Những yếu tố tác động đến hiệu quả truyền thông của báo chí địa phương về KH&CN

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 43 - 47)

địa phương về KH&CN

- Nhận thức của người dân, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ quan báo chí về vai trò của KH&CN và truyền thông KH&CN:

Đây là yếu tố đầu tiên, cơ bản. Bởi vì nếu nhận thức đúng đắn thì mới có những hành động đúng. Không phải ai cũng nhìn thấy rõ vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt là vai trò của truyền thông KH&CN đối với sự phát triển KH&CN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tác động đến nhận thức của công chúng, khơi gợi niềm đam mê khoa học và ứng dụng công nghệ là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn của báo chí. Khu vực miền núi phía Bắc là khu vực có nền dân trí thấp. Người dân vốn quen với phong tục, tập quán lao động và sản xuất cũ. Rất khó khăn trong việc tiếp nhận cách làm mới, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Nếu truyền thông KH&CN không khéo léo có khi sẽ phản tác dụng và

- Nguồn kinh phí dành cho KH&CN nói chung và thông tin truyền thông về KH&CN nói riêng:

Hiện nay, ngân sách nhà nước dành cho KH&CN mới chỉ đạt mức gần 2% tổng ngân sách. Phú Thọ mỗi năm cũng chỉ dành 1.46% ngân sách của tỉnh cho hoạt động KH&CN. Con số quá khiêm tốn trong khi chúng ta luôn kêu gọi “KH&CN là quốc sách hàng đầu”. Trong nguồn kinh phí ít ỏi đó thì truyền thông KH&CN được bao nhiêu? Thực tế đáng buồn là con số đó thực sự ít ỏi. Vậy thì hoạt động truyền thông KH&CN làm sao có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.

- Phương thức truyền thông:

Đây là yếu tố quan trọng nhất. Theo Berbner (1967), truyền thông là sự giao tiếp xã hội thông qua các thông điệp. Theo SRA Soursebook (1996), truyền thông là là quá trình mà ở đó một nguồn phát tin gửi thông điệp đến người nhận tin thông qua kênh thông tin nhằm tạo ra phản ứng từ người nhận theo chủ định của nguồn gửi. Như vậy, truyền thông là một quá trình đối thoại liên tục diễn ra trong xã hội loài người. Quá trình này không đơn giản chỉ có người gửi hay người nhận mà còn có sự tương tác, trao đổi các tín hiệu liên tục để đi đến một hiểu biết chung và nó được đặt trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố môi trường và xã hội nơi diễn ra truyền thông [20, tr.1].

Vậy làm sao để thông điệp KH&CN đến được với người nhận và tạo nên hiệu ứng, hiệu quả thông tin? Báo chí cần phải sử dụng các phương thức truyền thông, sử dụng một cách có tổ chức và có kế hoạch các kỹ thuật và phương tiện truyền thông để thúc đẩy sự phát triển, thông qua sự thay đổi thái độ, hành vi, thông qua việc phổ biến các thông tin cần thiết và thông qua việc khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong trong quá trình truyền thông (FAO, 2002). Việc thực hiện truyền thông phát triển đòi hỏi phải thiết kế chiến lược dựa trên hiểu biết về bối cảnh, huy động nguồn lực, xây dựng các thông điệp phù hợp và tổ chuyển tải thông tin đến các bên liên quan (đối

tượng mục tiêu) thông qua kênh thông tin, và quản lý quá trình truyền thông để đạt được những mục tiêu phát triển.

- Nội dung và hình thức tác phẩm báo chí về KH&CN:

Đây là yếu tố cốt lõi, góp phần quyết định đến hiệu quả truyền thông. KH&CN là lĩnh vực chuyên biệt, khó. Lựa chọn nội dung gì để tuyên truyền? Hình thức, thể loại nào thể hiện nội nội dung đó ra sao buộc nhà báo, tác giả phải có chuyên môn, nghiệp vụ và nhanh nhậy. Biết nắm bắt tâm lý của đối tượng tiếp nhận truyền thông để cung cấp thông điệp bằng thể loại tác phẩm phù hợp nhất.

- Trình độ, năng lực của nhà báo, tác giả:

Theo Hà Huy Phượng, trong bài “Kỹ năng làm báo về Khoa học và

Công nghệ” (Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học báo chí với truyền

thông KH&CN), nhà báo làm công tác truyền thông KH&CN cần phải có hai yếu tố: kiến thức về KH&CN và kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp. Kiến thức về KH&CN là nền tảng để nhà báo tác nghiệp chuyên nghiệp. Nhà báo cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách. Đây là con đường dẫn nhà báo tới nguồn tin nhanh hơn, tìm ra bản chất của sự kiện, vấn đề để đưa tin, phân tích và giải thích thuyết phục công chúng. Để có kiến thức về KH&CN, con đường nhanh nhất đó là nhà báo cần “được học và tự học”, nắm được phương pháp tiếp cận, cập nhật trau dồi kiến thức. Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo truyền thông về KH&CN cần có đó là: kỹ năng quản lý báo chí và kỹ năng tác nghiệp báo chí về KH&CN.

- Ngoài ra còn có một yếu tố nữa đó là sự định hướng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý ngành KH&CN và cơ quan quản lý báo chí.

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm về: báo chí, truyền thông, khoa học, công nghệ; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về KH&CN và truyền thông KH&CN… trong phạm vi nghiên cứu của mình. Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn giúp tác giả có những căn cứ để tiến hành những nội dung nghiên cứu một cách đúng đắn, khoa học và gắn liền với thực tiễn.

Tác giả cũng đã phân tích vai trò của báo chí truyền thông đối với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ. Bởi vì, KH&CN có vai trò hết sức quan trọng đối với đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương và đi vào từng ngõ ngách trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người.

Quan nội dung Chương I, tác giả thấy được rằng, Nhà nước ta coi phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH&CN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KH&CN Việt Nam: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật về KH&CN, về vai trò động lực then chốt của KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động KH&CN...”

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths BCH báo chí địa phương khu vực miền núi phía bắc với vấn đề phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (nghiên cứu 2 trường hợp phú thọ, tuyên quang năm 2016) (Trang 43 - 47)