Từ năm 1955, sau ngày giải phóng miền Bắc, nớc ta đặt quan hệ thơng mại, viện trợ hàng hoá, kỹ thuật với Liên Xô, Trung Quốc và đặt quan hệ buôn bán với một số nớc ngoài XHCN nh Hong Kong, ấn Độ, irắc, Pháp... Điều này càng đòi hỏi phải có một hệ thống tỷ giá làm cơ sở cho các hoạt động đối ngoại cho các hoạt động đối ngoaị giữa các bên. Một hệ thống tỷ giá dựa trên cơ sở ngang bằng sức mua ra đời. Thoạt tiên năm 1995, tỷ giá giữa VND và đồng NDT đợc xác định dựa trên Sở giao dịch chứng khoán sánh mặt bằng giá giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau tỷ giá giữa VND và NDT đợc tính chéo qua NDT ( sau này đồng rúp chuyển nhợng làm cơ sở tính tỷ giá chéo). Bên cạnh đó, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền của các nớc ngoài XHCN đợc tính chéo qua Đô la Hồng Kông. Chế độ tỷ giá này đợc áp dụng cho quan hệ thơng mại giữa Việt Nam và các nớc. Bên cạnh chế độ tỷ giá này tồn tại hai chế độ tỷ giá khác nữa là tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Tỷ giá phi mậu dịch hình thành trong các quan hệ thanh toán quốc tế phi mậu dịch( Du lịch, ngoại giao, văn hoá...). Nó đợc xác định dựa trên cơ sở so sánh giá trị hai giỏ hàng hoá thiết yếu cho gia đình hai ngời, hai con tại hai quốc gia và đợc điều chỉnh khi có sự thay đổi giá trị từ 5%( sau đó là 10%) trở lên. Tỷ giá này có sự chênh lệch lớn so với tỷ giá chính thức và do đó trong quá trình thanh toán ngời ta còn phải xác định hệ số quy đổi giữa chúng(hệ số đắt đỏ). Tỷ giá kết toán nội bộ đợc Nhà nớc ấn định áp dụng cho các đơn vị xuất nhập khẩu trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm một hệ số mà thực chất là để bù lỗ cho các đơn vị xuất nhập khẩu. tỷ giá này làm cơ sở để xem muốn thu đợc một đồng ngoại tệ qua xuất khẩu cần bao nhiêu VND qua đó để có biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sự tồn tại của chế độ đa tỷ giá này đã làm mất đi ý nghĩa kinh tế của tỷ giá, hạn chế hoạt động kinh tế đối ngoại.
Trong thời kỳ này, tỷ giá đơn thuần chỉ là cơ sở tính toán cho việc thanh toán giữa hai nớc, nó không mang ý nghĩa kinh tế lớn do đó không phải là một công cụ kinh tế vĩ mô.
Tỷ giá đợc ấn định theo ý đồ của Nhà nớc, việc ấn định không căn cứ trên quan hệ cung cầu ngoại tệ và sức mua của đồng tiền (thậm chí còn quan niệm tỷ giá cao, nền kinh tế mạnh). Tỷ giá đợc duy trì cố định trong suốt hai mơi năm trong khi lạm phát cao làm cho tỷ giá khác gía trị thực của nó. Tất cả những điều đó đã hạn chế tính cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, bóp méo các quan hệ thơng mại quốc tế, thủ tiêu tính hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu,
gây ra bội chi ngân sách (do bù lỗ xuất nhập khẩu), thủ tiêu động lực của sản xuất và cuối cùng là kìm hãm phát triển toàn bộ nền kinh tế. Từ năm 1970 đến năm 1980, Liên Xô đã phải viện trợ cho ta khoảng 15 đến 20 tỷ Rúp để tài trợ thâm hụt xuất nhập khẩu. Tính ra số viên trợ này chiếm 30% tổng thu Ngân sách (là 60% nếu tính theo sức mua thực). Trong khi đó, đến năm 1985, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta mới chỉ đạt 0,5 tỷ Rúp (bằng 10% của Thái Lan, 16% của Philipin). Bên cạnh đó NSNN còn phải bù lỗ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tính đến năm 1988, NS đã phải bù lỗ 900 tỷ. Số tiền bù lỗ này lại đợc tài trợ bằng cách phát hành tiền và do đó thổi bùng ngọn lửa lạm phát, đẩy nền kinh tế vào suy thoái với cái vòng luẩn quẩn: sản xuất kém - thâm hụt NS - lạm phát - sản xuất kém... Tất cả những điều này đòi hỏi phải có một chơng trình cải cách triệt để rộng khắp.