Vai trò của báo chí địa phương trong vấn đề tuyên truyền phổ biến kiến thức về KH&CN, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 41 - 43)

biến kiến thức về KH&CN, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.

Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khai sáng - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ. Đối với truyền thông KH&CN, báo chí cũng thể hiện đầy đủ các vai trò đó. Ngoài ra, báo chí nói chung và báo chí địa phương nói riêng còn có những vai trò quan trọng khác góp phần thúc đẩy KH&CN địa phương ngày càng phát triển.

Tại buổi gặp mặt các nhà báo nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6 năm 2016, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đánh giá cao sự nỗ lực của các nhà báo, phóng viên hoạt động trong lĩnh vực KH&CN. Theo Bộ trưởng, thời gian qua các nhà báo đã thật sự chung sức chung lòng cùng với ngành KH&CN, khắc họa sắc nét các hoạt động KH&CN.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "KH&CN là ngành khô khan hơn so với các

khoa học cũng cần có sự đồng hành cùng của các cơ quan báo chí để thông qua ngòi bút báo chí truyền tải thông tin chân thực nhất tới độc giả".

Bộ trưởng ghi nhận, thực tế hiện nay, báo chí đã có cái nhìn đa chiều, tư vấn, phản biện, đưa những hình ảnh thiết thực, bất cập để cùng nhau tháo gỡ vấn đề và để đổi mới, phát triển tốt trong nhiệm vụ chung của KH&CN. "Nếu như

trước đây rất ít doanh nghiệp quan tâm đến KH&CN, thì hiện nay thông qua các bài viết, các câu chuyện thực tiễn báo chí đã thực sự là cầu nối giúp doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chuyển giao và đổi mới công nghệ, hơn nữa doanh nghiệp là lực lượng trung tâm đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế. Ngòi bút báo chí đã giúp cho KH&CN gần hơn với xã hội, các bài viết nêu ra được nhiều vấn đề, phương diện mà xã hội quan tâm". (theo www.most.gov.vn).

Để khoa học và công nghệ (KH&CN) thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; nền tảng và động lực để đổi mới mô hình tăng trưởng; tiêu chí nâng cao sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; một trong những khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, truyền thông KH&CN đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trước hết, truyền thông giữ vai trò chủ đạo trong công tác giới thiệu, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước coi phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Qua các kênh truyền thông, người dân cũng như các cấp quản lý ý thức được vai trò của KH&CN có tính chất quyết định phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa và của cả nền kinh tế. Không chỉ dừng lại ở mức nhận thức, truyền thông tạo được sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia của toàn xã hội, biến thành hành động, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng KH&CN vào công tác quản lý, sản xuất và đời sống.

Một vai trò trọng yếu khác của truyền thông KH&CN là tuyên truyền, phổ biến, đưa nhanh các tri thức KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng nhấn mạnh cần: “Nhân rộng và tăng cường mô hình phổ biến kiến thức

KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.”

Vai trò của báo chí địa phương khu vực miền núi phía Bắc thể hiện cụ thể trong việc tuyên truyền về kết quả công tác nghiên cứu KH&CN cơ bản; tuyên truyền về ứng dụng chuyển giao KH&CN; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương của Đảng, chính sách của nước về KH&CN; biểu dương những điển hình nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao KH&CN; là cầu nối thông tin giữa công chúng với vấn đề phát triển KH&CN; tuyên truyền về các sáng kiến, công nghệ mới và cuộc cách mạng công nghệ của từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 41 - 43)

w