TỈNH QUẢNG NAM
1.3.3. Quản lý nhà nước về thu thuế đối với kinh doanh hộ gia đình
Các hộ kinh doanh là đối tượng quản lý chủ yếu cả về mặt số lượng lẫn giá trị tiền thuế ở Chi cục Thuế huyện Núi Thành. Để đánh giá một cách toàn diện tình hình quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, ta đi sâu tìm hiểu các nội dung sau:
Phấn đấu đưa 100% đối tượng nộp thuế có thực tế kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về ĐTNT. Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản thông qua việc cấp mã số thuế, nhưng thực tế có những vướng mắc nhất định.
Thực trạng quản lý đối với hộ gia đình kinh doanh trên địa bàn huyện được thể hiện trên biểu số liệu sau:
Bảng 2: Thực trạng quản lý đối với hộ gia đình kinh doanh
Năm Số hộđiều tra thống kê Số hộ có mã số thuế
Số hộ quản lý Số hộ mới đưa vào quản lý Số hộ thu thuế môn bài Số hộ ghi thu GTGT + TNDN hàng tháng Hộ Thuế 2015 7.976 7.779 7.836 4.941 867 250.085.000 2016 8.003 7.956 7.950 4.983 843 148.000.000 2017 8.252 7.970 8.054 5.120 807 306.565.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015-2016-2017)
Những số liệu trong biểu trên cho thấy: Trong những năm qua Chi cục Thuế huyện Núi Thành đã có nhiều cố gắng trong quản lý số hộ kinh doanh, thể hiện: - Thông qua công tác cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh, hàng năm Chi cục đã
đưa thêm được nhiều hộ vào quản lý thu thuế:
+ Năm 2015, Chi cục đưa thêm 867 hộ, số thuế 250.085.000 đồng. + Năm 2016, Chi cục đưa thêm 843 hộ, số thuế 148.000.000 đồng. + Năm 2017, có 807 hộ được đưa thêm với số thuế 306.565.000 đồng.
Do đó số hộ có sản xuất kinh doanh được đưa vào diện quản lý thu thuế đều đã tăng qua các năm:
+ Năm 2016 tăng 177 hộ so với năm 2015.
+ Năm 2017 tăng 14 hộ so với năm 2016 và tăng 191 hộ so với năm 2015. - Số hộ kinh doanh đã quản lý thu thuế (thuế môn bài, thuế GTGT + TNDN) cũng
+ Số hộ thu thuế môn bài năm 2016 đã tăng 114 hộ so với năm 2015 và năm 2017 tăng 104 hộ so với năm 2016.
+ Số hộ ghi thu thuế GTGT + TNDN năm 2016 tăng hơn năm 2015 là 42 hộ, sang năm 2017 lại có 137 hộ tăng hơn năm 2016.
- Bên cạnh các nguồn thu có tính chất thường xuyên, cố định trên địa bàn, Chi cục cũng chú trọng đến công tác khai thác các nguồn thu khác như: thu cho thuê nhà, thuê cửa hàng, thu xây dựng ở trung tâm huyện … Trong năm 2017, Chi cục đã thu của 910 lượt hộ có nhà cho thuê để ở với số thuế 9.503.253.000 đồng; 401 lượt hộ kinh doanh vãng lai với số thuế 10.124.000 đồng, 20 hộ xây dựng nhà với số thuế 8.716.000 đồng …
Mặc dù vậy, công tác quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn còn thất thu lớn. Nhìn vào số liệu trong Bảng 2 ta thấy:
- Số hộ quản lý thu thuế môn bài chỉ bằng 80% - 81% số hộ thực tế kinh doanh, so với số hộ được cấp mã số thuế cũng còn chênh lệch lớn:
+ Năm 2015 chênh lệch là 743 hộ. + Năm 2016 chênh lệch tới 806 hộ. + Năm 2017 có chênh lệch là 716 hộ.
- Số hộ quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN hàng tháng của Chi cục cũng chỉ đạt 72% - 73% so với hộ quản lý môn bài.
- Trong khi đó, số hộ có thực tế kinh doanh nhưng chưa được cấp mã số thuế lại tương đối cao:
+ Năm 2015, số hộ chưa được cấp mã số thuế là 197 hộ.
+ Năm 2016, còn 47 hộ chưa được đưa vào diện quản lý thu thuế. + Năm 2017, số này là 282 hộ.
Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không chỉ gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của Nhà nước, tạo sự phiền hà, tuỳ tiện trong hành xử của cán bộ thuế và các đối tượng nộp thuế.
Hiện nay, quản lý nhà nước đối với hộ gia đình nghỉ kinh doanh cũng được Chi cục thuế đặc biệt chú trọng. Thực tế ở Chi cục thuế cho thấy thời gian qua các
hộ gia đình nghỉ kinh doanh vì các lý do như: nghỉ để chuyển hướng kinh doanh khác; nghỉ để sát nhập hoặc chia tách, nghỉ để di chuyển địa điểm khác; nghỉ do điều kiện kinh doanh gặp khó khăn và nghỉ vì những lý do khác. Thời điểm có nhiều hộ nghỉ nhất là dịp sau Tết nguyên đán do tình hình kinh doanh chững lại hay các hộ đi lễ hội dài ngày.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh 2016-2017 Năm Số lượt hộ nghỉ kinh
doanh được kiểm tra
Số hộ vi phạm Số tiền truy thu + phạt
2016 1.425 49 15.852.000
2017 2.814 25 59.085.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016-2017).
Như vậy, số hộ nghỉ kinh doanh tuy không đáng kể nhưng lại gây ra thất thu thuế, không đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hộ kinh doanh, không thực hiện được yêu cầu công bằng trong chính sách động viên, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.
1.3.3.2. Quản lý doanh thu:
Trong vấn đề doanh thu thì cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ gia đình, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng thu ngân sách. Doanh thu của các hộ gia đình kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ gia đình kinh doanh, đặc biệt hộ gia đình kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Hiện nay, ở Chi cục Thuế huyện Núi Thành, các hộ gia đình kinh doanh nộp thuế theo 2 phương pháp là: khoán ổn định và kê khai.
Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm: đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và Chi cục. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ
thuế, đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.
Các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ được nộp thuế tuỳ thuộc thực tế kết quả kinh doanh, không phải ấn định doanh thu tính thuế. Với loại hộ này, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải kê khai và xác định đúng số thuế phải nộp và chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế chỉ phải kiểm tra, giám sát quá trình ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ dùng làm căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh.
1.3.3.3. Đôn đốc thu nộp thuế
Đôn đốc thu nộp thuế là khâu thiết thực đem lại số thu thực tế cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Chi cục cũng coi đây là trọng tâm quản lý. hàng tháng, Chi cục chỉ đạo các đội thuế xã, chợ có trách nhiệm đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế đúng thời hạn, đảm bảo thu róc số thuế phát sinh, tối thiểu phải đạt 90% số cơ sở nộp đúng ngày ghi theo thông báo, số còn lại chậm nhất đến ngày 25 của tháng sau phải thu hết.
Toàn huyện hiện nay có 2.130 hộ nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc (chiếm 18,52% số hộ quản lý), số còn lại (81,48%) cán bộ thuế trực tiếp thu tiền và viết biên lai thuế. Với một số lượng lớn hộ nộp tiền thuế thông qua cán bộ thuế đó không chỉ ảnh hưởng đến quỹ thời gian để cán bộ thuế đi sâu quản lý mà còn dễ phát sinh tiêu cực như cán bộ thuế xâm tiêu tiền thuế …
Trên địa bàn huyện có 2 điểm thu của cơ quan Kho bạc là: - Trụ sở Chi cục Thuế Huyện Núi Thành.
- Trung tâm chợ của Huyện.
Bảng 4: Kết quả thu nộp thuế hộ kinh doanh cá thể
Năm Số thuế ghi thu Số thuế thựcnộp Tỷ lệnộp Số thuế nợđọng Tỷ lệnộp
2016 52.316.810.000 51.418.810.000 98,28% 898.000.000 1,72%2017 52.686.907.000 52.107.351.000 98,9% 579.556.000 1,1% 2017 52.686.907.000 52.107.351.000 98,9% 579.556.000 1,1%
Số liệu trong Bảng 4 cho thấy kết quả rất đáng ghi nhận của Chi cục trong việc đôn đốc thu nộp thuế: Số hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách rất cao (trên 98%) dẫn đến số thuế thực thu được đạt cao.
1.3.3.4. Triển khai kế toán hộ kinh doanh.
Thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ khoa học giúp cho hoạt động quản lý kinh doanh được thuận lợi. Về mặt quản lý nhà nước đã hạn chế dần tình trạng thất thu về thuế, từng bước tạo nguồn thu ổn định, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và sự cần thiết của công tác kế toán hộ, Chi cục Thuế huyện Núi Thành đã rất quan tâm và tích cực triển khai công tác này trong những năm qua.
Năm 2016 là năm trọng tâm triển khai công tác kế toán hộ. Chỉ tiêu Cục giao về việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán là 3.300 hộ, Chi cục đã thực hiện mở sổ sách cho 3.448 hộ - đạt 104,45%, trong đó có 3.280 hộ đã mở từ năm 2015, và 168 hộ mới phát sinh được mở thêm.
Năm 2017, Chi cục tiếp tục duy trì số hộ hiện đang thực hiện sổ sách kế toán và thường xuyên rà soát, phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn để đưa thêm số hộ phát sinh vào diện thực hiện sổ sách kế toán.
Bảng 5: Báo cáo thực hiện triển khai kế toán hộ năm 2017 Thực hiện năm 2016 Số hộ môn bài bậc 1, 2 năm 2017 Số hộ đã triển khai kế toán hộ đến nay Trong đó Hộ khấu trừ Hộ kê khai chênh lệch Hộ kê khai doanh thu Hộ khoán 3.448 3.816 3.766 53 242 1.706 1.765
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017)
Như vậy, năm 2017 số hộ triển khai kế toán tăng 368 hộ so với thực hiện năm 2016. Đối với các hộ mới phát sinh, Chi cục đã mời các hộ lên phổ biến về chế độ
kế toán hộ và làm thủ tục nhận sổ để thực hiện việc ghi chép. Đồng thời Chi cục đã lựa chọn cán bộ có trình độ nghiệp vụ xuống từng hộ để hướng dẫn thực hiện ghi chép sổ sách kế toán.
Công tác tuyên truyền phổ biến về mục đích, nội dung chế độ kế toán hộ gia đình kinh doanh theo nhưng quy định hiện hành của Bộ Tài chính được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thanh của các xã, do đó hộ gia đình kinh doanh dần dần ý thức được lợi ích của việc thực hiện chế độ kế toán, nộp thuế theo kê khai là công bằng, khoa học hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuế ít, không kinh doanh không nộp.
Thông qua thực tế, các hộ gia đình kinh doanh đã biết cách ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá.
Đặc biệt, do yêu cầu của việc thực hiện Luật thuế các doanh nghiệp đòi hỏi phải được xuất hoá đơn khi có quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã thúc đẩy hộ kinh doanh thực hiện tương đối tốt chế độ sổ sách kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ, góp phần chống thất thu thuế, các hộ kinh doanh đã tự kê khai doanh thu và thuế tăng nhiều so với trước đây.
1.4.4.Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động kinh doanh hộ gia đình
1.4.4.1. Cải cách hành chính
Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) của huyện Núi Thành tiếp tục có chuyển biến tích cực, thể hiện qua kết quả đạt được trên các lĩnh vực. Trước hết là công tác chỉ đạo điều hành trong thực hiện CCHC được Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện triển khai đồng bộ, từ việc xây dựng và ban hành kế hoạch, kiểm tra, đến việc tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của CCHC đối với sự phát triển chung của địa phương. Riêng trong năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về CCHC, trong đó xây dựng chuyên mục CCHC phát trên sóng Đài Truyền thanh - truyền hình Núi Thành vào sáng và chiều thứ Hai hằng tuần, đăng nhiều tin bài trên Cổng thông tin điện tử huyện và cộng tác tích cực trên báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam...
Đến cuối năm 2017, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có 8.252 hộ gia đình kinh doanh. Các hộ gia đình kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh tại Phòng Kinh tế, UBND huyện. Phòng Kinh tế có 01 bộ phận thực hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi về hộ với 3 cán bộ bao gồm 1 biên chế và 2 hợp đồng.
Tại mỗi xã, thị trấn (huyện có 17 xã, thị trấn) có 01 cán bộ kiêm nhiệm hoặc 01 cán bộ hợp đồng làm việc bán thời gian theo dõi về hộ gia đình kinh doanh. Khi hộ muốn đăng ký hoạt động thì sẽ khai hồ sơ tại xã, thị trấn. Sau khi nhận hồ sơ, xã sẽ gửi huyện để đề nghị cấp giấy đăng ký kinh doanh cho hộ.
Việc quản lý đối với hộ gia đình kinh doanh được thực hiện như sau:
- Xã có trách nhiệm theo dõi, nắm thông tin và tham gia phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các hộ gia đình kinh doanh trên địa bàn. Thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của hộ được xã, thị trấn cập nhật qua qua báo cáo của hộ gia đình kinh doanh. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm, xã có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn xã để báo cáo Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê huyện.
- Trên cơ sở các báo cáo của các xã, thị trấn trong huyện và báo cáo của Chi cục Thuế, Phòng Kinh tế có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn huyện để báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và các sở ban ngành có liên quan.
- Định kỳ hàng năm (01/10 hàng năm), huyện tiến hành điều tra mẫu đối với hộ cá thể qua chương trình chọn mẫu. Định kỳ 5 năm sẽ điều tra tổng mẫu.
- Hiện tại việc quản lý đối với các hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do: (i) lực lượng cán bộ quá mỏng nên chưa đủ năng lực để quản lý, giám sát một số lượng hộ kinh doanh quá lớn (trên 08 ngàn hộ) trên địa bàn; (ii) năng lực của đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.4.4.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến hoạt động kinh doanh hộ gia đình
hoạt động kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn, chính quyền huyện Núi Thành đã không ngừng đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình kinh doanh hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời gian qua. Cụ thể:
Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành đã tăng cường công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành