Dữ liệu Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG (Trang 25 - 32)

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng thông tin dữ liệu môi trường

2.5 Dữ liệu Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Đây là dữ liệu phức tạp với nhiều loại dữ liệu và được quản lý ở nhiều Bộ/ngành khác nhau, bên cạnh đó nhiều loại dữ liệu chưa được cơng bố, thậm chí có cả các loại dữ liệu được coi là dữ liệu mật.

Theo Luật BVMT năm 2014; Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2017 về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm:

1) Dữ liệu trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, gồm các loại dữ liệu:

- Dữ liệu hiện trạng nguồn TNTN và đa dạng sinh học Dữ liệu hiện trạng nguồn TNTN và đa dạng sinh học, tài liệu gồm: Các hệ sinh thái (trên cạn, vùng cửa sơng, các hệ sinh thái biển, …); tình trạng bảo tồn; trữ lượng sinh khối, danh mục nguồn gen, ….

- Dữ liệu về điều tra sử dụng TNTN và đa dạng sinh học: Hồ sơ điều tra (sơ đồ vị trí khu vực điều tra, khai thác; đơn vị cấp phép; đơn vị khai thác, sử dụng); trữ lượng khai thác; tiềm năng kinh tế, ...

- Dữ liệu về quy hoạch TNTN và đa dạng sinh học: các báo cáo; các bản đồ, sơ đồ vùng quy hoạch; các thông tin về đơn vị quy hoạch, …

Các dữ liệu trên được lưu trữ dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu dưới dạng harcopy, do đó cần số hóa để đưa vào cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu về khơng gian đã được số hóa, tuy nhiên dữ liệu số chưa đồng bộ, đa phần dữ liệu dạng *dgn dưới dạng các mảnh theo phân mảnh bản đồ địa hình hoặc dạng *tab, shap, chưa có CSDL thống nhất đồng bộ.

Về mặt quản lý dữ liệu: về mặt tổng thể do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, tuy nhiên theo loại dữ liệu được phân cấp các đơn vị trực thuộc Bộ.

Với dữ liệu về đa dạng sinh học: chức năng do Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường quản lý.

Dữ liệu đa dạng sinh học Biển, hải đảo: chức năng do Tổng cục Biển và Hải đảo, dưới tổng cục là các Cục (Cục khai thác và sử dụng tài nguyên Biển và Hải Đảo, tiếp đố là các Trung tâm như Trung tâm điều tra, quy hoạch tài nguyên và mơi trường Biển và Hải Đảo, ….)

Ngồi ra, một lượng lớn các thông tin, dữ liệu về tài nguyên, đa dạng sinh học được thực hiện trong đề án 47, phần lớn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, …

2) Dữ liệu về bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên Rừng

Dữ liệu về bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng trực thuộc quản lý của Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT. Theo đó, dữ liệu về tài nguyên rừng gồm:

- Dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng, gồm các tài liệu về bản kế hoạch phát triển rừng hàng năm, và theo từng giai đoạn với các thông tin về đơn vị phê duyệt; quyết định phê duyệt; các chỉ tiêu phát triển rừng.

- Dữ liệu về hoạt động cho thuê rừng cho tổ chức; cho thuê rừng cho cá nhân, hộ gia đình; hạn mức cho th rừng; loại hình rừng cho th; chuyển mục đích sử dụng, thu hồi rừng,…

- Dữ liệu về lớp phủ rừng gồm các thơng tin loại rừng, diện tích, thành phần lồi, trữ lượng, tỷ lệ che phủ rừng ...).

- Dữ liệu bảo vệ, phát triển rừng gồm các tài liệu về cháy rừng; phá rừng; rừng trồng; rừng bảo vệ; và hoạt động giám sát rừng (loại rừng, diện tích, khu vực, thời gian, nguyên nhân, cấp quản lý,…)

Toàn bộ các dữ liệu đều được gắn với đối tượng không gian được thể hiện trên bản đồ hoặc sơ đồ; các dữ liệu ảnh vệ tinh, … Các dữ liệu trên được quản lý đồng bộ, theo chuỗi thời gian, có CSDL độc lập phục vụ cơng tác quản lý của ngành.

Ví dụ loại dữ liệu liên quan đến dữ liệu về bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên Rừng

3) Dữ liệu bảo vệ mơi trường trong điều tra cơ bản, thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Theo loại hình tài nguyên thiên nhiên, dữ liệu gồm:tài nguyên đất; tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước dưới đất; tài nguyên nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh học. Các loại tài nguyên trên được quản lý tại chính tại 03 đơn vị chức năng là Cục Quản lý Tài nguyên nước; Tổng cục Khoáng sản và Địa Chất và Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh Học. Ngoài ra Tổng cục Biển và Hải Đảo; Tổng cục Thủy Sản; Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cũng thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi quản lý.

Như vậy, đối với dữ liệu bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và đa dạng. Đây là một trong những loại dữ liệu có mức độ khó khăn cao về mặt thiết kế mơ hình dữ liệu và quản lý dữ liệu.

Mặc dù về loại hình dữ liệu đa dạng, song về mặt cấu trúc chung, dữ liệu bảo vệ mơi trường trong điều tra cơ bản, thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gồm các tập tài liệu sau:

- Dữ liệu hồ sơ tài nguyên thiên nhiên: gồm các hồ sơ lưu trữ về loại hình tài ngun thiên nhiên hiện có là cơ sở để khai thác, thăm dò và giám sát khi có yêu cầu, có thể là tập báo cáo; các bản đồ, sơ đồ; các biểu thống kê, …dưới dạng hồ sơ số; bản harcopy và được quản lý hệ thống qua các năm.

Dữ liệu chung về thăm dị khống sản

➢ Đặc điểm địa lý tự nhiên-kinh tế nhân văn

- Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế, nhân văn.

➢ Lịch sử nghiên cứu

- Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dị. Thơng tin về các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản khoáng sản trong khu vực.

- Các kết quả nghiên cứu, điều tra, thăm dị khống sản liên quan đến diện tích lựa chọn thăm dị khống sản.

- Sơ đồ lịch sử nghiên cứu.

➢ Đánh giá hiện trạng, kết quả nghiên cứu khu vực thăm dò

- Hiện trạng mức độ đầu tư, khai thác trong khu vực thăm dò.

- Đánh giá hiệu quả các phương pháp, chất lượng tài liệu và khả năng sử dụng tài liệu địa chất đã có cho cơng tác thăm dị.

Dữ liệu về đặc điểm địa chất khoáng sản

- Đặc điểm địa chất vùng: Đặc điểm địa tầng, kiến tạo, magma, khống sản có trong vùng xung quanh khu vực thăm dị. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khống sản, báo cáo kết quả thăm dị khống sản (Báo cáo địa chất);

- Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực thăm dò

- Đặc điểm địa chất, chất lượng, quy mơ, nguồn gốc khống sản trong khu vực thăm dò.

- Mức độ nghiên cứu từng thân khoáng sản. Hồ sơ khu vực dự trữ tài nguyên khống sản quốc gia, khu vực có khống sản phân tán nhỏ lẻ; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực có khống sản độc hại; Kết quả thống kê; kiểm kê trữ lượng tài nguyên khoáng sản

- Bản đồ (sơ đồ): vị trí giao thơng, địa chất vùng, địa chất khống sản khu vực thăm dị, sơ đồ bố trí cơng trình và lấy mẫu dự kiến. sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao. Mặt cắt địa chất, khống sản thiết kế cơng trình thăm dị. Các bản vẽ bình đồ, mặt cắt dự kiến tính trữ lượng khống sản.

- Dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: dữ liệu này được điều tra, đánh giá hàng năm được báo cáo về cơ quan quản lý theo kỳ báo cáo. Đây là dữ liệu đã có cấu trúc dữ liệu.

- Dữ liệu về môi trường khu vực khai thác: thông thường là các Báo cáo ĐTM và các dữ liệu về hoạt động đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại khu vực khai thác, thường đối với dữ liệu trên dạng harcopy.

4) Dữ liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dị, khai thác và chế biến khống sản

Tương ứng với mỗi hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản là các hồ sơ bảo vệ mơi trường liên quan, ở khía cạnh báo cáo khơng xem xét các loại dữ liệu riêng, chuyên ngành mà đề cập đến loại dữ liệu, cấu trúc dữ liệu chung, thống nhất. Xét về mặt tổng thể, dữ liệu môi trường quan trọng nhất cần quản lý trong CSDL đối với hoạt động trên là các yêu cầu bảo vệ môi trường đã được lập trong báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch BVMT hoặc cam kết bảo vệ môi trường, …

- Dữ liệu quản lý dự án thăm dị, khai thác và chế biến khống sản: Dữ liệu về đặc điểm khai thác khống sản, hiện trạng mơi trường; vị trí khu vực, đơn vị cấp phép, …)

- Dữ liệu về môi trường xung quanh trước khi dự án vận hành: - Dữ liệu môi trường giai đoạn xây dựng

- Dữ liệu môi trường giai đoạn vận hành

- Dữ liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường tại dự án - Dữ liệu giám sát và thực thi môi trường tại dự án.

- Dữ liệu hồ sơ báo cáo môi trường.

- Dữ liệu về các sự cố môi trường và khắc phục sự cố môi trường tại dự án. - Dữ liệu cải tạo, phục hồi môi trường.

Tương ứng mỗi loại dữ liệu là các hồ sơ dữ liệu tương ứng. Ví dụ chỉ riêng với dữ liệu cải tạo, phục hồi môi trường gồm các tập tài liệu sau:

- Dữ liệu về nội dung cải tạo, phục hồi mơi trường

- Thiết kế, tính tốn khối lượng cơng việc các cơng trình chính để cải tạo, phục hồi mơi trường.

- Dữ liệu về thiết kế, tính tốn khối lượng cơng việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;

- Dữ liệu về thiết kế các cơng trình để giảm thiểu tác động xấu, phịng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường đối với từng giai đoạn trong q trình cải tạo, phục hồi mơi trường;

- Dữ liệu về các cơng trình cải tạo, phục hồi mơi trường; khối lượng cơng việc thực hiện theo từng giai đoạn và tồn bộ q trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Dữ liệu về các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong q trình cải tạo, phục hồi mơi trường theo từng giai đoạn và tồn bộ q trình cải tạo, phục hồi mơi trường;

- Dữ liệu về các kế hoạch phịng ngừa và ứng phó sự cố trong q trình cải tạo, phục hồi môi trường.

- Dữ liệu về kế hoạch thực hiện

- Dữ liệu về tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

- Dữ liệu về tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng cơng trình.

- Dữ liệu về kế hoạch tổ chức giám định các cơng trình cải tạo, phục hồi mơi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Dữ liệu về giải pháp quản lý, bảo vệ các cơng trình cải tạo, phục hồi mơi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.

Tóm lại, dữ liệu bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên là dữ liệu liên ngành, khối lượng dữ liệu lớn, mức độ dữ liệu phức tạp, dữ liệu chưa đồng bộ (phần nhiều dữ liệu dạng báo cáo giấy) bao gồm cả dữ liệu không gian và phi khơng gian. Do đó việc thiết kế CSDL trên phải đảm bảo lưu trữ đủ thông tin, đơn giản đảm bảo các loại tài nguyên thiên nhiên có thể tích hợp chung trên một hệ thống, mặt khác mơ hình dữ liệu cần linh động, tính mở để dễ dàng mở rộng, phát triển hệ thống khi có yêu cầu.

Bảng 4. Rà soát, phân loại chi tiết dữ liệu về bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Khn dạng Tính chất dữ liệu Tình trạng

Phi Đã Chưa

STT Thơng tin dữ liệu Khơng Nguồn dữ liệu

Số Giấy khơng chuẩn chuẩn

gian gian hóa hóa

1. Dữ liệu về thực Bộ TN&MT

trạng tài nguyên Bộ NN&PTNT

thiên nhiên

Tài nguyên đất x x x x x

Tài nguyên nước x x x x x

mặt

Tài nguyên nước x x x x x

dưới đất

Tài nguyên x x x x x

khoáng sản

Đa dạng sinh học x x x x x

2. Dữ liệu về quy Bộ TN&MT

hoạch sử dụng tài Sở TN&MT

nguyên thiên nhiên

Quy hoạch sử x x x x x

Khn dạng Tính chất dữ liệu Tình trạng

Phi Đã Chưa

STT Thơng tin dữ liệu Khơng Nguồn dữ liệu

Số Giấy gian khơng chuẩn chuẩn

gian hóa hóa

Quy hoạch tài x x x x x

nguyên nước

Quy hoạch bảo x x x x x

tồn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w