Link:https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xu-huong-ung-dung-cong-cu- marketing-ky-thuat-so-tai-cac-truong-dai-hoc-o-viet-nam-300963.html
Nội dung: Xu hướng ứng dụng công cụ marketing kỹ thuật số tại các trường đại học ở Việt Nam
A,Cơ sở lý luận
Thuật ngữ “Marketing kỹ thuật số” đã xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ XX, khi internet ra đời, trở thành công cụ giao tiếp và kinh doanh có giá nhằm tác động đến công chúng (Damyan Ryan, 2012). Tuy nhiên, marketing kỹ thuật số trong thời gian này chỉ gắn với mục tiêu quảng cáo cho khách hàng.
Đến những năm 2000, sự xuất hiện của điện thoại di động và các mạng xã hội đã làm cho nội hàm của marketing kỹ thuật số thay đổi. Marketing kỹ thuật số cho phép cả khách hàng và doanh nghiệp (DN) cùng tham gia xây dựng các chiến lược marketing nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của người dùng và khơi gợi các nhu cầu trong tương lai (Yadav & Pavlou (2014); Brosnan, F. (2012)). Marketing kỹ thuật số cũng đã được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục đại học.
Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo cho phép mở rộng ranh giới của giáo dục (Patrutiu Baltes, 2015). Các trường đại học sử dụng marketing kỹ thuật số nhằm thu hút sinh viên, đồng thời tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của sinh viên, xây dựng hình ảnh của trường theo hướng hiện đại hơn.
65
Đồng thời, cho phép quảng bá thương hiệu của trường tới các sinh viên tiềm năng không chỉ ở trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn xa trên thế giới. Đây cũng là một xu hướng cạnh tranh mới của các trường đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện diện sâu hơn vào đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
Marketing kỹ thuật số làm thay đổi các chiến lược marketing của các trường đại học, ngay ở trong giai đoạn tuyển sinh và trong cả quá trình học, cũng như sau khi tốt nghiệp. Điều này làm tăng sự hài lòng của sinh viên và tạo ra các giá trị gia tăng cho các trường đại học.
B,Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp Case Study để nghiên cứu tình hình ứng dụng marketing kỹ thuật số tại các trường đại học ở Việt Nam. Để đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn 3 trường đại học của Việt Nam để nghiên cứu bao gồm: Đại học Ngoại thương (đại diện cho đại học công lập), Đại học Thăng Long (đại diện cho đại học tư thục) và Đại học RMIT (đại diện cho đại học quốc tế tại Việt Nam).
Việc nghiên cứu 3 trường đại học này nhằm mục đích xem xét việc ứng dụng các công cụ marketing kỹ thuật số có khác nhau hay không tại các trường đại học thuộc ba loại hình trên. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng marketing kỹ thuật số tại các trường đại học, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam.
C,Ứng dụng marketing kỹ thuật số tại một số trường đại học của Việt Nam
Việc ứng dụng các công cụ marketing kỹ thuật số hiện đang được nhiều trường đại học ở Việt Nam quan tâm sử dụng ngày một rộng rãi hơn nhằm thu hút người học, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng - các sinh viên đang theo học tại trường. Phần lớn các trường đại học tại Việt Nam đều có website nhằm cung cấp thông tin tới sinh viên hiện tại trong trường, các đối tượng khác quan tâm đến hoạt động của nhà trường.
Đây là công cụ không thể thiếu của các trường đại học tại Việt Nam (từ các trường công lập đến các trường ngoài công lập). Bảng 1 cho thấy, các công cụ marketing kỹ thuật số tại 3 trường đại học của Việt Nam: Đại học Ngoại thương, Đại học Thăng Long, Đại học RMIT Việt Nam.
D, Kết luận và khuyến nghị
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cho các trường đại học ở Việt Nam nhiều cơ hội để chuyển đổi cách thức hoạt động, không chỉ về phương thức cung cấp dịch vụ đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo, mà còn yêu cầu các trường quan tâm hơn đến các hoạt động marketing nhằm làm nổi bật thương hiệu và uy tín của các trường,
66
qua đó cho phép các trường đại học của Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền giáo dục 4.0 cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với các trường đại học, nhất là các trường đại học công lập ở Việt Nam, vốn bị hạn chế bởi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các rào cản từ thu học phí và các quan điểm mang tính đạo đức xã hội.
Việc cho phép tự chủ đối với một số trường đại học công lập ở Việt Nam như Đại học Ngoại thương sẽ phần nào giảm thiểu các hạn chế về vốn đầu tư mang lại. Song, để marketing kỹ thuật số thực sự là công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh, bản thân các trường đại học cũng cần có các giải pháp phù hợp.
PHẦN 7. KẾT LUẬN