QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ Điều 17 Hạn mức đầu tư của quỹ mở

Một phần của tài liệu Du thao Thong tu huong dan ve viec thanh la va quan ly Quy mo (Trang 27 - 40)

Điều 17. Hạn mức đầu tư của quỹ mở

1. Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ mở được Công ty quản lý quỹ thiết lập trên cơ sở các điều khoản đã quy định rõ tại Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro. Quỹ mở chỉ được đầu tư vào các tài sản tài chính mà giá thị trường hoặc tối thiểu là giá trị hợp lý trong trường hợp không có giá thị trường, luôn có thể được xác định tại mọi thời điểm.

a) Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng là ngân hàng giám sát;

b) Công cụ thị trường tiền tệ, ngoại tệ, giấy tờ có giá theo quy định của luật tổ chức tín dụng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi phát hành bởi tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam; tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không quá một (01) năm;

c) Cổ phiếu của các tổ chức phát hành thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

d) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;

e) Chứng khoán phái sinh giao dịch tại các SGDCK trong nước theo quy định của pháp luật;

f) Việc đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác phát hành bởi các tổ chức trong nước, các chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài và đang giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán và các thị trường có quản lý và có tổ chức của quốc gia là thành viên thuộc khối OECD bao gồm: công cụ thị trường tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Đại hội nhà đầu tư gần nhất.

3. Ngoại trừ quỹ chỉ số, quỹ trái phiếu, quỹ thị trường tiền tệ, tại mọi thời điểm các quỹ mở khác phải tuân thủ các quy định về hạn chế đầu tư như sau:

a) Không được đầu tư vào chúng chỉ quỹ của các quỹ đại chúng, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;

b) Không được đầu tư quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ vào chứng khoán của một tổ chức phát hành. Công ty quản lý quỹ không được đầu tư tài sản của các quỹ mở vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 20% tổng giá trị tài sản ròng tất cả các quỹ mở mà mình đang quản lý;

c) Không được đầu tư vào quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, hoặc vượt quá 10% số chứng khoán phát hành thêm trong một đợt chào bán của một tổ chức phát hành. Quy định này không áp dụng trong trường hợp trái phiếu Chính phủ, công cụ thị trường tiền tệ phát hành bởi Ngân hàng Nhà nước;

d) Không được đầu tư quá 5% tài sản ròng của quỹ vào chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch;

e) Không được đầu tư quá 30% tài sản của quỹ vào một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;

f) Không được đầu tư vào chứng khoán được phát hành bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức kiểm toán, tổ chức nắm giữ từ 5% trở lên số đơn vị quỹ đang lưu hành, tổ chức là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, thành viên Ban đại diện quỹ;

g) Tổng giá trị hợp đồng phải thanh toán trong các giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết tại các SGDCK trong nước không được vượt quá 10% giá trị tài sản ròng của quỹ;

h) Trường hợp Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, quỹ mở không được đầu tư quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ vào cổ phiếu của các tổ chức phát hành riêng lẻ, hoặc vào các tài sản tài chính, chứng khoán quy định tại điểm f khoản 2 Điều này;

i) Không được cho vay, đi vay dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào trái với các quy định tại Điều 18 Thông tư này và khoản 4 Điều 32 Thông tư này;

j) Không được đầu tư vào bất động sản.

4. Đối với trường hợp quỹ thị trường tiền tệ thì phải bảo đảm:

a) Không được đầu tư vào các giấy tờ có giá, công cụ thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn vượt quá 360 ngày; không được đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật nước ngoài;

b) Không được đầu tư quá 30% giá trị tài sản ròng của quỹ vào giấy tờ có giá, công cụ thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn còn lại vượt quá 90 ngày;

c) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị các khoản tiền gửi, giấy tờ có giá, công cụ thị trường tiền tệ do một tổ chức tín dụng phát hành không được vượt quá 20% giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm.

d) Tại mọi thời điểm, tối thiểu 80% giá trị tài sản ròng quỹ của quỹ được đầu tư vào công cụ thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi hoặc ký gửi tại các ngân hàng xếp loại A bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Trừ trường hợp quy định tại điểm i, j khoản 3 Điều này, cơ cấu đầu tư của quỹ mở có thể sai lệch nhưng không quá mười lăm phần trăm (15%) so với các hạn chế đầu tư quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Các sai lệch phải là kết quả của các nguyên nhân sau:

a) Do tăng, giảm giá thị trường của tài sản đầu tư theo biến động của thị trường và các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ;

c) Do việc mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư.

d) Do việc chia, tách quỹ theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quy định tại điểm c khoản 5 Điều 15 Thông tư này.

6. Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về các sai lệch so với hạn chế đầu tư quy định tại khoản 5 Điều này. Trong thời hạn tối đa ba (03) tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm tuân thủ các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Ngoại trừ quỹ thị trường tiền tệ, trong thời hạn tối đa là sáu (06) tháng kể từ ngày Quỹ được cấp Giấy chứng nhận thành lập, quỹ mở phải bảo đảm:

a) Tổng giá trị các khoản tiền mặt, các khoản tương đương tiền, giấy tờ có giá và các công cụ thị trường tiền tệ theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này không được vượt quá 40% giá trị tài sản ròng của quỹ;

b) Tổng giá trị các khoản tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi do cùng một tổ chức tín dụng phát hành không được vượt quá 10% giá trị tài sản ròng của quỹ.

Điều 18. Hạn mức vay của quỹ mở

1. Công ty quản lý quỹ không được phép vay dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả dưới hình thức hợp đồng phái sinh thỏa thuận, để tài trợ cho hoạt động của quỹ mở, ngoại trừ các trường hợp sau:

a) Vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ;

b) Vay ngắn hạn để mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu của nhà đầu tư. 2. Tổng giá trị các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại thời điểm vay. Thời hạn vay trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 tối đa là ba mươi (30) ngày và thời hạn vay trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 tối đa là ba (03) tháng. Đối với trường hợp vay cho mục tiêu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì giá trị không được vượt quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm.

3. Khi thực hiện các khoản vay cho quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ chỉ được phép vay từ các tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phù hợp với quy định khác có liên quan, chi phí trả lãi cho khoản vay được hạch toán vào chi phí của quỹ.

4. Giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ mở có thể sai lệch so với các hạn mức vay quy định tại khoản 2 Điều này. Các sai lệch phải là kết quả của việc giảm giá trị tài sản ròng của quỹ theo biến động của thị trường và các khoản thanh toán hợp

pháp của quỹ.

5. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ mở để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác.

Điều 19. Hoạt động giao dịch của quỹ mở

1. Khi thực hiện các giao dịch mua tài sản cho quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định sau:

a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, các lệnh giao dịch phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tập trung của Sở Giao dịch Chứng khoán;

b) Đối với các cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch, cổ phiếu trong hoạt động đấu giá cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng, thì quỹ mở chỉ được mua các chứng khoán này trong trường hợp tổ chức phát hành đã có cam kết tại Bản Cáo bạch hoặc các tài liệu tương đương về việc sẽ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trên SGDCK trong thời hạn tối đa là sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, đấu giá cổ phần hóa hoặc kể từ thời điểm thực hiện giao dịch;

c) Việc mua chứng khoán trong đợt phát hành riêng lẻ, mua chứng khoán theo phương thức thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch, thì phải bảo đảm giá mua không vượt quá giá bình quân gia quyền của giá thị trường trong 30 ngày có giao dịch liên tục gần nhất trước thời điểm thực hiện giao dịch. Việc mua chứng khoán trong các đợt tham gia đấu giá cổ phần hóa, thì phải bảo đảm giá mua không vượt quá mức giá đấu bình quân thành công.

2. Khi thực hiện các giao dịch bán tài sản của quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, các lệnh giao dịch phải thực hiện trên hệ thống giao dịch tập trung của Sở Giao dịch Chứng khoán;

b) Đối với các chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, hoặc đối với các chứng khoán niêm yết thực hiện bán theo phương thức thỏa thuận, thì mức giá bán không thấp hơn giá trị bình quân gia quyền của giá thị trường trong thời gian 30 ngày có giao dịch liên tục gần nhất trước thời điểm thực hiện giao dịch.

1. Công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức được ủy quyền xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ mở và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ tối thiểu một (01) lần trong một (01) tuần trên cơ sở giá thị trường, giá trị hợp lý của các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ. Tần suất xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ tối thiểu phải bằng tần suất công ty quản lý quỹ phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ. Trường hợp công ty quản lý quỹ phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ mở hàng ngày, thì việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ cũng phải được thực hiện hàng ngày.

2. Tại ngày giao dịch kế tiếp sau ngày định giá, Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin về các giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trên ít nhất là một tờ báo viết Trung ương, trên các phương tiện thông tin đại chúng quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Nội dung công bố thông tin quy định tại Phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Giá trị tài sản ròng của Quỹ được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản có trong danh mục xác định tại ngày định giá theo phương thức quy định tại Điều 21 Thông tư này trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ, bao gồm các khoản nợ, các nghĩa vụ thanh toán của Quỹ tính đến ngày định giá.

4. Giá trị tài sản ròng của một đơn vị quỹ bằng giá trị tài sản ròng của Quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành tại ngày định giá. Giá trị tài sản ròng là số thập phân và được làm tròn tới chữ số thứ tư sau dấu phẩy.

5. Công ty quản lý quỹ phải thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ. Hội đồng thẩm định giá bao gồm nhân viên thuộc bộ phận xác định giá trị tài sản ròng, bộ phận quản lý tài sản của quỹ và bộ phận kiểm soát nội bộ. Định kỳ hàng quý, Hội đồng thẩm định phải gửi Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty quản lý quỹ báo cáo thẩm định về việc tuân thủ các quy định nội bộ của công ty liên quan tới phương thức, quy trình xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, định giá chứng chỉ quỹ và các vấn đề có liên quan.

6. Công ty quản lý quỹ phải lựa chọn tối thiểu ba (03) Công ty chứng khoán, tổ chức định giá chuyên nghiệp được cấp phép không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát và phù hợp với các quy định khác (nếu có) của Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch để cung cấp báo giá các chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch, các chứng khoán không có thị trường giao dịch và các tài sản khác. Danh sách của các công ty chứng khoán, tổ chức định giá cung cấp báo giá phải

được Ngân hàng giám sát chấp thuận, được quy định tại Điều lệ quỹ và giải thích và công bố tại công khai tại Bản Cáo bạch gần nhất.

7. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng Sổ tay định giá nhằm xác định giá trị đơn vị quỹ và xác định giá trị tài sản ròng của quỹ. Trước khi áp dụng Sổ tay định giá, các nội dung quy định tại điểm b, c, d khoản này phải được sự chấp thuận bởi Ngân hàng giám sát, được giải thích rõ và công bố công khai tại Bản Cáo bạch. Sổ tay định giá phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:

a) Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định giá; b) Nguyên tắc lựa chọn, thay đổi các công ty chứng khoán, các tổ chức định giá quy định tại khoản 6 Điều này để cung cấp báo giá và hỗ trợ việc xác định các giá trị tài sản trong danh mục của quỹ. Nguyên tắc lựa chọn, thay đổi các công ty chứng khoán, các tổ chức định giá phải được quy định rõ tại Điều lệ Quỹ;

c) Nguyên tắc xác định giá nhằm bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ Quỹ, được giải thích rõ và công bố tại Bản Cáo bạch gần nhất và phải phù hợp với quy định tại Điều 21 Thông tư này.

d) Phương thức và quy trình chi tiết hướng dẫn việc xác định giá trị các tài sản trong danh mục của quỹ bảo đảm bao hàm tất cả các loại tài sản có trong danh mục, kể

Một phần của tài liệu Du thao Thong tu huong dan ve viec thanh la va quan ly Quy mo (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w