2-/ Diễn biến tỷgiá từ 1989 đến 1992

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá Việt nam thực hiện nền kinh tế mở hướng tới hội nhập..DOC (Trang 47 - 49)

chính sách tỷ giá tiếp tục đợc đổi mới, hoàn thiện theo cơ chế thị trờng. Trớc hết là sự ra đời của pháp lệnh Ngân hàng (1989), chia hệ thống Ngân hàng thành Ngân hàng Nhà nớc chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền tệ, thực thi chính sách tiền tệ và hệ thống Ngân hàng thơng mại thực hiện chuyên doanh tiền tệ.Việc phân định này đã thực sự đa chính sách tiền tệ thành một công cụ quản lý vĩ mô. Ngân hàng nhà nớc kiện toàn với chức năng: là cơ quan quản lý nhà nớc về tiền tệ tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan dự trữ ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Ngân hàng nhà nớc thống nhất ban hành và kiểm tra chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong ngoài nớc. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tín dụng cũng đ- ợc bớc đầu hoạch định theo cơ chế thị trờng với các nội dung:

- Kiềm chế lạm phát duy trì sự ổn định sức mua của đồng tiền góp phần tăng trởng kinh tế.

- Sử dụng các công cụ vĩ mô thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ: dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất tái chiết khấu, các nghiệp vụ thị trờng mở...

Chính sách quản lý ngoại hối, can thiệp tỷ giá đã đợc coi là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ và là một công cụ quản lý vĩ mô. Trong thời kỳ này nó đợc xác định phải:

- Kiểm soát chặt chẽ việc đa ngoại tệ ra nớc ngoài.

- Mở rộng thu hút tối đa ngoại tệ vào trong nớc bằng các biện pháp thích hợp. Tỷ giá đợc coi là một công cụ vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Do vậy NHNN đã trực tiếp can thiệp vào tỷ giá đảm bảo sự ổn định trong thời gian hợp lý. Nói chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam thời kỳ này hớng tới mục tiêu: ổn định giá trị của đồng Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bên cạnh đó từng bớc đổi mới cơ chế quản lý từng bớc đổi mới cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với cơ chế mới.

Diễn biến của tỷ giá thời kỳ này khá phức tạp. Trớc tiên là việc sang năm 1989, hành loạt các nớc bạn hàng cũ chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền chuyển đổi( chủ yếu là USD), khối SEV tan rã. Tỷ giá Việt Nam sau cải cách chuyển sang chế độ linh hoạt, ấn định theo USD.

Tỷ giá biến động mạnh theo xu hớng tăng lên theo các cơn sốt USD đặc biệt vào cuối năm. (Bảng 7), đặc biệt cuối năm 1991, tỷ giá lên đến đỉnh cao vào mức 14450 VND/USD ngày 14/12/91 tại Hà Nội và 14850 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ giá chính thức vẫn cha bám sát đợc thị trờng.

Cung cầu ngoại tệ trên thị trờng không cân đối bởi nạn đầu cơ, cất giữ đô la, hiện tợng đô la hoá diễ ra rộng khắp. Do thiếu cung, ngoại tệ trở thành khan hiếm việc mua bán diễn ra vòng vèo khiến cho việc kiểm soát ngoại tệ không thể thực hiện đợc. Các công ty, đơn vị xuất nhập khẩu phải tiến hành vay nóng, vay trả chậm nớc ngoài ngoại tệ vào cuối năm để trả nợ, thanh toán lại càng đẩy tỷ giá lên cao (sốt tỷ giá ) vào cuối năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi chúng ta mới cải cách tỷ giá., lạm phát cha chắc chắn đợc kiểm soát, lòng tin vào VND cha cao do đó đô la hoá là tất yếu. Mặt khác, dù thị trờng tự do đã có từ lâu song việc cung cấp ngoại tệ là không thể đảm bảo, cộng với sự khan hiếm USD của các nớc đang phát triển thời kỳ cải cách nên việc cung cầu biến động và có các cơn sốt là có thể thấy đợc. Đứng trớc tình hình đó, Chính phủ, NHNN đã tiến hành hàng loạt các biện pháp để cải thiện tình hình nhằm mục tiêuổn định đồng tiền, đặc biệt là có thể tăng c- ờng khả năng kiểm soát thị trờng cung cầu ngoại tệ.

Tháng 4/1991, quyết định thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho thống đốc ngân hàng quản lý điều hành nhằm mục đích tạo ra thực lực kinh tế để bình ổn tỷ giá hối đoái.

Tháng 9 và 11/1991 thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm giao dịch đợc tổ chức gồm các thành viên là NHNN, NHTM và các công ty xuất nhập khẩu lớn. Cách thức hoạt động của trung tâm là nó sẽ họp vào những ngày nhất định. Tại đó NHNN căn cứ vào mức giá của phiên họp trớc để ấn định tỷ giá chính thức. Các NHTM căn cứ vào tỷ giá chính thức này để xác định tỷ giá mua bán trong phạm vi +/-5% tỷ giá chính thức. Sự ra đời của 2 trung tâm trao đổi ngoại tệ bớc đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu ngoại tệ của các đơn vị, thị trờng. Nó chứng tỏ một bớc phát triển rất lớn của cơ chế tỷ giá nớc ta: xác định tỷ giá trên cơ sở thị trờng. Tuy nhiên, do thời gian họp của 2 trung tâm không thờng xuyên, doanh số giao dịch thấp không đáp ứng đợc nhu cầu phong phú về ngoại tệ của thị trờng. Nên, mặc dù tỷ giá đã đợc xác định trên cơ sở thị trờng nhng vẫn cha phản ánh đúng cung - cầu thực sự do đó tỷ giá tự do vẫn tiếp tục biến động mạnh với biên độ cao. Nguyên nhân là chúng ta vẫn cha kiểm soát đợc cung cầu trên thị trờng.

Để khắc phục điều đó, tăng cờng công tác quản lý ngoại tệ, ngày 25/10/91, HĐBT, Chính phủ ngày nay, đã ban hành quyết định về quản lý ngoại hối. Quyết định quy định:

- Các đơn vị kinh tế có nguồn thu ngoại tệ phải gửi vào tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng thơng mại và các tổ chức tài chính kinh doanh ngoại tệ.

- Các đơn vị không đợc phép mua bán, thanh toán với nhau trực tiếp bằng ngoại tệ mà phải thông qua NHNN và các tổ chức tài chính.

- Các điều khoản cho phép ngời, tổ chức nớc ngoài chuyển ngoại tệ vào Việt Nam.

Thông qua hàng loạt các biện pháp can thiệp điều chỉnh trên, NHNN đã từng bớc ổn định đợc tỷ giá thời gian này. Đến cuối năm 1992, tỷ giá tơng đối ổn định. Sự quyết tâm đã đem lại những đóng góp nhất định cho kết quả ổn định kinh tế -xã hội đạt đợc giai đoạn 1989-1992. Cụ thể:

- Sự ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định, kiềm chế lạm phát từ 76% năm 1989 đến 17,5% năm 1992.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 20% đạt 7,6 tỷ, thị trờng xuất khẩu đợc mở rộng, tỷ trọng xuất khẩu tăng.

- Đầu t nớc ngoài tăng lên bởi sự ổn định của tỷ giá và tiến triển của nền kinh tế. Năm 1992 đã có 262 dự án với tổng số vốn là 2151 triệu USD, thực hiện 463 triệuUSD. Tóm lại, thời kỳ này, NHNN Việt Nam đã tạo ra đợc một số cơ sở tăng khả năng điều tiết tỷ giá nhằm ổn định tỷ giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô theo mục tiêu đã đề ra. Bảng 8: Tình hình kinh tế tài chính 1989-1990 Chỉ tiêu 1989 1990 1991 1992 1. Tăng trởng 5,3 6,1 8,6 2. Lạm phát 76 67,4 67,8 17,5 3.- Xuất khẩu 282,5 584,6 214,5 1190 - Nhập khẩu 1434,2 1209,5 357,0 91,1 - Cân đối (đơn vị triệu Rúp) -1151,7 -319,8 -124,5 27,9

Nguồn: Tỷ giá: nghệ thuật tiếp cận và điều chỉnh- Nguyễn Công Nghiệp - 1996.

3-/ Diễn biến tỷ giá giai đoạn 1992-1996.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá Việt nam thực hiện nền kinh tế mở hướng tới hội nhập..DOC (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w