Đặc điểm mẫu nghiên cứu thu được sau khi khảo sát

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 56 - 59)

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu tại chương 1, tác giả đã lấy đó làm căn cứ, làm bình diện để tiến hành các nội dung khảo sát công chúng và khảo sát tác phẩm báo chí có nội dung về KH&CN. Ví dụ như khảo sát về phương tiện tiếp nhận thông tin của công chúng, về mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin KH&CN; về nội hàm của các nội dung KH&CN mà công chúng đã tiếp cận từ báo chí; về hiệu quả truyền thông...

Để đánh giá thực trạng báo chí địa phương khu vực miền núi phía Bắc với vấn đề phát triển KH&CN hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu năng lực báo chí địa phương 2 tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang trong công

tác thông tin truyền thông về KH&CN bằng các phương pháp khảo sát có tính khoa học. Cụ thể:

Tác giả đã nghiên cứu, thiết kế phiếu hỏi (anket) với trên 20 câu hỏi. Phiếu hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và có nội dung hoàn toàn sát thực dựa trên những cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đã tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình về những vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu. Kết quả, tác giả đã thu nhận được các thông tin đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi. Các câu hỏi phù hợp với nhận thức của đông đảo công chúng, dễ hiểu, dễ trả lời và nội dung câu hỏi mang tính tập trung, dễ đo lường, đánh giá. Công chúng báo chí địa phương đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp.

Căn cứ vào đối tượng tiếp nhận thông tin về KH&CN, tác giả đã cân nhắc lựa chọn đối tượng khảo sát theo các tiêu chí về: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú sao cho phù hợp nhất.

Trong 593/600 phiếu thu về thì độ tuổi: nhóm công chúng dưới 30 tuổi chiếm 34.6%; từ 31 đến 45 tuổi (độ tuổi được ví như “tuổi vàng” của sức lao động) chiếm 48.6%; Từ 46 tuổi trở lên chiếm 16.9%. Về giới tính: nhóm công chúng là nam chiếm 47.2%; nhóm công chúng là nữ chiếm 52.8%. Về trình độ học vấn: nhóm công chúng có trình độ tiểu học trở xuống (2.7%); trung học cơ sở (6.7%); phổ thông trung học (16.2%); trung cấp, cao đẳng (17%); đại học trở lên (57.3%). Về nghề nghiệp: nhóm công chúng là nông dân (25.6%); công nhân (6.1%); công chức, viên chức (54.1%); Hưu trí (0.7%); học sinh, sinh viên (11.5%); nội trợ (2%). Về nơi cư trú: công chúng ở nông thôn (54.6%); công chúng ở thành thị (45.4%). Về tỉnh: công chúng ở Phú Thọ là (50.1%); Tuyên Quang (49.9%).

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khảo sát theo địa bàn tỉnh

Để đánh giá sâu hơn chất lượng của các tác phẩm báo chí phản ánh nội dung về KH&CN, tác giả đã nghiên cứu, thiết kế bảng mã phân tích mặt báo, phân tích các tác phẩm báo chí với trên 20 tiêu chí đánh giá. Sau thời gian gần 2 tháng khảo sát, tác giả đã thu được tổng số hơn 500 bảng mã (mỗi bảng mã ứng với 01 tác phẩm báo chí có nội dung về KH&CN đăng tải, phát sóng trong năm 2016). Trong đó, 62 bảng mã tác phẩm viết về KH&CN trên báo Phú Thọ, 68 bảng mã tác phẩm trên Đài PT-TH Phú Thọ, 122 bảng mã tác phẩm đăng trên Báo Phú Thọ điện tử tỉnh Phú Thọ; 77 bảng mã tác phẩm viết về KH&CN trên báo Tuyên quang, 85 bảng mã tác phẩm trên Đài PT-TH Tuyên Quang, 104 bảng mã tác phẩm viết về KH&CN đăng trên Báo Tuyên quang điện tử tỉnh Tuyên Quang. So với tổng thể tác phẩm của cơ quan báo chí trong năm 2016 thì con số này tương đối khiêm tốn. Tỷ lệ tin bài về KH&CN của 6 cơ quan khảo sát cũng có sự chênh lệch, số lượng tác phẩm viết về KH&CN trên báo in ít nhất và Báo Phú Thọ điện tử là cao nhất.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (cả phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa). Đối tượng phỏng vấn gồm các đối tượng là: lãnh đạo quản lý về KH&CN, lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí và các phóng viên phụ trách mảng nội dung về KH&CN của

các cơ quan báo chí trong phạm vi khảo sát. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phỏng vấn (tôn trọng tính trung thực thông tin người trả lời, không thêu dệt, bịa đặt thông tin; các khía cạnh được đưa ra để hỏi được sắp xếp theo trật tự rõ ràng, chính xác; nội dung câu hỏi cụ thể, hiểu theo một nghĩa, không có những câu hỏi mập mờ, bao hàm nhiều nghĩa ở bên trong…); nghiệp vụ phỏng vấn (tạo sự thoải mái giữa người hỏi và người trả lời; sử dụng các câu hỏi gợi mở, lưu trữ thông tin bằng máy ghi âm và sổ ghi chép…). Mỗi cuộc phỏng vấn sử dụng 2-4 câu hỏi. Nội dung câu hỏi tập trung đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Từ kết quả khảo sát bằng 3 phương pháp nêu trên, tác giả đã tổng hợp số liệu, chạy tương quan… để đưa ra những đánh giá về thực trạng công chúng tiếp nhận và nội dung, hình thức của các tác phẩm báo chí có nội dung về KH&CN. Từ đó đánh giá những thành công cũng như tồn tại hạn chế, nguyên nhân về truyền thông KH&CN của báo chí hai địa bàn khảo sát là tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 56 - 59)

w