0
Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Định hướng phát triển kinh doanh hộ gia đình

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 65 -68 )

TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh hộ gia đình

Quan điểm, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030 của Huyện đã khẳng định:

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác mọi nguồn lực đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cường tích luỹ nội bộ nền kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

Để đảm bảo cho kinh doanh hộ gia đình phát triển đúng hướng, phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong thời gian tới kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành cần phát triển theo những hướng cơ bản sau:

3.1.1.1. Định hướng các hình thức tổ chức kinh doanh hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa

Thành tựu và đóng góp của kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên do quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp nên nhiều hộ kinh doanh chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình mà không thể có điều kiện tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tình trạng các hộ sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc vẫn còn phổ biến đã ảnh hưỏng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Vì vậy, để kinh doanh hộ gia đình phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của huyện; không có cách nào khác là cần khuyến khích các hộ chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Với đặc trưng của kinh doanh hộ gia đình bao gồm nhiều trình độ phát triển sản xuất, nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Vì vậy cần có sự tác động khác nhau đối với mỗi trình độ phát triển, mỗi loại hình sản xuất đó.

- Đối với bộ phận có tham gia sản xuất hàng hóa, cần có sự khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn của Nhà nước để bộ phận này phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng ở các vùng nông thôn có điều kiện cần khuyến khích các hộ phát triển kinh tế trang trại gia đình, ở thành thị cần khuyến khích phát triển kinh tế tiểu chủ.

- Đối với bộ phận kinh doanh hộ gia đình tự cung tự cấp, Nhà nước cần hướng dẫn và giúp đỡ họ từng bước phát triển sản xuất hàng hóa bằng chính nội lực và điều kiện của mình. Bộ phận này thường phân bố ở các vùng hẻo lánh, xa trung tâm huyện, thị trấn, nên việc cải thiện hệ thống giao thông, phát triển thông tin, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, xã hội và nâng cao trình độ dân trí... là những tác động gián tiếp, song rất thiết thực đối với việc phát triển kinh tế của các hộ này để từng bước giúp họ đi lên sản xuất hàng hóa, phá vỡ thế tự cấp, tự túc đã tồn tại trong các hộ từ nhiều năm nay.

3.1.1.2. Phát triển kinh doanh hộ gia đình phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của huyện Núi Thành nói chung, kinh doanh hộ gia đình nói riêng đã cho ta thấy bức tranh chung nền kinh tế của huyện.

Trong giai đoạn 2015-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 22,4%. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 70.790 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2017; tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp chiếm hơn 95% trong tổng giá trị sản xuất. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 11.126 tỷ đồng, cao hơn 40% so với năm 2017.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020 đặt ra, cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh chuyển sang phát triển sản xuất hàng hóa, giúp đỡ các hộ nông dân chuyển sản xuất nông nghiệp sang ngành công nghiệp dịch vụ, theo đó cơ cấu lao động cũng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực đó.

3.1.1.3. Phát triển đa dạng hóa ngành nghề trên cơ sở chú trọng phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và thương nghiệp bán lẻ

Phương hướng trong thời gian tới kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành cần tập trung phát triển trong các ngành nghề sau:

- Đối với ngành nông nghiệp: Tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nông dân đầu tư phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây cho năng suất cao hơn như: cây dược liệu, dưa sa lát xuất khẩu,... Khuyến khích các hộ nông dân tích tụ vốn, đất đai, mở rộng quy mô sản xuất thành kinh tế trang trại gia đình. Khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các hộ kinh doanh trong nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh tập trung nhằm cung cấp khối lượng lớn hàng nông sản cho công nghiệp chế biến, làm cơ sở thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển.

- Đối với ngành thủy sản: Gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó phát triển chính ở các xã: Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang và một phần Tam Nghĩa.

- Đối với ngành công nghiệp: Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản quy mô hộ, nhóm hộ trong các lĩnh vực như: xay xát, gia công chế biến lương thực thực phẩm. Từng bước hình thành các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất lớn. Công nghiệp chế biến phát triển không những góp phần đẩy mạnh các mặt hàng nông sản chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp, tháo gỡ những bế tắc trong việc tìm

kiếm thị trường tiêu thụ hàng nông, thuỷ sản của kinh doanh hộ gia đình.

- Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Cần tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, thúc đẩy các hộ kinh doanh thương mại phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt cũng như đến tận các ngõ ngách của từng địa phương, từng xã, nhất là các vùng ở xa trung tâm huyện, thị trấn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 65 -68 )

×