VII. Tinh thần khởi nghiệp
7.3. Làm sao để có tinh thần khởi nghiệp
- Tùy thuộc vào mục tiêu, mong muốn của mỗi người mà họ sẽ có định hướng nghề nghiệp khác nhau, nhưng cho dù ngưởi khởi nghiệp đóng vai trò là chủ doanh nghiệp hay làm thuê thì việc có cho mình một tinh thần khởi nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Đối với các tập đoàn lớn, tinh thần khởi nghiệp còn là tiêu chí cho việc đánh giá các chiến lược của người khởi nghiệp.
- Nhưng làm sao để có xây dựng được tinh thần khởi nghiệp? Tất nhiên để tạo ra được tinh thần khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng, có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cũng không thể áp dụng theo một quy luật hay khung mẫu có sẵn,.. Tuy nhiên để có thể xây dựng tinh thần khởi nghiệp, người khởi nghiệp cần phải áp dựng các bước quan trọng và cần thiết là các doanh nghiệp đang quan tâm hiện nay. Đó chính là:
- Thuê những người có tinh thần khởi nghiệp
Một trong những yếu tố giúp cho bạn có tình thần khởi nghiệp đó chính là thuê những người có tinh thần khởi nghiệp. Với những người đã có sẵn cho mình một tinh thần khởi nghiệp, họ thường sẽ là người có đầu óc tò mò bẩm sinh, hay có khả năng phản biện nhằm góp phần thay đổi hiện trạng. Họ có thể tạo ra rất nhiều ý tưởng, chính vì vậy họ có thể tuôn trào nhiều chất sáng tạo tươi mới.
- Tuy nhiên thì cũng có nhiều người không sáng tạo vẫn có thể là người giỏi khởi nghiệp. Bởi yếu tố này chỉ mang tính tương đối, vậy nên người khởi nghiệp cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Học cách quản lý họ
Trong công việc, ai cúng sẽ; phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, rủi ro kinh doanh, nhưng làm sao để có thể vượt qua nó thí ngoài việc bản thân phải tự cố gắng thì cũng cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài như quản lý, lãnh đạo,..Đây chính là lúc bạn cần phải quan tâm đến nhân viên của mình, nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, tạo điều kiện cho họ có một tinh thần tốt nhất để có những sáng tạo, giải quyết công việc một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nhà quản lý cúng cần phải học chấp nhận mặt tiêu cực của những người có tinh thần khỏi nghiệp mạnh mẽ. Thay vì bực tức, tỏ ra không hài lòng thì nhà quản lý có thể khích lệ, giúp họ tỏa sáng.
- Xây dựng những đội ngũ khởi nghiệp
Bí quyết để có kết quả làm việc tốt giữa các đồng đội với nhau, để họ có thể tìm ra những giá trị niềm tin tương đồng, còn kỹ năng và phong cách thì lại bổ sung cho nhau, từng cá nhân phải có sự đóng góp riêng biệt về
kiên thức cũng như kỹ năng của mình để đảm nhận và thức đẩy sự hợp tác với nhau, đồng thời giúp công ty giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ.
- Xây dựng văn hóa khởi nghiệp
Đây chính là yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất trong việc đánh thức tinh thần khởi nghiệp. Vậy làm sao để xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Nhà quản lý cần đưa ra kế hoạch để có thể tạo điều kiện, tiếp sức cho mọi nhân viên có thể làm việc với một tinh thần khởi nghiệp sáng tạo.
Nhận ra cơ hội để phát triển, khởi nghiệp ngành Vận Chuyển tại Việt Nam. Ngày 14 tháng 10 năm 1975, công ty Kho Vận Cấp 1 – tiền thân của Công ty CP Kho Vận Miền Nam (SOTRANS) ngày nay – đã được thành lập trên cơ sở tiếp quản Kho Tồn Trữ Thủ Đức và Nha chuyển vận/ Nha bảo trì thuộc cơ quan tiếp vận trung ương của chính quyền Sài Gòn. Nhiệm vụ chính của công ty tại thời điểm này là các hoạt động kho bãi,
vận chuyển nội địa các mặt hàng nhu yếu phẩm trên tuyến đường Nam – Bắc, tham gia vào quá trình tái thiết đất nước sau thời gian chiến tranh, cũng như làm các nghĩa vụ quốc tế đối với các nước bạn Lào và
Campuchia.
- Trong thời kỳ này, Công ty là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực kho bãi và vận chuyển nội thương, với hàng trăm xe tải, hàng ngàn tấn phương tiện vận tải ven biển và vận tải đường sông. Trong nhiều năm liền, Công ty đã liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước về kho bãi, giao nhận, vận chuyển Nam Bắc và các nghĩa vụ quốc tế.