Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về phát triển KH&CN

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 35 - 39)

thông tin truyền thông KH&CN.

1.2.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về pháttriển KH&CN triển KH&CN

- Quan điểm của Đảng

Nhìn lại chặng đường lịch sử lãnh đạo cách mạng và đặc biệt từ năm 1986 đến nay, Đảng ta luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của KH&CN trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn minh xã hội. Bởi lẽ đó, ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, Đảng có quan điểm thích hợp để chỉ đạo quản lý, phát triển, ứng dụng về KH&CN nhằm huy động mức cao nhất các nguồn lực xã hội, đồng thời cũng chủ trương chuẩn bị đào tạo nhân lực KH&CN cho giai đoạn sau, vì con người là yếu tố quyết định, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thông điệp cho toàn Đảng, toàn dân, Người nhấn mạnh “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn

thành lập Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Đến năm 1960, Đảng ta tổ chức Đại hội lần thứ III. Đây là đại hội đầu tiên bàn định chủ trương xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngay từ đó, trong Văn kiện Nghị quyết đại hội, Đảng bước đầu chính thức đặt vấn đề tiến hành cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hoá và KHKT, đồng thời có sự định hướng phát triển KHKT. Từ đó cho đến nay, lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị và được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục kế thừa.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991), Đảng ta khẳng định: “KHCN giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực

lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các chiến lược KHCN nhằm mục tiêu CNH theo hướng hiện đại, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Sử dụng có hiệu quả và tăng nhanh tiềm lực KHCN của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, KHKT đi đôi với phát triển giáo dục, văn hoá, nâng cao dân trí”.

Trong nhiều kỳ đại hội Đảng, nội dung KH&CN đều được Đảng ta nhấn mạnh và mỗi đại hội đều có những bổ sung, những điểm mới phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Bởi vì, trước những cơ hội và thách thức mới, nếu không có những quyết sách đột phá về phát triển KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế và khoa học, công nghệ ngày càng xa so với các quốc gia trong khu vực và thế giới là khó tránh khỏi. Những nguyên nhân này tất yếu đòi hỏi Đảng phải có tư duy mới, nhận định mới về phát triển KH&CN.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của Đảng về KH&CN trong các Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và

sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” và “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta”. So với các Văn kiện tại các Đại hội trước, tại Văn kiện trình Đại hội XII lần này, KH&CN đã được Đảng ta nhận thức đầy đủ hơn và đã có sự phát triển mới. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chứa đựng những nhận thức mới về phát triển khoa học, công nghệ:

Thứ nhất, trong Văn kiện Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định:

“Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu”. Trong các Văn kiện trước, Đảng ta đã chỉ ra: Cùng với giáo dục đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định: “KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu” điều đó có nghĩa là khoa học và công nghệ thực sự có tầm quan trọng đặc biệt.

Thứ hai, trong Văn hiện Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định:

“khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng

sản xuất hiện đại.”

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã chỉ ra các nhân tố tạo thành động lực: hài hòa lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy nhân tố con người, vai trò của khoa học - công nghệ... tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập. Như vậy, có nhiều nhân tố tạo thành động lực trong quá trình đổi mới và hội nhập, tuy nhiên, tại Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ ra và khẳng định khoa học, công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới ... lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”. Đây là sự đánh giá đúng đắn, khách quan, khoa học vai trò của khoa học, công nghệ trên

quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.

Thứ ba, trong Văn hiện Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta.”

Trong thời gian qua, khoa học và công nghệ nói chung, lĩnh vực công nghệ nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững, là bí quyết để mỗi quốc gia phát triển và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cũng cần thấy rằng, tại văn kiện XII của Đảng, lần đầu tiên Đảng đã chỉ ra định hướng “chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta.” Đây là tư duy mới và là sự “dũng cảm” nhìn thẳng vào sự thật của Đảng bời vì trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn.

- Chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN được quy định tại Điều 6 Luật KH&CN sửa đổi năm 2016, có hiệu lực từ 1/2017: Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu:

1. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai

trò then chốt và động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

2. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;

3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu KH&CN tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;

4. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;

5. Tạo điều kiện phát triển thị trường KH&CN;

6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KH&CN, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;

7. Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động KH&CN;

8. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về KH&CN; nâng cao vị thế quốc gia về KH&CN trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra còn rất nhiều chính sách cụ thể khác của Nhà nước ta về phát triển KH&CN mà trong khuôn khổ của luận văn, tác giả không thể trình bày chi tiết và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 35 - 39)

w