn vốn trong những năm qua đã bộc lộ một số hạn chế trong việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả hơn; các dự án thiếu tính cạnh tranh nên chi phí đầu tư thường tăng rất nhiều so với dự toán ban đầu; do dễ tiếp cận và trách nhiệm của người vay không cao nên các dự án có nguy cơ quản lý kém, nảy sinh nhiều bất cập.

Việc quản lý vốn còn chồng chéo về cả khung pháp lý và trách nhiệm thực tế. Cơ chế quản trị việc sử dụng nguồn vốn còn bất cập nên đã xảy ra tình trạng lãng phí và tham nhũng. Vai trò giám sát, quản lý nhà nước của các bộ, ngành ở một số dự án sử dụng vốn còn hạn chế do chất lượng nhân sự không ổn định.

- Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả phổ biến

Hiện nay, với số vốn đăng ký bình quân mỗi dự án xấp xỉ 9 triệu USD, phần lớn các dự án FDI thời gian qua đều có quy mô nhỏ và vừa; các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ thấp. Các dự án FDI vào Việt Nam không đều trên các lĩnh vực, trong đó các dự án chủ yếu được đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, sân golf, nhà máy thép,… Đặc biệt việc tập trung vào bất động sản đã gây nên những cơn sốt “ảo”, tình trạng đầu cơ trên thị trường. Trong khi sự đầu tư vào các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến… nguồn vốn đầu tư FDI là chưa tương xứng.

Về lượng kiều hối, cơ quan quản lý cũng cho biết, hơn 70% kiều hối chuyển về “chảy” vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh; khoảng gần 22% đầu tư vào bất động sản và chỉ khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa.

Vấn đề nguồn vốn đang được sử dụng kém hiệu quả, thậm chí lãng phí là thực trạng nhức nhối, nổi cộm trong thời gian gần đây. Điển hình là Nhà nước ta đã đầu tư 8.100 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn hai, nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành, đầu tư vào Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá gần 7.000 tỷ đồng nhưng hiệu quả không cao, tính

đến ngày 31-3-2-15, tổng lỗ lên tới 1.732 tỷ đồng; đầu tư 667 triệu USD (khoảng 14.674 tỷ đồng) để xây dựng Nhà máy Đạm Ninh Bình nhưng lỗ liên tục, năm 2014 ước lỗ trên 500 tỷ đồng... Hàng loạt vụ việc được đưa ra xét xử bởi sự điều

Một phần của tài liệu LA_NguyenDieuLinh (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w