Đặc điểm quản lý công trình

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 64)

UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 kèm theo Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó quy định như sau:

- Đối với các tuyến kênh nằm trong địa bàn một xã và có diện tích tưới ≤ 100 ha thì giao cho địa phương quản lý

- Đối với các tuyến kênh có diện tích tưới lớn hơn 100 ha trở lên kênh cấp trên do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi cấp tỉnh quản lý, ngoại trừ công việc trên ruộng sẽ được quản lý trực tiếp bởi người sử dụng. Công ty bố trí cụm trạm, nhóm người thực hiện trên địa bàn dự án thành phần.

- Đơn vị quản lý công trình: Công ty TNHH MTV thủy lợi Ninh Bình sẽ bố trí các lớp đào tạo cho nhóm và số dân hưởng lợi có liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan trong công tác vận hành và bảo trì.

- Đơn vị hưởng lợi trực tiếp là các thôn trên địa bàn lấy nước cung cấp từ hồ, chịu trách nhiệm bảo trì các kênh cấp dưới trên địa bàn thôn quản lý. Đầu tư kinh phí bằng nguồn lao động công ích.

Đơn vị quản lý các công trình hồ chứa thuộc TDA được tóm tắt trong bảng 4.5. Bảng 4. 13: Đặc điểm quản lý các công trình hồ chứa thuộc Tiểu dự án

Tên công trình Địa điểm Đơn vị quản lý công trình Trách nhiệm quản lý

Yên Quang 1 Yên Quang, Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Hồ Đá Lải Phú Long Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Đồng Liềm Quỳnh Lưu,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Vườn Điều Gia Sơn, Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Bãi Lóng Thạch Bình,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Đầm Mố Thạch Bình,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Núi Vá Quang Sơn, Tam Điệp

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI 5.1 Kiểu và quy mô tác động

Tiểu dự án triền khai trên địa bàn sẽ phát sinh một số tác động trong thời gian thi công, tuy nhiên mức độ tác động không lớn và có thể giảm thiểu. Sau khi hoàn thành thi công, khu vực 07 hồ chứa sẽ được hưởng lợi từ việc phục hồi các dịch vụ/cơ sở công cộng, qua đó xúc tiến tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các cấu trúc/công trình phòng chống lũ lụt quan trọng được sửa chữa, kiên cố hóa, các tuyến đường và mặt đập phục hồi sẽ làm tăng sự an toàn của người và tài sản trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Các tác động tiêu cực tiềm ẩn được xác định và sàng lọc tại mỗi hợp phần của tiểu dự án từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng đến giai đoạn vận hành và được phân loại theo tính chất của công trình xây dựng. Hầu hết các tác động tiêu cực là tạm thời, cục bộ và có thể đảo ngược do các công trình xây dựng có quy mô nhỏ đến vừa/trung bình. Các tác động có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các công nghệ phù hợp và các biện pháp giảm thiểu cụ thể cùng với sự giám sát chặt chẽ của Tư vấn, Ban QLDA và cộng đồng địa phương.

Bảng dưới đây định nghĩa các mức độ tác động tiêu cực dựa trên các mức độ phát sinh chất thải liên quan đến các hoạt động xây dựng1.

Bảng 5. 1. Tiêu chí phân loại mức tác động tiêu cực

Tác động/Mức độ Thấp Trung bình Cao

Xả thải nước thải (sinh hoạt và công nghiệp)

vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần

đến dưới 1,5 lần và lượng xả thải nhỏ hơn 5

m3/ngày

vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03, lượng xả thải từ 5 – 10 m3/ngày

vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trên 3 lần,

lượng xả thải trên 10 m3/ngày Bụi và Khí thải vượt quy chuẩn1,1 lần

đến dưới 1,5 với mức phát thải nhỏ hơn 500

m3/giờ

Vượt quy chuẩn1,5 lần đến dưới 3 lần với mức phát thải 500 – 5000

m3/giờ

Vượt quy chuẩn trên 3 lần với mức phát thải

trên 5000 m3/giờ Tiếng ồn vượt quy chuẩn từ 2 đến

5 dB vượt quy chuẩn từ 5 đến10 dB vượt quy chuẩn trên 10dB Độ rung vượt quy chuẩn từ 2 đến

5 dB

vượt quy chuẩn từ 5 đến 10 dB

vượt quy chuẩn trên 10 dB

Chất thải rắn sinh hoạt Phát sinh nhỏ hơn 1.000 kg/ngày

Phát sinh từ 1.000 đến 2.000 kg/ngày

Phát sinh trên 2.000 kg/ngày Chất thải rắn nguy hại Phát sinh nhỏ hơn 100

kg/ngày

Phát sinh từ 100 – 600 kg/ngày

Phát sinh trên 600 kg/ngày Sự cố cháy nổ, tràn dầu Nhỏ hơn 2.000 kg 2.000 đến 10.000 kg Trên 10.000 kg Các tác động môi trường và xã hội tiêu cực tiềm tàng cũng được phân chia theo các kiểu tác động, chẳng hạn như tác động trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn, lâu dài và tích lũy.

Tác động trực tiếp: tác động trực tiếp xuất hiện thông qua sự tương tác trực tiếp của một hoạt động tiểu dự án với các hợp phần môi trường và xã hội hoặc là kinh kế.

Tác động gián tiếp: các tác động gián tiếp lên môi trường và xã hội là những tác động không phải là một kết quả trực tiếp của tiểu dự án, thường được tạo ra về sau này, hoặc là một kết quả

1 Dựa trên tham khảo nghị định 155/2016/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

của một cách thực tác động phức tạp. Tác động gián tiếp cũng được biết đến như tác động cấp hai, hoặc thậm chí cấp ba.

Tác động tích lũy: là một tác động được tạo ra như là kết quả của một sự kết hợp của tiểu dự án cùng với các dự án khác gây ra các tác động liên quan. Các tác động này xuất hiện khi tác động gia tăng của tiểu dự án được kết hợp với các ảnh hưởng tích lũy của các dự án trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai có khả năng dự báo thích hợp.

Tác động tạm thời: là những tác động xuất hiện trong quá trình xây dựng hoặc trong khoảng thời gian ngắn sau khi xây dựng.

Tác động lâu dài: là những tác động nảy sinh trong quá trình xây dựng nhưng phần lớn các kết quả của nó xuất hiện trong giai đoạn vận hành, và có thể kéo dài hàng thập kỷ.

5.2 Các động tích cực đến môi trường và xã hội

5.2.1 Tác động tới xã hội

Tiểu dự án sẽ nâng cao hiệu quả của 07 hồ chứa và sẽ mang lại những tác động tích cực về môi trường và kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương như sau:

1. Nâng cao an toàn đập: Các hạng mục sửa chữa, mở rộng mặt đập, gia cố mái thượng lưu, sửa chữa tràn xả lũ sẽ nâng cao an toàn đập, hạn chế rủi ro do vỡ đập , đảm bảo an toàn cho 1.104 hộ dân của 6 xã (bao gồm các xã Yên Quang, Phú Long, Quỳnh Lưu, Gia Sơn, Thạch Bình (huyện Nho Quan) và xã Quang Sơn (thị xã Tam Điệp).

2. Đầu tư sửa chữa, kiên cố hóa các hạng mục công trình tại 07 hồ đập (sửa chữa, xây mới cống lấy nước, nâng cấp công trình đầu mối) sẽ ổn định lượng nước tưới chủ động cho 967 ha đất sản xuất, chủ động kế hoạch canh tác nông nghiệp, mùa vụ gieo trồng, cơ cấu cây con đối với các khu vực hạ lưu, đảm bảo điều tiết lũ cho khu vực hạ lưu, từng bước góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào khó khăn

3. Tác động đến năng lực quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu: Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRSIP) tỉnh Ninh Bình được triển khai sẽ giúp cho việc gia cố an toàn hồ chứa nước, bên cạnh đó giúp các cơ quan quản lý của địa phương trong vùng dự án xây dựng những kịch bản, chiến lược phát triển nông thôn dài hạn, có tính tới các kịch bản biến đổi khí hậu, hiện thực hóa các hoạt động nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu; Chiến lược phát triển Thủy lợi đến năm 2020 và tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Chương trình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;…

5.2.2 Tác động tới môi trường

(a) Tác động tới chất lượng không khí và điều kiện vi khí hậu khu vực

Thi công sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình hồ chứa tác động đến môi trường không khí ở giai đoạn thi công trong phạm vi không gian nhỏ và chỉ gây ảnh hưởng cục bộ, không liên tục. Khi hoàn thành và vận hành hồ chứa sẽ tác động tích cực đến thay đổi một số yếu tố khí tượng tại khu vực. Ổn định diện tích mặt nước sẽ làm thay đổi điều kiện vi khí hậu của từng khu vực lòng hồ; thay đổi độ ẩm liên quan đến tính chất lục địa khô hanh của khí hậu vùng này trong mùa khô. Trong giai đoạn vận hành, tiểu dự án sẽ tăng sự ổn định về nguồn nước, đảm bảo an toàn cho công trình và cho vùng hạ lưu đập.

Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường quản lý, đường công vụ sẽ góp phần tăng khả năng tiếp cận tới các công trình, cải thiện cảnh quan tổng thể của khu vực; góp phần tăng cường công tác phòng chống lũ, thúc đẩy giao thông hàng ngày của người dân đặc biệt những người sử dụng tuyến đường để tới nơi làm việc và để tiếp cận các dịch vụ xã hội như trường học, trung tâm y tế hay chợ.

Việc thay thế đập đất bằng đập bê tông kiên cố hóa, cải tạo và sửa chữa một số công trình phụ trợ bị hỏng hóc do thời gian vận hành lâu đời (xấp xỉ 30 năm), kiên cố hóa tuyến đường công vụ cũng góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tạo điều kiện giao thông thuận tiện hơn cho một số hộ dân sinh sống lân cận khu vực hồ chứa.

(c) Tác động đến hệ sinh thái

Tác động đến môi trường sinh thái: Việc sửa chữa, nâng cao an toàn đập sẽ góp phần điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và cung cấp nguồn nước trong mùa cạn làm cho độ ẩm trong vùng tăng, trữ lượng nước ngầm trong đất tăng, thực vật và các loài sống gần nước hay trong nước có điều kiện phát triển đảm bảo cân bằng sinh thái của lưc vực, hơn nữa vùng dự án lại là vùng hay bị hạn hán kéo dài, sẽ góp phần cải tạo môi sinh vùng dự án. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi phát triển các hoạt động sản xuất khu vực hạ lưu. Các rủi ro hoặc sự cố môi trường sẽ được giảm thiểu do hồ đã an toàn. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu với lũ lụt bất thường và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác, việc cải tạo công trình sẽ tăng cường tính bền vững của công trình để thích ứng với biến đổi khí hậu (cải thiện khả năng thoát lũ khi nâng cấp đập tràn, tăng cường độ ổn định của đập khi mở rộng và nâng cao mặt đập và gia cố mái đập, lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát để cảnh báo sớm ...

Tăng cường khả năng điều tiết chế độ dòng chảy trong mùa lũ và mùa khô giúp duy trì độ ẩm không khí và độ ẩm trong đất sẽ có tác động các sinh vật phát triển. Hồ chứa cũng tiếp tục là môi trường sống cho các sinh vật thủy sinh. Tất cả những điểm trên có tác động tổng hợp đến việc thúc đẩy đa dạng sinh học

(d) Tác động đến tầng nước ngầm

Hoàn thành các hạng mục công trình của TDA sẽ ổn định lượng nước tại 07 hồ chứa, duy trì ổn định mực nước của hồ cao hơn khu vực hạ lưu, ổn định nguồn cấp bổ sung cho tầng nước ngầm của khu vực, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và canh tác của người dân địa phương.

5.3. Tác động tiêu cực môi trường và xã hội tiềm tàng

5.3.1 Tác động trong giai đoạn trước thi công

Tiểu dự án gồm 07 công trình hồ chứa phân tán tại 6 xã thuộc 2 huyện khác nhau, quy mô từng hạng mục công trình ở mức nhỏ và trung bình, thời gian xây dựng mỗi công trình không dài. Các hoạt động trong giai đoạn này chủ yếu là khoan khảo sát địa chất phục vụ nghiên cứu khả thi và thiết kế chi tiết, cắm mốc giải tỏa thu hồi đất, rà phá bom mìn và các hoạt động phát quang. Do đó, trong giai đoạn này sẽ chỉ đánh giá tác động tiêu cực chủ yếu nảy sinh do hoạt động (1) thu hồi đất, (2) các rủi ro liên quan đến rà phá bom mìn và (3) khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, cắm mốc thu hồi đất.

1. Thu hồi đất

Theo kết quả kiểm đếm sơ bộ (IOL) vào tháng 6/2019, có tổng số 25 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, 10 hộ bị ảnh hưởng vĩnh viễn đất nông nghiệp (đất rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm, cây trồng và hoa màu trên đất); (ii) 15 hộ bị ảnh hưởng đất vườn (iii) 17 hộ bị ảnh hưởng vật kiến trúc. Cụ thể:

• 02 hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm). • 08 hộ bị ảnh hưởng đất rừng sản xuất hiện đang trồng keo, bạch đàn.

• 15 hộ bị ảnh hưởng bởi đất vườn có trồng một số cây ăn trái như mít, chuối... • 17 hộ gia đình bị ảnh hưởng vật kiến trúc.

Có 13 hộ thuộc diện dễ bị tổn thương (trong đó 01 hộ cận nghèo, 01 hộ gia đình chính sách và 11 hộ DTTS Mường). Không có hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Số hộ BAH trong mỗi hạng mục của tiểu dự án được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 5. 2. Số hộ BAH của tiểu dự án

Diện tích đất bị ảnh hưởng Số hộ BAH bởi cây trên đất do UBND quản lý (Hộ) Số lương UBND xã bị ảnh hưởng (Hộ) Công trình Đất vườn (Hộ) Đất rừng sản xuất2 (Hộ) Đất sản xuất nông nghiệp (Đất trồng cây hàng năm) (Hộ) Số hộ dễ bị tổn thương Số hộ BAH một phần Số hộ BAH nặng

Hồ Yên Quang 1 X Yên Quang 9 0 - 0 9 1

Hồ Đá Lải X Phú Long 0 0 2 - 0 2 1

Hồ Bãi Lóng X. Thạch Bình 2 0 0 - 0 0 1

Hồ Vườn Điều X. Gia Sơn 0 0 0 0 0 0 1

Hồ Đầm Mố X. Thạch Bình 0 1 0 - 0 0 1

Hồ Đầm Liềm X. Quỳnh Lưu 4 7 0 - 0 2 1

Hồ Núi Vá X. Quang Sơn 0 0 0 0 0 0 1

Tổng cộng 15 8 2 0 0 13 63

(Nguồn: Báo cáo RAP, 12/2019)

Việc thực hiện các hạng mục của tiểu dự án sẽ thu hồi vĩnh viễn 1.112 m2 đất của 25 hộ gia đình, trong đó:

• Đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng (đất trồng cây hàng năm chủ yếu là lúa): 300 m2

(02 hộ)

• Đất rừng sản xuất bị ảnh hưởng: 368,5 m2 (8 hộ) • Đất vườn bị ảnh hưởng: 443,5 m2 (15 hộ)

Ngoài ra, tiểu dự án cũng ảnh hưởng tạm thời đến 16,300 m2 đất do UBND các xã quản lý. Trên phần đất này là đất trống không có hộ gia đình nào trồng cây cối trên phần đất này. Phần đất bị ảnh hưởng tạm thời được sử dụng để làm kho, bãi chứa, lán trại công nhân và các cơ sở hạ tầng tạm thời như bãi đỗ xe, kho dự trữ vật liệu và đường vận chuyển vận liệu trong thời gian xây dựng..

Các hạng mục của tiểu dự án sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu của 25 hộ gia đình. Tóm tắt mức độ tác động của từng hạng mục được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 5. 3. Tóm tắt mức độ tác động thu hồi đất của tiểu dự án

STT Công trình

Diện tích bị ảnh hưởng vĩnh viễn

Tổng cộng diện tích bị

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w