Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 53 - 54)

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, biểu hiện của BĐKH ngày càng rõ nét với các hiện tượng ngập lụt, xâm nhập mặn, suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi nhiệt độ, phát thải khí nhà kính… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội và người dân địa phương.

Cụ thể, lượng mưa diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng cực đoan và không theo quy luật trung bình nhiều năm; nền nhiệt độ có xu hướng tăng trong vòng 30 năm trở lại đây. Tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng diễn biến thất thường. Xâm nhập mặn lấn sâu vào cửa sông Đáy từ 35 – 40km, sông Vạc từ 30 – 35km; đã xuất hiện độ mặn 1,3%o tại Âu sông Mới; cánh đồng cói vốn là đặc sản của Ninh Bình cũng biến mất. Giai đoạn gần đây từ 2012 – 2018 độ mặn có xu hướng giảm một phần do ảnh hưởng bởi sự xả lũ từ các công trình thủy điện, hồ chứa trên thượng lưu.

Đặc biệt, hiện tượng ngập lụt diễn ra mạnh mẽ tại Ninh Bình thời gian qua. Với địa thế là hành lang thoát lũ, vùng phân lũ, chậm lũ trong trường hợp thành phố Hà Nội ngập lụt trên sông Đáy; 11 xã thuộc huyện Nho Quan và Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) là vùng hi sinh, đánh đổi cứu lũ cho toàn tỉnh và hạ du, thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ từ tỉnh Hòa Bình tràn về trên sông Hoàng Long.

Một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rõ nét nhất ở sự thay đổi bất thường của thời tiết, các đợt nắng nóng kéo dài trên nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Điển hình là hiện tượng thời tiết cực đoan nắng nóng và hạn hán kéo dài tháng 6 năm 2015 được ghi nhận là kỷ lục trong vòng 40 năm qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các đợt nắng nóng kéo dài là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và gia tăng mức độ cháy rừng.

Ảnh hưởng của BĐKH đến nền nhiệt độ trung bình toàn mùa khô và các tháng trong mùa xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Lượng mưa và mực nước trong sông thấp, tổng lượng mưa toàn mùa khô ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN (TBNN: 248,0 mm) nên có thể thiếu nước và khô hạn trên diện rộng. Do nhu cầu lấy nước tập trung cao, xâm nhập mặn có xu hướng lấn sâu vào sông Đáy và sông Vạc, việc lấy nước của các cống vùng cửa sông khó khăn cũng gây ảnh hưởng hạn cho khu vực ven biển.

Bảng 4. 7. Diện tích ảnh hưởng hạn một số năm gần đây

2010 2011 2012 2014 2015 1 H. Nho Quan 1.800 249 2.037 332 160 2 H. Gia Viễn 380 560 373 524 72 3 H. Hoa Lư 250 141 370 233 328 4 TP. Ninh Bình 70 59 130 68 103 5 TP. Tam Điệp 160 0 369 49 0 6 H. Yên Mô 2.500 1.445 370 100 1054 7 H. Yên Khánh 1.500 227 373 154 432 8 H. Kim Sơn 3.478 500 60 70 900 Tổng 10.138 3.181 4.082 1.530 3.049

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Bình

Bên cạnh những đợt nắng nóng kéo dài thì biến đổi khí hậu cũng gây ra hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và vật nuôi. Những tháng đầu năm 2008 do không khí lạnh tăng cường từ phương Bắc tràn sang nên từ trung tuần tháng 1 đến cuối tháng 2 đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại, đợt rét có nền nhiệt độ thấp và thời gian kéo dài gần 40 ngày, trong đợt rét này nhiệt độ xuống thấp đến mức kỷ lục. Đây là đợt rét đậm rét hại kéo dài nhất trong vòng trên 40 năm qua, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trong tỉnh Ninh Bình.

Tại Ninh Bình, theo số liệu thống kê, hiện tượng sạt lở xảy ra khi có mưa lớn kéo dài nhiều ngày diễn ra ở một số huyện như sau trận bão số 10 vào giữa tháng 9 năm 2019 tại khu vực phường Tân Bình huyện Tam Điệp, đầu năm 2019 tại xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Ngoài ra hiện tượng sạt lở đê, bờ sông cũng được ghi nhận đã xảy ra ở một số khu vực của tỉnh như đê hữu sông Vạc đoạn chảy qua xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, sạt lở kéo dài, có đoạn nứt gần đến mái đê. .

Một phần của tài liệu ESIA Ninh Bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w