Quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 171 - 172)

Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Ninh Bình, theo Chính sách của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01) về đánh giá tác động môi trường yêu cầu sẽ phải thực hiện tham vấn cộng đồng 2 lần trong quá trình đánh giá tác động môi trường và xã hội. Đơn vị tư vấn môi trường đã phối hợp chặt chẽ với PPMU, chính quyền địa phương và cộng đồng trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án thực hiện tham vấn cộng đồng để đáp ứng đầy đủ yêu cẩu của WB.

Theo báo cáo thiết kế sơ bộ của Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Ninh Bình gồm 7 hồ chứa nằm rải rác tại huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Trước khi tham vấn ở từng xã và khu dân cư, PPMU đã tổ chức các cuộc họp chung ở tỉnh, huyện để giới thiệu và lấy ý kiến đóng góp của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây Dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, KHĐT,… và các phòng chuyên môn của UBND huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp cho tiểu dự án.

Tại cuộc tham vấn ở mỗi xã, đơn vị tư vấn đã giới thiệu tổng quan về TDA, xác định khu dân cư nằm trong vùng dự án, thu thập các thông tin về hiện trạng vệ sinh môi trường tại địa phương, thảo luận các tác động môi trường tiềm tàng và các biện pháp giải thiểu, xây dựng và phối hợp với địa phương trong việc tổ chức tham vấn dân cư trong khu vực TDA. Đồng thời đơn vị tư vấn cũng gửi công văn xin ý kiến tham vấn các cơ quan liên quan.

Quá trình tham vấn được xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia hiệu quả của tất cả các bên liên quan được hưởng lợi và bị ảnh hưởng là việc làm quan trọng của TDA, bao gồm xác định đối tượng sẽ hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động triển khai TDA. Đơn vị tư vấn thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn tham gia trực tiếp làm việc tại địa phương nhằm thu thập thông tin về phản hồi của cộng đồng về các hạng mục đầu tư dự án đề xuất trong quá trình thực hiện và giám sát. Trong giai đoạn này, các cuộc họp tham vấn cộng đồng tại 6 xã (xã Yên Quang, Phú Long, Thạch Bình, Quỳnh Lưu, Gia Sơn huyện Nho Quan và xã Quang Sơn thị xã Tam Điệp) đã được tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan sau:

- Đại diện của chính quyền địa phương từ 6 xã thuộc TDA

- Các ban ngành đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, Hội nông dân; …

- Đại diện các hộ dân trong khu vực dự án bao gồm các hộ có khả năng bị thu hồi đất, các hộ được hưởng lợi.

Các vấn đề đã được Đơn vị tư vấn môi trường đưa ra tham vấn, trao đổi bao gồm: (i) Giới thiệu về các hạng mục, hợp phần của tiểu dự án;

(ii) Tổng quan về hiện trạng kinh tế xã hội của địa phương;

(iii) Hiện trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng của khu dân cư bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng môi trường xã hội: điện, đường, trường, trạm, y tế; hệ thống kênh mương tưới tiêu,…

(iv) Sàng lọc/đánh giá tác động tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong triển khai dự án ở giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành có thể ảnh hưởng đến môi trường, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người dân trong khu vực; (v) Tham vấn ý kiến cộng đồng về các tác động, biện pháp giảm thiểu.

Quá trình tham vấn trực tiếp tại cộng đồng dân cư và UBND xã được thực hiện từ ngày 3/6/2019 – 6/6/2019; Công văn của PPMU đã gửi về việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường xã hội.

Trong quá trình hoàn thiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) của TDA Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Ninh Bình, đơn vị quản lý dự án PPMU đã gửi công văn đến UBND các xã để xin ý kiến của chính quyền địa phương, MTTQ, các đoàn thể và cộng đồng dân cư về nội dung bản ESIA.

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 171 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w