Khung kiến trúc tổng thể CSDL Môi trường Quốc gia

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG (Trang 62 - 64)

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3. Khung kiến trúc CSDL Môi trường Quốc gia

3.1 Khung kiến trúc tổng thể CSDL Môi trường Quốc gia

Sự phát triển của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Chính phủ điện tử, hướng dẫn các cấp lãnh đạo bằng cách cung cấp một cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư và triển khai Chính phủ điện tử kịp thời, chính xác; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ Chính phủ điện tử; đặc biệt, khi triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Kiến trúc Chính phủ điện tử cho thấy thiết kế tổng thể các yếu tố của chính phủ điện tử trong các cơ quan nhà nước, chức năng và các mối quan hệ giữa các thành phần. Do đó, sự phát triển của kiến trúc chính phủ điện tử ở Việt Nam sẽ giúp đạt được các mục đích sau đây:

- Hướng tới một Chính phủ minh bạch, mọi thông tin cần phải sẵn sàng, chính xác và dễ dàng tiếp cận, từ đó cải thiện dịch vụ cũng như đời sống cho người dân

- Tăng cường khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ và sử dụng lại thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin;

- Nâng cao khả năng giám sát và đánh giá đầu tư; đảm bảo việc triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT, hạn chế sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai chính phủ điện tử;

- Tăng cường sự linh hoạt để phát triển và triển khai thực hiện các thành phần CSDL môi trường quốc gia theo điều kiện thực tế

- Tạo cơ sở để xác định thành phần CSDL để phát triển và các lộ trình, trách nhiệm thực hiện chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Việc phân cấp hành chính của các cơ quan nhà nước sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến khung kiến trúc chính phủ điện tử, bởi chính phủ điện tử có liên quan đến việc tin học hóa các hoạt động của chính các tổ chức nhà nước.

Trên cơ sở phân cấp hành chính tại Việt Nam, các mối quan hệ chuyên môn giữa các kết nối chuyên môn (chiều ngang và chiều dọc) của các cơ quan Chính phủ tồn tại trong các quy trình nghiệp vụ.

• Kết nối từ Chính phủ đến các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

• Kết nối từ các tổ chức chuyên ngành của Bộ đến các tổ chức chuyên ngành (Sở chuyên ngành) của tỉnh

• Kết nối từ các cơ quan chuyên môn của các Bộ (ở Trung ương) cho các cơ quan chuyên ngành của các Bộ đóng trên địa bàn (chẳng hạn như kết nối từ Tổng cục đến các Sở, ngành của Sở);

• Kết nối từ cơ quan chuyên môn của tỉnh (phòng ban chuyên môn) đến cơ quan chuyên môn ở các quận, huyện

• Kết nối từ cơ quan chuyên môn của quận huyện, đến các xã, phường

Kết nối theo chiều ngang:

• Kết nối giữa các Bộ

• Kết nối giữa các đơn vị dưới Bộ; • Kết nối giữa các tỉnh;

• Kết nối giữa các đơn vị dưới tỉnh;

• Kết nối giữa các phòng chuyên môn thuộc tỉnh.

• Kết nối về chuyên môn nêu trên sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc chính phủ điện tử ở tất cả các cấp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w