Môi trường đất

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 60)

Tư vấn đã tiến hành đã tiến hành lấy mẫu đất tại 7 vị trí đất quanh hồ trong thuộc Tiểu dự án ngày 4-5/6/2019. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng sau cho thấy các mẫu đất/bùn khu vực dự án đều có chỉ tiêu phân tích đạt quy chuẩn so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất đối với đất nông nghiệp.

Bảng 4. 10: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

Thông số pHKCl Cacbon hữu cơ tổng số Cu Zn As* Pb Cd Đơn vị - % mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg Kết quả Đ1 5,2 0,67 38,4 65,2 < 0,03 17,7 < 0,3 Đ2 6,2 0,58 27,5 59,3 < 0,03 < 15 < 0,3 Đ3 5,6 0,64 29,7 46,3 < 0,03 15,8 0,36 Đ4 4,9 0,87 36,2 53,8 < 0,03 16,7 < 0,3 Đ5 5,7 0,46 31,3 49,7 < 0,03 < 15 < 0,3 Đ6 6,2 0,69 34,1 62,7 < 0,03 18,4 0,43 Đ7 5,1 0,73 29,4 58,2 < 0,03 18,8 < 0,3 QCVN 03-MT:2015/BTNMT - - 100 200 15 70 1,5

Ghi chú: (1) Hồ Yên Quang 1: Đ1; (2) Hồ Đá Lải: Đ2; (3) Hồ Đồng Liềm: Đ3; (4) Hồ Vườn Điều: Đ4; (5) Hồ Bãi Lóng: Đ5; (6) Hồ Đầm Mố: Đ6; (7) Hồ Núi Vá: Đ7

Như vậy, chất lượng môi trường tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm đối với các thành phần môi trường, các thông số quan trắc nằm trong quy chuẩn cho phép.

4.4 Điều kiện kinh tế & xã hội khu vực triển khai tiểu dự án

Tiểu dự án được triển khai trên địa bàn 6 xã thuộc huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp, là 2 địa phương thuộc vùng đồi núi và bán sơn địa của tỉnh Ninh Bình có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự nhau; các hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, dứa, chè, cấy lúa và trồng hoa màu được chia làm 2 vụ chính trong năm.

Hạ tầng giao thông phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình, bao gồm hệ thống đường bộ, đướng sắt và đường thủy.

Hiện nay, trên địa bàn Ninh Bình có gần 3.000 km đường được phân cấp, phân loại, bao gồm 8 tuyến Quốc lộ dài 221km, 19 tuyến đường tỉnh dài 261,4km, đường huyện 349,5km, đường đô thị 374km, đường xã 1.378km, đường chuyên dùng 118km, đường đê kết hợp giao thông 219km.

Ngoài ra còn có nhiều cây cầu lớn như cầu Nam Bình (1.637m), cầu Gián Khẩu (210m), cầu Hoàng Long (850m)... được đầu tư xây dựng. Trên địa bàn tỉnh còn có hơn 300km đường cấp III, gần 60km đạt tiêu chuẩn đường cấp II, đô thị; 100% đường Quốc lộ, đường tỉnh đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa trong đó hơn 50% đã được thảm bê tông nhựa.

Ninh Bình cũng là điểm đầu của 3 dự án đường cao tốc là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh.

Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Ninh Bình có 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng ICD Phúc Lộc và cảng Cầu Yên. Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp là cảng chuyên dụng. Các bến xếp dỡ hàng hoá, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông. Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050, 2 địa phương thực hiện tiểu dự án sẽ được quy hoạch là đô thị loại II – Tam Điệp và đô thi loại III – Nho Quan (hiện đang là đô thị loại V).

Tổng diện tích của các xã thuộc khu vực tiểu dự án là 28,863 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là khoảng 9,4 nghìn ha, diện tích đất trồng lúa là 6,9 nghìn ha. Diện tích của phường Kỳ Trinh lớn nhất (hơn 4,7 nghìn ha) và diện tích của xã Sơn Mai thuộc huyện Hương Sơn và xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh có diện tích nhỏ nhất (khoảng 1,9 nghìn ha). Diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp tại khu vực phường Kỳ Trinh lớn nhất trong khu vực 9 xã có dự án, lần lượt là (1,6 nghìn ha và 1,4 nghìn ha.

Dân số toàn bộ các xã là 43.426 người với tổng số hộ là 11.715 hộ. Dân số tại phường Thạch Bình, huyện Nho Quan đông nhất với 10.637 người. Theo sau, là xã Quỳnh Lư với 9.335 người. Mật độ dân số tại các xã khu vực dự án không đồng đều, xã Yên Quang có mật độ dân số cao nhất (620 người/km2) và mật độ dân số xã Quang Sơn (136 người/km2). Quang Sơn cũng là 1 trong 10 xã có mật độ dân cư thấp nhất của tỉnh Ninh Bình.

Thu nhập bình quân đầu người của các xã trong khu vực tiểu dự án khoảng 31 triệu/người/năm. Trong đó thu nhập bình quân đầu người tại xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp cao nhất, đạt 46,9 triệu đồng/người/năm. Nghề nghiệp chủ yếu của các hộ gia đình tại các xã khu vực dự án là nông nghiệp (trồng lúa, ngô), lâm nghiệp (trồng rừng, keo, bạch đàn, tràm…). Tại xã Quang Sơn, nổi tiếng là khu vực có diện tích trồng dứa rộng lớn của cả tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, một diện tích dất nông nghiệp cũng được người dân canh tác cây chè do lợi thế về đất đồi núi. Thu nhập từ 2 loại cây trồng này tạo nguồn thu ổn định và cao hơn so với các địa phương khác của xã Quang Sơn. Thời gian nông nhàn, người dân sẽ tham gia làm thuê (phụ nữ), nam giới làm phụ hồ, thợ xây tăng thu nhập hộ gia đình.

Tổng số hộ nghèo tại các xã khu vực dự án là 576 hộ chiếm 4,9% tổng số hộ của 6 xã. Trong đó, xã Thạch Bình có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất 9% (253 hộ), xã Quang Sơn có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất 1,9% (29 hộ). Các xã khác có tỉ lệ nghèo dao động từ 2,4-6,1%. Có tổng số 715 hộ cận nghèo trong 6 xã khu vực dự án. Trong đó, xã Thạch Bình có 379 hộ (13,5%) cao nhất trong 6 xã. Tỉ lệ hộ cận nghèo thấp tại xã Quang Sơn (1,1%).

Dân tộc thiểu số: 5/6 xã trong khu vực dự án có người dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỉ lệ 38,2% và chủ yếu là người Mường. Xã Yên Quang có tỉ lệ người DTTS sinh sống cao nhất, chiếm 82% so với tổng dân số toàn xã. Tiếp theo là xã Quang Sơn với tỉ lệ này đạt 57%. Xã Quỳnh Lưu là địa phương duy nhất không có người DTTS sinh sống trên địa bàn.

Cơ sở hạ tầng nông thôn

Trong vùng tiểu dự án, tất cả các xã phường đều có trạm y tế xã, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. 100% số hộ sử dụng điện lưới trong sinh hoạt hàng ngày.

Tỷ lệ hộ dùng nước máy nhiều nhất là ở xã Quang Sơn với khoảng 90% người dân; ở xã Phú Long có ba trạm cấp nước sạch nhưng chỉ có một trạm hoạt động, hai trạm còn lại ngừng hoạt động vì nước nguồn từ hồ Đồng Chương ô nhiễm do nước thải từ sân Gold thải ra; Ở xã Quỳnh Lưu có 1/3 số hộ dân trong xã dùng nước máy và tại xã Yên Quang số hộ dùng nước máy là 300 hộ. Nhiều hộ gia đình sử dụng song song hai, ba nguồn nước khác nhau để phục vụ sinh hoạt. Ví dụ như sử dụng nước mưa, nước máy cho ăn uống, nước giếng cho tắm giặt.

Tỉ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt trên 75%. Trong đó xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp có tỉ lệ nhà vệ sinh hợp vệ sinh cao nhất (100%), thấp nhất tại xã Thạch Bình (75%). Các dịch vụ tiện ích trong vùng đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong xã (chợ, mạng điện thoại, internet…). Trong 6 xã phường, có 8 chợ thuộc quản lý của xã/phường. Người dân ở các xã trong vùng tiểu dự án cũng không gặp khó khăn trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa. Cả 6 xã trong vùng tiểu dự án đều đã có dịch vụ bưu điện tạo thuận lợi cho việc giao dịch.

Nghề nghiệp và việc làm

Cơcấu nghề nghiệp và việc làm của người dân các xã trong vùng dự án khá đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau nhưsản xuất nông, lâm, ngưnghiệp, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5%.

Hình 4. 5: Nghề nghiệp của người dân các xã khu vực dự án

Nguồn: Số liệu điều tra kinh tế xã hội tháng 6/2019

Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân trong địa bàn 6 xã chủ yếu là từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài ra còn có từ kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Những năm gần đây, đời sống của nhân dân tiếp tục được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ở các xã đều tăng qua các năm. Năm 2018 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Ninh Bình nói chung đạt 48,43 triệu đồng/người/năm. Bảng số liệu trên đây cho thấy xã có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là xã Quang Sơn với 46,9 triệu/người/năm – xấp xỉ thu nhập bình quan thu nhập đầu người chung của tỉnh, xã có thu nhập bình quan đầu người thấp nhất là xã Thạch Bình với 15 triệu/người/năm. Điều này cũng dễ lý giải, vì Thạch Bình là xã nghèo thuộc huyện miền núi Nho Quan với địa hình phức tạp, nghề chính của người dân chỉ là sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi, vì vậy thu nhập của người dân không cao. Ở xã Quang Sơn thu nhập của người dân cao vì xã có nền sản xuất công nghiệp phát triển với các khu công nghiệp và nhiều nhà máy đang hoạt động. Người dân chủ yếu làm công nhân ở các khu công nghiệp này, thu nhập cao hơn sơ với làm nông nghiệp.

Bảng 4. 11. Đặc điểm kinh tế xã hội của các xã khu vực tiểu dự án

Chi số

Huyện Nho Quan Thị xã TamĐiệp Tổng Yên Quan g Phú Long Thạch Bình Gia Sơn Quỳnh

Lưu Quang Sơn

Diện tích (ha) 1.125 3.017 2.571 749 1.692 3.732

Dân số (người) 6.979 7.031 10.637 4.372 9.335 5.072 43.426

Tỉ lệ người DTTS (%) 82,2 37,6 49 3,3 0 57 38,18

Số hộ gia đình (hộ) 1.924 1.833 2.812 1.163 2.464 1.519 11.715 Quy mô hộ gia đình

(người/hộ) 3,63 3,84 3,78 3,76 3,79 3,34 3,69

Mật độ dân số

(người/km2) 620 233 413 583 551 136 337

TNBQ đầu người (triệu

VNĐ/năm) 29,6 27,5 15 35,6 31,5 46,9 31

Hộ nghèo (hộ) 95 69 253 71 59 29 576

Tỷ lệ hộ nghèo (%) 4,93 3,76 8,99 6,1 2,39 1,9 4,68

Hộ cận nghèo (hộ) 80 62 379 74 103 17 715

Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 4,16 3,38 13,48 6,36 4,18 1,12 3,27

(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội năm 2018 của 6 xã nằm trong TDA)

4.5 Các công trình nhạy cảm

Tiểu dự án được tiến hành tại 10 xã/ thị trấn, nằm rải rác trên địa bàn 4 huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, trong quá trình triền khai trên khu vực rộng lớn sẽ có tác động đến môi trường và các hoạt động dân sinh của dân cư địa phương. Công trình cần lưu ý bởi tác động tại 7 khu vực hồ chứa khi tiến hành sửa chữa và nâng cao an toàn đập được trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 4. 12. Hiện trạng công trình nhạy cảm

Địa điểm Hiện trạng công trình

1. Hồ Yên Quang 1, xã Yên Quang, huyện Nho Quan  Chùa Võ Kho

Nằm trên bờ hồ, ở mặt tiếp giáp với núi đá vôi.  Đình Mống

Đường đi qua đập ngăn hồ 1 và hồ 2 dẫn với khu di tích Đình Mống đã xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh

2. Hồ Đá Lải, xã Phú Long, huyện Nho Quan

Doanh trại quân đội

Nằm trên đường dẫn vào hồ, cách hồ khoảng 400m 3,

Hồ Bãi Lóng, xã Thạch Bình,

Nhà dân nằm ven đường quản lý

huyện Nho Quan 4, Hồ Núi Vá, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp

Trạm nghiên cứu giống lợn

Vị trí dọc đường dẫn vào hồ, cách hồ khoảng 600m

4.6. Đặc điểm quản lý công trình

UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 kèm theo Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó quy định như sau:

- Đối với các tuyến kênh nằm trong địa bàn một xã và có diện tích tưới ≤ 100 ha thì giao cho địa phương quản lý

- Đối với các tuyến kênh có diện tích tưới lớn hơn 100 ha trở lên kênh cấp trên do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi cấp tỉnh quản lý, ngoại trừ công việc trên ruộng sẽ được quản lý trực tiếp bởi người sử dụng. Công ty bố trí cụm trạm, nhóm người thực hiện trên địa bàn dự án thành phần.

- Đơn vị quản lý công trình: Công ty TNHH MTV thủy lợi Ninh Bình sẽ bố trí các lớp đào tạo cho nhóm và số dân hưởng lợi có liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan trong công tác vận hành và bảo trì.

- Đơn vị hưởng lợi trực tiếp là các thôn trên địa bàn lấy nước cung cấp từ hồ, chịu trách nhiệm bảo trì các kênh cấp dưới trên địa bàn thôn quản lý. Đầu tư kinh phí bằng nguồn lao động công ích.

Đơn vị quản lý các công trình hồ chứa thuộc TDA được tóm tắt trong bảng 4.5. Bảng 4. 13: Đặc điểm quản lý các công trình hồ chứa thuộc Tiểu dự án

Tên công trình Địa điểm Đơn vị quản lý công trình Trách nhiệm quản lý

Yên Quang 1 Yên Quang, Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Hồ Đá Lải Phú Long Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Đồng Liềm Quỳnh Lưu,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Vườn Điều Gia Sơn, Nho Quan

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Bãi Lóng Thạch Bình,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Đầm Mố Thạch Bình,

Nho Quan UBND xã

Quản lý cả công trình đầu mối và kênh mương

Núi Vá Quang Sơn, Tam Điệp

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Ninh Bình

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI 5.1 Kiểu và quy mô tác động

Tiểu dự án triền khai trên địa bàn sẽ phát sinh một số tác động trong thời gian thi công, tuy nhiên mức độ tác động không lớn và có thể giảm thiểu. Sau khi hoàn thành thi công, khu vực 07 hồ chứa sẽ được hưởng lợi từ việc phục hồi các dịch vụ/cơ sở công cộng, qua đó xúc tiến tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Các cấu trúc/công trình phòng chống lũ lụt quan trọng được sửa chữa, kiên cố hóa, các tuyến đường và mặt đập phục hồi sẽ làm tăng sự an toàn của người và tài sản trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Các tác động tiêu cực tiềm ẩn được xác định và sàng lọc tại mỗi hợp phần của tiểu dự án từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng đến giai đoạn vận hành và được phân loại theo tính chất của công trình xây dựng. Hầu hết các tác động tiêu cực là tạm thời, cục bộ và có thể đảo ngược do các công trình xây dựng có quy mô nhỏ đến vừa/trung bình. Các tác động có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các công nghệ phù hợp và các biện pháp giảm thiểu cụ thể cùng với sự giám sát chặt chẽ của Tư vấn, Ban QLDA và cộng đồng địa phương.

Bảng dưới đây định nghĩa các mức độ tác động tiêu cực dựa trên các mức độ phát sinh chất thải liên quan đến các hoạt động xây dựng1.

Bảng 5. 1. Tiêu chí phân loại mức tác động tiêu cực

Tác động/Mức độ Thấp Trung bình Cao

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w