Truyền thông KH&CN

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 25 - 35)

- Truyền thông KH&CN:

Hiểu một cách đơn giản và khái quát nhất, thì truyền thông KH&CN có nhiệm vụ tuyên truyền các vấn đề về KH&CN và tạo cầu nối giữa những người làm khoa học với công chúng và xã hội. Nhưng trong xã hội ngày nay, truyền thông KH&CN còn có vai trò lớn hơn thế. Đó là công cụ để hỗ trợ và

tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách phát triển KH&CN của quốc gia, tạo mối liên kết gắn bó giữa công chúng và giới khoa học thông qua những thành công trong công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Truyền thông khoa học đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng trở nên quan trọng trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt từ khi xuất hiện những vấn đề có tính khoa học liên quan trực tiếp đến con người. Thông thường mọi người tiếp cận thông tin về KH&CN từ ghế nhà trường, sau đó thì họ biết đến các tri thức và thông tin khoa học trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên mỗi người cũng chỉ am hiểu một vài lĩnh vực và kiến thức KH&CN nắm được cũng hạn chế. Trong khi đó các vấn đề về KH&CN ngày càng phức tạp và xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống của chúng ta.

Các tri thức về KH&CN tại nhà trường chỉ chiếm một phần nhỏ trong khối kiến thức của mỗi người, phần lớn chúng ta tiếp nhận kiến thức mới trong quá trình công tác, lao động, qua báo chí và các phương tiện truyền thông. Tri thức KH&CN nắm vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người: từ việc chăm sóc sức khỏe, mua sắm vật dụng, ăn uống… cho tới việc lớn hơn như xây dựng chính sách phát triển KH&CN. Do đó, truyền thông KH&CN đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp mọi người học tập, hiểu biết các vấn đề về KH&CN để phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh, giải trí và cho cuộc sống của mỗi người.

Từ đó có thể rút ra rằng: “Truyền thông KH&CN là một quá trình tác

động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều đối tượng để cùng nhau chia sẻ các thông tin, kiến thức, thái độ, kinh nghiệm và kỹ năng về KH&CN nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng được tác động” [9, tr.115].

Truyền thông KH&CN là khái niệm rất mới, trước đây chúng ta chưa chú trọng nhiều đến hoạt động này. Vì thế, nhiều chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN chưa tới được với các tầng lớp nhân dân, ngay cả

với cán bộ KH&CN đôi khi cũng chưa có đầy đủ thông tin. Nhận thức được vấn đề đó, năm 2006, Bộ KH&CN đã thành lập Tổ công tác về truyền thông KH&CN, đến năm 2009 đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN trực thuộc Bộ với mục đích có một cơ quan chuyên trách chăm lo công tác truyền thông và nâng cao năng lực truyền thông KH&CN.

Tuy nhiên, Bộ KH&CN cũng xác định chỉ một đơn vị là chưa đủ, cần tạo một làn sóng mới về truyền thông KH&CN với sự phối hợp của các cơ quan truyền thông đại chúng tầm quốc gia và địa phương cũng như chính giới khoa học. Những người làm khoa học phải biết tự giới thiệu kết quả nghiên cứu, quan điểm, chính kiến của mình với cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, với vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, Bộ KH&CN đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp hoạt động truyền thông với các cơ quan thông tấn, báo chí lớn như: Báo Nhân dân, báo Đại biểu Nhân dân, báo Lao động, báo Đất Việt, báo Hà Nội mới, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… Đồng thời tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho các phóng viên báo đài, đầu mối tuyên truyền của Bộ, của các tỉnh, thành phố, Sở KH&CN; tổ chức nhiều trang chuyên đề, chuyên mục KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể nói trong những năm qua, vai trò của hoạt động truyền thông đã được khẳng định. Cộng đồng khoa học cũng như giới khoa học đều đánh giá hoạt động này đã có những bước phát triển rất tốt, cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, đa chiều, từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với hoạt động KH&CN. Đồng thời, góp phần lớn tạo nên sự đồng thuận của xã hội với hoạt động KH&CN. Bằng chứng là Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng như Luật KH&CN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Năm đã nhận được sự đồng thuận rất

cao của Trung ương, Quốc hội và những đánh giá tốt của dư luận, nhà khoa học về những nội dung đổi mới trong quản lý hoạt động KH&CN. Hy vọng, với những đổi mới đó cùng sự đồng thuận, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý KH&CN cũng như các doanh nghiệp, ngành KH&CN sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Truyền thông KH&CN được hiểu là hoạt động tương tác xã hội nhằm chia sẻ thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KH&CN; hoạt động KH&CN (từ các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ/thiết bị/sản phẩm đến các hoạt động dịch vụ KH&CN như thông tin, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ…); về thành tựu, kết quả của hoạt động KH&CN (nhận thức của xã hội về KH&CN, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ KH&CN đạt được, khả năng áp dụng những kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đời sống; đến những mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả, những tổ chức, cá nhân điển hình…). Mục tiêu của truyền thông KH&CN là nhằm nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động KH&CN, vai trò của KH&CN, làm cho xã hội hiểu đúng về vai trò của KH&CN đối với phát triển đất nước; kết nối giữa hoạt động KH&CN với sản xuất và đời sống. Hình thức truyền thông thường thông qua các kênh để truyền tải thông tin, như các hội nghị, hội thảo, tập huấn, các cuộc thi, ấn phẩm xuất bản, báo, bản tin, trang web, đĩa DVD, đài, tivi…

Như vậy, công tác truyền thông KH&CN là nhằm góp phần tạo ra một xã hội đổi mới sáng tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh nhân kiểu mới tận tụy nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với nhu cầu của đất nước, gắn với hoàn cảnh, môi trường hội nhập hiện nay; một xã hội văn minh biết tư duy khoa học trong các hoạt động của mình. Công tác truyền thông KH&CN cần hướng vào tôn vinh, khích lệ tinh thần say mê sáng tạo, cống hiến tài năng và

sức lực nhằm chấn hưng nền KH&CN nước nhà, khẳng định lòng tự tôn dân tộc. Hoạt động truyền thông KH&CN ngày nay không chỉ đơn thuần mang tính chất quảng bá, không chỉ là tuyên truyền - một công việc mang tính bị động mà cần phải chủ động phổ biến tới các đối tượng trong xã hội về các hoạt động KH&CN. Nói cách khác, thông qua truyền thông KH&CN, những đối tượng được truyền thông sẽ được cung cấp thêm thông tin, kiến thức cần thiết và chính xác về sản phẩm, kết quả hoạt động của một tổ chức, một lĩnh vực KH&CN... để từ đó có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp.

Về lâu dài, một cách gián tiếp, khi các đối tượng có được những hiểu biết và hành vi ứng xử phù hợp với kết quả hay sản phẩm của các cá nhân/tổ chức KH&CN, thì cũng qua hoạt động truyền thông các cá nhân/tổ chức KH&CN sẽ thuận lợi hơn trong việc đánh giá hay chủ động định hướng dư luận xã hội theo chủ đích của mình. Hoạt động truyền thông KH&CN rất phong phú, có nhiều hình thức khác nhau. Các nội dung chủ yếu của hoạt động truyền thông KH&CN là: Tổ chức các sự kiện về KH&CN; Tổ chức các giải thưởng báo chí về KH&CN; Đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ viết báo về KH&CN và sản xuất chương trình truyền thông KH&CN; Sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình về KH&CN; In và phát hành các ấn phẩm về thành tựu KH&CN, viết các chuyên mục và chuyên đề về KH&CN trên báo chí đưa ra công chúng; Xây dựng bảo tàng KH&CN… Truyền thông trong lĩnh vực KH&CN, không những giúp hoàn thành các mục tiêu của hiến pháp và chính sách khoa học, nó góp phần xây dựng một chính phủ kiến tạo, có thể biến đất nước thành một quốc gia tự lực, mạnh mẽ và thịnh vượng.

- Các mô hình truyền thông về KH&CN:

Theo công trình nghiên cứu của Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và

nghệ của các tạp chí và bản tin khoa học và công nghệ địa phương”, mô hình

truyền thông về KH&CN có những mô hình sau:

Mô hình thâm hụt (Deficit Model): Sẽ không có gì ngạc nhiên rằng hầu hết các cuộc thảo luận về sự hiểu biết của công chúng về khoa học nổi lên từ bên trong chính bản thân cộng đồng khoa học. Ngay từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước, người ta đã thực hiện các cuộc điều tra có quy mô để cố gắng đo lường kiến thức công chúng bằng thái độ đối với KH&CN. Các khảo sát này cho thấy, chỉ có 10% người Mỹ có thể định nghĩa được "phân tử" và hơn một nửa tin rằng, con người và khủng long sống trên trái đất cùng một thời điểm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 5% công chúng Mỹ am hiểu về khoa học, và chỉ 20% quan tâm đến thông tin khoa 22 học. Phần còn lại, được gọi là "phần sót lại". Sau đó, các nhà quản lý nhận thấy cần phải có những chương trình để bù đắp những lỗ hổng kiến thức cho người dân. Cách tiếp cận này được gọi là mô hình “thâm hụt”, vì nó mô tả việc thiếu kiến thức mà phải được lấp đầy, với giả định rằng sau khi lấp đầy xong những thâm hụt đó, mọi thứ sẽ được "tốt hơn".

Mô hình theo ngữ cảnh: Mô hình theo ngữ cảnh khẳng định, những cá nhân sau khi nhận được thông tin trong các ngữ cảnh cụ thể, thì sẽ định hình theo cách họ phản ứng với thông tin đó. Các vấn đề tâm lý cá nhân có thể ảnh hưởng đến bối cảnh. Các mô hình theo ngữ cảnh cũng nhận ra những khả năng của các hệ thống xã hội và phương tiện truyền thông đại diện cho việc làm nản chí hay khuếch đại mối quan tâm của công chúng về các vấn đề cụ thể. Ở cấp độ thực tế, một mô hình theo ngữ cảnh cung cấp hay hướng dẫn xây dựng thông điệp về khoa học có liên quan đến cá nhân trong các ngữ cảnh cụ thể.

Mô hình sự tham gia công chúng: Do tầm quan trọng của niềm tin xã hội nên mô hình sự tham gia công chúng tập trung vào một loạt các hoạt động nhằm thu hút sự tham gia/quan tâm của công chúng về KH&CN, từ đó tin

tưởng vào các chính sách khoa học. Những hoạt động này bao gồm việc tổ chức các hội nghị tạo sự đồng thuận, các cuộc thảo luận, đánh giá về KH&CN. Các mô hình trên là sự đúc rút của kinh nghiệm của truyền thông thế giới trong nhiều thập niên qua.

Trên thực tế, nhiều hoạt động truyền thông KH&CN kết hợp các yếu tố khác nhau, tùy vào điều kiện cụ thể của từng sự kiện, nhằm tạo ra hiệu quả truyền thông cao nhất.

- Các hình thức truyền thông KH&CN

Sự phát triển của các hình thức truyền thông đồng hành cùng với sự phát triển của bộ não con người và nó giúp con người trở nên dễ tiếp thu các âm thanh và các sự kiện xung quanh. Qua thời gian chúng ta thấy rằng, các hình thức truyền thông đã tiến hóa dần, có thể là bằng văn bản, nói miệng hay truyền thông hình ảnh. Truyền thông KH&CN cũng không nằm ngoài tiến trình phát triển đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, truyền thông KH&CN đã và đang tìm cách đưa thông tin thiết thực, hữu ích đến với công chúng. Bằng cách này, truyền thông KH&CN góp phần vào sự phát triển năng lực cá nhân của người dân trong việc quyết định về lối sống, không chỉ ở môi trường cụ thể xung quanh họ, mà còn trong bối cảnh rộng hơn của đất nước và thậm chí là hành tinh của chúng ta.

Các hình thức truyền thông KH&CN hiện nay được biết đến và sử dụng nhiều nhất là truyền thông KH&CN thông qua báo viết, phát thanh, truyền hình và gần đây là Internet. Các hình thức này đã phát triển nhanh chóng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, điều này giúp cho KH&CN trở thành một trong những chủ đề yêu thích của công chúng. Cụ thể:

+ Truyền thông KH&CN thông qua báo giấy: Truyền thông KH&CN giải thích mối quan giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội, giải thích quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội, giúp con người vận dụng các quy luật đó để có thể tác động một cách tích cực lên chúng. Vai trò quan

trọng của của báo chí khoa học là nâng cao nhận thức công chúng về những vấn đề/sự kiện dưới lăng kính khoa học. Các nhà báo khoa học cũng làm tăng cường nhận thức của công chúng và giúp họ có quyền được thông tin chính xác, thậm chí có thể ra các quyết định liên quan đến điều kiện sống của mình. + Truyền thông KH&CN thông qua truyền hình: Truyền hình là một kênh quan trọng để công bố những nghiên cứu khoa học mới cho công chúng. Để cho khán giả hiểu và hình dung được vấn đề, sự kiện thông qua truyền hình là một nhiệm vụ phức tạp. Bởi vậy, mặc dù truyền hình hiện nay đang có tiềm năng thu hút một lượng khán giả lớn, nhưng ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông này trong lĩnh vực khoa học là không dễ dàng như dự đoán. Việc gia tăng các kênh truyền hình khoa học tạo điều kiện cho khán giả lựa chọn về các chủ đề cụ thể, bao gồm cả các vấn đề khoa học. Điều này có nghĩa là các chương trình truyền hình khoa học phải cạnh tranh với các chương trình khác để duy trì vị trí của nó trong lịch phát sóng và sở thích của người xem.

+ Truyền thông KH&CN thông qua truyền thanh: Ngày nay, khi nói đến truyền thông KH&CN thông qua truyền thanh thì đài phát thanh Thụy Điển (SR) có một vị trí độc nhất trên thế giới. Với ba chương trình phát sóng tin tức KH&CN hàng ngày ở những giờ cao điểm, các chương trình tin tức KH&CN của SR đạt trên 1 triệu người nghe. Tin KH&CN cũng nhận được sự đánh giá cao của công chúng và là một trong những chương trình được tải xuống nhiều nhất trên đài phát thanh. Trong 10 năm qua, đài phát thanh Thụy Điển đã tăng gấp đôi chương trình phát sóng về KH&CN. Trên lý thuyết thì trong nhiều năm trở lại đây, truyền thanh đã không được coi là một phương tiện truyền thông chính cho KH&CN. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước châu Âu, nhiều chương trình phát thanh có chất lượng rất cao là dành cho nội dung KH&CN. Và nhiều người tin rằng, đây chỉ là sự bắt đầu cho các đài phát thanh tập trung vào các hoạt động như là một phương tiện truyền thông chính cho KH&CN.

+ Truyền thông KH&CN thông qua Internet: Rất khó để đo được mức độ lan tỏa của Internet trong truyền thông KH&CN. Và có thể khẳng định rằng,

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 25 - 35)

w