Cơ sở vật chất và ngân sách trong hoạt động quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 31 - 33)

Đây là một yếu tố có tính ảnh rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh doanh hộ gia đình. Hiện nay các cơ sở vật chất đảm bảo chưa đồng bộ, chưa được đầu tư đúng hướng cho các hoạt động quản lý nhà nước. Nguồn ngân sách bố trí thực hiện công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế do phải gồng gánh số lượng biên chế hiện tại của nhà nước lớn, các hoạt động an sinh xã hội... Do dó, mức độ đầu tư chưa cao so với mặt bằng phát triển chung và tạo ra những bất cập trong công tác quản lý nhà nước cho các hoạt động kinh tế xã hội. Điều này tạo ra những tiêu cực nhất định ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong việc xây dựng hành lang pháp lý.

Kết luận Chương 1

Kinh doanh hộ gia đình ở Việt Nam ra đời là kết quả của chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hộ gia đình kinh doanh đã nhanh chóng từng bước khẳng định khả năng bức phá và tính ưu việt của mình xuất phát từ những đặc điểm pháp lý mà pháp luật quy định.

Kinh doanh hộ gia đình bao gồm những đơn vị kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất vào hoạt động dựa vào sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Những đóng góp của kinh doanh hộ gia đình vào sự phát triển kinh tế nói chung ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh hộ gia đình chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Chính vì vậy, để phát huy vai trò của bộ phận kinh tế này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tăng cường những chính sách, chủ trương tạo điều kiện, khuyến khích, giúp đỡ và hỗ trợ kinh doanh hộ gia đình để trong tương lai có thể khai thác và sử dụng những nguồn lực nội tại để nó phát triển tương xứng với những tiềm năng vốn có.

Nhà nước cần phải đảm bảo hài hòa giữa tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước với việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh của kinh doanh hộ gia đình nói riêng, các thành phần kinh tế khác nói chung. Do đó, phải tạo ra môi trường kinh doanh một cách bình đẳng, lành mạnh, thông thoáng cho các hoạt động kinh tế, nhưng quản lý nhà nước không được buông lỏng. Vì vậy, quản lý nhà nước hiệu quả sẽ điều tiết các lợi ích trong nền kinh tế, vừa tạo điều kiện cho các Hộ kinh doanh kinh doanh hiệu quả, vừa tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với Hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w