TỈNH QUẢNG NAM
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành trong những năm vừa qua mới chỉ phát triển theo bề rộng mà chưa theo chiều sâu. Biểu hiện ở chỗ: Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất nhưng phần lớn là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh kém. Một mặt do thời gian khôi phục và phát triển chưa nhiều, tiềm lực về vốn còn yếu nên các cơ sở ít có điều kiện tự nâng cấp công nghệ. Mặt khác, do hoạt động đầu tư của kinh doanh hộ gia đình có tính ngắn hạn, ít chú trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, tập trung chủ yếu vào những ngành nghề đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, nên nhu cầu nâng cấp kỹ thuật chưa trở thành bức thiết đối với họ.
Một là, một trong những hạn chế điển hình của kinh doanh hộ gia đình là quy mô nhỏ:
Về quy mô lao động: Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có số lượng lao động rất ít (bình quân 2 lao động/1 cơ sở). Đối với các hộ gia đình trong nông nghiệp số này nhiều hơn hộ gia đình phi nông nghiệp.
Về quy mô vốn: Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có quy mô vốn đầu tư thấp và ít vốn. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp (chủ yếu trong nông, lâm, thuỷ sản) hoạt động kinh tế chỉ mới qua mức tự cấp, tự túc, nên khó có thể xác định được khối lượng vốn đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của loại hình này. Nói chung các hộ trong nông nghiệp có lãi suất đầu tư thấp, giá trị gia tăng cũng thấp, thậm chí không có. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, số vốn bình quân một cơ sở thấp hơn nhiều so với vốn của các doanh nghiệp ở huyện Núi Thành.
Hai là, công nghệ sản xuất lạc hậu, lao động ở trình độ thấp, năng lực quản lý kém. Muốn đạt năng suất lao động cao, sản phẩm có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao thì một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định là hệ thống máy móc thiết bị phải được đổi mới (có công nghệ tiên tiến, hiện đại), đồng thời đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Mặc dù nhận thức được rất rõ vấn đề đó, nhưng hiện nay do quy mô nhỏ, thiếu vốn nên nhiều chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể rơi vào tình thế “lực bất tòng tâm”, “cái khó bó cái khôn”. Do vậy, đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể vẫn phải sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu, chắp vá, chậm đổi mới, thậm chí dùng những máy móc đã thanh lý của các doanh nghiệp nhà nước.
Các hộ gia đình sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ biến. Cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 20%. Đây cũng là thực trạng chung của cả nước đối với bộ phận kinh tế này.
Cũng chính do máy móc, thiết bị lạc hậu đã dẫn đến hậu quả: trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể đã gây ô nhiễm môi trường mà không đủ sức tự mình xử lý được. Đây cũng là một hạn chế của kinh doanh hộ gia đình đòi hỏi bản thân các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và các cấp chính quyền tỉnh cần sớm khắc phục.
Sự yếu kém của kinh doanh hộ gia đình không chỉ thể hiện ở máy móc, công nghệ lạc hậu mà cả ở trình độ lao động của bộ phận kinh tế này.
Lao động trong các hộ kinh doanh chủ yếu là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo. Phần lớn lao động này được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”. Số lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất ít. Lao động trình độ thấp đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm của bộ phận kinh tế này.
Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các chủ hộ còn rất non kém, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đều thiếu kiến thức cần thiết về nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ chuyên ngành, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Hầu hết các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chưa qua đào tạo chuyên môn về quản lý, chủ yếu họ quản lý theo kinh nghiệm của bản thân và gia đình, do đó chất lượng quản lý
thấp. Chính vì vậy, họ chưa có được định hướng chiến lược lâu dài trong sản xuất kinh doanh, chưa dám mạo hiểm đầu tư mở rộng và rất sợ rủi ro.
Ba là, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh rất thấp, sức cạnh tranh hàng hoá kém, bởi vì hạn chế về năng lực sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp:
Do sản xuất phân tán, manh mún, các hộ nông dân vẫn coi đất đai là yếu tố rất cơ bản để tồn tại và quyết định đời sống, mặt khác sản xuất nông nghiệp còn nặng về sản xuất lương thực nhằm trước hết là ổn định đời sống cho gia đình, sau đó mới nghĩ đến tiêu thụ sản phẩm ra bên ngoài. Do đó, phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính tự giải quyết các nhu cầu của mình để tồn tại hơn là phát triển. Cách thức sản xuất này không thích hợp với nền sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, không xuất phát từ thị trường, cùng với quy mô nhỏ lẻ đã dẫn đến giá trị sản phẩm hàng hoá thấp và kém chất lượng, giá trị ngày công lao động nông nghiệp chỉ bằng 2/3 giá trị ngày công của các ngành nghề khác.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp:
Các đơn vị công nghiệp hộ gia đình ở huyện Núi Thành chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thủ công nghiệp, ví dụ: đồ gỗ, mộc dân dụng... nhưng chỉ cung cấp được cho nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện, tỉnh, ít có sản phẩm xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu (dệt may, gạch ốp lát, nước khoáng,...) lại thuộc về các doanh nghiệp. Do các cơ sở công nghiệp cá thể quy mô vốn quá nhỏ, công nghệ lạc hậu nên không thể sản xuất được một khối lượng hàng hoá lớn hơn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Do đó, năng lực sản xuất của công nghiệp cá thể tuy cao hơn các hộ gia đình trong nông nghiệp nhưng còn rất hạn chế so với các thành phần kinh tế khác trên địa bàn huyện. Vì vậy hàng hoá không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
Hoạt động thương mại, dịch vụ của kinh doanh hộ gia đình chủ yếu là bán lẻ hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân. Huyện Núi Thành, có diện tích tự nhiên là 53.303 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 8.631 ha, với 71,1 % số lao động sản xuất
nông nghiệp. Là huyện đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tỷ trọng nông nghiệp cao chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, quá trình công nghiệp và đô thị hoá phục vụ cho sự phát triển của Khu KTM Chu Lai tăng nhanh trong những năm qua. Mặt khác, phần lớn là sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm là chủ yếu, sức mua của nhân dân thấp nhất so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Miền Trung và nhiều tỉnh trong cả nước.
2.4.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh doanh hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế làm cho nó chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân của những hạn chế khó khăn đó là:
* Nguyên nhân chủ quan
- Kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành được hình thành từ một huyện thuần nông, lại mới được khôi phục và phát triển trong những năm đổi mới. Vì vậy điểm xuất phát thấp, không có những cơ sở vật chất lớn, hiện đại. Đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn ít không đủ sức đầu tư đổi mới công nghệ, nên sản phẩm làm ra kém chất lượng, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
- Bản thân các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể vẫn còn tâm lý mặc cảm, e dè, chưa phát huy được tính tích cực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành vẫn còn mang tính tự phát mạnh ai nấy
làm, phát triển thiếu định hướng, không có tầm chiến lược lâu dài, thiếu sự hỗ trợ phối hợp lẫn nhau giữa các hộ kinh doanh cũng như với các doanh nghiệp, do đó không tạo được sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng cơ sở. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trong những năm qua kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, tiềm lực chưa mạnh, khả năng kinh doanh, hợp tác và vươn ra thị trường nước ngoài còn rất hạn chế.
Hiện nay có 5 rào cản từ phía cơ chế chính sách đang hạn chế sự phát triển của kinh doanh hộ gia đình:
Thứ nhất, một thời gian dài trước đây, Đảng và nhà nước ta đã không chủ trương khuyến khích phát triển kinh doanh hộ gia đình, bởi vậy việc tích luỹ vốn, trau dồi kinh nghiệm kinh doanh rất hạn chế. Khi chuyển sang nền KTTT, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, ban hành Luật doanh nghiệp nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho khu vực kinh doanh hô gia đình phát triển, hâm nóng lại môi trường đầu tư trong nhân dân và khu vực kinh tế dân doanh. Nhưng bộ máy nhà nước và công chức chuyển không kịp, cụ thể: các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể theo yêu cầu thực tiễn phát triển nhanh chóng, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước lại chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu và kịp thời theo sự phát triển của nó, dẫn tới quản lý nhà nước chưa theo kịp với thực tiễn.
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với khu vực kinh doanh hộ gia đình chưa chặt chẽ và không rõ ràng. Bộ máy quản lý chưa được sắp xếp theo yêu cầu của thể chế mới, đang còn nhiều trường hợp trùng lắp, chồng chéo nhau trong quản lý giữa các phòng ban đối với kinh doanh hộ gia đình. Ví dụ: Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp, Phòng tài chính đều cùng chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh hộ gia đình nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính.
Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện nên đã tạo kẽ hở cho kinh doanh hộ gia đình vi phạm pháp luật, như: làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… phát huy những bản chất tư hữu vốn có của nó, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện cũng như đến lợi ích của người tiêu dùng và các đơn vị kinh doanh khác.
Thứ ba, còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà nên đã không khuyến khích được các hộ gia đình huy động nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nạn quan liêu giấy tờ với những thủ tục phiền hà, sách nhiễu dân của các cơ quan và công chức hành chính đã là rào cản, cản trở sự phát triển của kinh doanh hộ gia đình, làm nản lòng người muốn lập nghiệp.
thị trường, khoa học, công nghệ cho kinh doanh hộ gia đình còn thiếu và yếu kém. Về tài chính tín dụng: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của kinh doanh hộ gia đình rất khó khăn do thủ tục thể chấp vẫn chưa được giải quyết có lợi cho kinh doanh hộ gia đình. Thể chế tín dụng ngân hàng chưa làm được vai trò hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh doanh hộ gia đình phát triển.
Về chính sách thuế: Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, nhưng thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phải đóng quá nhiều loại thuế. Ví dụ: Một cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế lợi tức… Chính vì có nhiều loại thuế, nhiều mức thuế suất khác nhau đã tạo ra sự tuỳ tiện cho việc định mức thuế, gây khó khăn cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
Ngoài ra, nhà nước còn chưa quan tâm nhiều đến các tổ chức hỗ trợ thị trường, cụ thể là: các cơ quan thông tin đại chúng, các dịch vụ kế toán, các tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ khoa học công nghệ, các cơ sở đào tạo nghề và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho hộ kinh doanh còn thiếu và yếu.
Tóm lại, những hạn chế, khó khăn của kinh doanh hộ gia đình nêu trên do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan (từ sự quản lý của nhà nước trung ương và địa phương) và nguyên nhân chủ quan do trình độ của kinh doanh hộ gia đình. Tuy nhiên không thể quy hết nguyên nhân của mọi yếu kém, tiêu cực cho kinh doanh hộ gia đình, cũng như không thể xem đây là bản chất cố hữu của kinh doanh hộ gia đình không thể khắc phục được. Điều đó có nghĩa là: nếu chúng ta có những cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của kinh doanh hộ gia đình, chúng ta hoàn toàn có thể hướng kinh doanh hộ gia đình phát triển đúng định hướng XHCN, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, hạn chế những khiếm khuyết của thị trường, những khuyết tật của kinh doanh hộ gia đình, giữ vững ổn định chính trị xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Kết luận Chương 2
Chương 2 của Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động của các hộ kinh doanh gia đình ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và đi sâu phân tích hiện trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành giai đoạn 2015-2017. Hiện trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành được đánh giá theo năm nội dung cơ bản: Hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý; Quản lý nhà nước về số lượng hộ gia đình kinh doanh, số lao động và quy mô vốn của hộ gia đình kinh doanh; Quản lý nhà nước về thu thuế đối với kinh doanh hộ gia đình; Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động kinh doanh hộ gia đình; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với kinh doanh hộ gia đình.
Phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành đã cho thấy được những thành tựu và các hạn chế trong công tác này, từ đó tìm ra các mẫu thuẫn nội tại cần giải quyết. Từ các mâu thuẫn như vậy sẽ làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hộ gia đình ở huyện Núi Thành trong chương 3 Luận văn.
CHƯƠNG 3