Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, các chương trình phát triển hộ gia đình kinh doanh, tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 71)

TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1.Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, các chương trình phát triển hộ gia đình kinh doanh, tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh hộ gia đình.

gia đình kinh doanh, tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh hộ gia đình.

Giải pháp về hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, các chương trình phát triển hộ gia đình kinh doanh, tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh hộ gia đình trước tiên là phải tiến tới ban hành một luật doanh nghiệp chung thống nhất tạo khung khổ pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể như: Cải cách hành chính trong các khâu cấp phép, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, nhưng mới chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp trong khi chưa có cơ chế, chính sách cụ thể đối với hộ kinh doanh cá thể. Bộ máy quản lý Nhà nước ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là tình trạng thiếu chuyên nghiệp của một số cán bộ, công chức nhà nước… khiến cho hoạt động sản xuất cá thể gặp không ít khó khăn, phiền hà. Cần quy định chặt chẽ về các điều kiện sản xuất kinh doanh cũng như cần thường xuyên kiểm tra theo từng loại hình kinh doanh nhất là các loại hình kinh doanh có điều kiện như: Bán thuốc, khám chữa bệnh, Karaoke, xăng dầu… theo dõi biến động của thị trường, từ đó giải quyết các vấn đề vướng mắc. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tránh để các hộ làm chiếu lệ hay quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho nhân dân.

Thứ hai, cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay. Các chính sách vay vốn cũng cần phù hợp với ngành nghề kinh doanh và linh hoạt về thời gian vay cũng như các tài sản thế chấp. Có như vậy các cơ sở kinh doanh cá thể mới có

cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập kinh tế râu rộng như hiện nay, việc sản xuất với quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết như các hộ kinh doanh cá thể hiện nay sẽ rất khó cạnh tranh. Do vậy, cần có sự liên kết giữa các cơ sở kinh doanh cá thể với nhau thành các hội nghề nghiệp, hay các Hợp tác xã nghề nghiệp, cũng như giữa chính các cơ sở kinh doanh cá thể với thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên khuyến khích các cơ sở kinh doanh cá thể có đủ điều kiện thì nên chuyển đổi mô hình hoạt động với quy mô lớn hơn, các nguồn lực tài chính cũng phong phú và dồi dào hơn.

Thứ tư, từ góc độ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, các chủ cơ sở cá thể cũng cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống, nhanh chóng tiếp cận và nâng cao trình độ quản lý nói chung và quản trị tài chính nói riêng, mạnh dạn trau dồi và trang bị các công cụ quản lý, công nghệ mới chuyên nghiệp hơn giúp ra các quyết định đầu tư tốt hơn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh rõ ràng, chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, tiếp cận với các mô hình quản lý tài chính tiên tiến để áp dụng thành công cho chính các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Về phía Chính quyền, cần hỗ trợ tìm kiếm đầu ra bằng hướng dẫn để các cơ sở liên doanh, liên kết từ khoa học công nghệ cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho một số mặt hàng công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: Đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, đúc đồng, đúc nhôm, sản xuất giấy… trong đó Nhà nước là bà đỡ trong việc hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và trình độ quản lý cho chủ cơ sở và người lao động bằng cách mở các lớp đào tạo quản lý, đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động phổ thông, đối tượng lao động chính của các cơ sở. Giải pháp này giúp nâng cao tay nghề, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Năm là, Nhà nước cần tạo điều kiện để các hộ sản xuất kinh doanh có mặt bằng để ổn định sản xuất, nhất là các ngành nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống cần quy hoạch theo vùng xa khu dân cư như: Xây dựng

các Cụm công nghiệp làng nghề tập trung, chợ đầu mối… để tránh gây ô nhiễm môi trường, các chủ cơ sở cũng cần được trang bị kiến thức và cũng như các biện pháp nhằm giảm thiếu tác động tới môi trường xung quanh. Có thể khẳng định, các cơ sở kinh tế cá thể của huyện Núi Thành trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh về số lượng, lớn mạnh về quy mô và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo sự ổn định về trật tự an ninh xã hội. Song để mô hình kinh tế này phát triển một cách bền vững và hiệu quả huyện Núi Thành vẫn cần thực hiện nhiều giải pháp như: Tạo điều kiện về vốn, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tạo sự liên kết giữa các cơ sở SXKD với nhau, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã kiểu dáng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi… với các giải pháp như trên nếu được triển khai đồng bộ các cơ sở kinh tế cá thể của huyện Núi Thành sẽ ngày càng phát triển và đóp góp tích cực vào thành công chung về kinh tế - xã hội cho tỉnh và sớm đưa huyện Núi Thành trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh như Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Trang 69 - 71)