NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Điều 39 Các quy định chung về Ngân hàng giám sát

Một phần của tài liệu Du thao Thong tu huong dan ve viec thanh la va quan ly Quy mo (Trang 74 - 82)

2 × Giá trị tài sản ròng của quỹ bình quân trong kỳ báo cáo × Thời gian Quỹ đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp

NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Điều 39 Các quy định chung về Ngân hàng giám sát

Điều 39. Các quy định chung về Ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát do Công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Chứng khoán và không phải là người có liên quan với Công ty quản lý quỹ.

2. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ và bảo quản tài sản của quỹ (sau đây gọi tắt là nhân viên nghiệp vụ) không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với Công ty quản lý quỹ và ngược lại.

3. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên nghiệp vụ không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của Quỹ.

4. Nếu phát sinh các trường hợp khiến cho ngân hàng không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, hoặc vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng phải ngay lập tức thông báo cho Công ty quản lý quỹ và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

5. Để thực hiện việc giám sát hoạt động cho một quỹ, Ngân hàng giám sát phải đảm bảo có tối thiểu 02 nhân viên nghiệp vụ. Các nhân viên nghiệp vụ phải có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán như sau:

b) Chứng chỉ Luật áp dụng trong ngành chứng khoán.

6. Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước : a) Hợp đồng giám sát;

b) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại khoản 5 Điều này của các nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giám sát Quỹ và các nhân viên bộ phận quản trị quỹ. Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này này, bản sao hợp lệ Bằng đại học và tài liệu hợp pháp chứng minh năm kinh nghiệm của nhân viên làm việc tại bộ phận định giá tài sản ròng của Quỹ;

c) Cam kết của Ngân hàng giám sát về việc đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Điều 40. Hoạt động lưu ký tài sản Quỹ của Ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát được ủy thác cho tổ chức có chức năng lưu ký tài sản (tổ chức lưu ký phụ) để thực hiện việc lưu ký các tài sản ở nước ngoài của quỹ. Trong trường hợp này ngân hàng giám sát phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như mọi chi phí phát sinh liên quan tới các hoạt động ủy thác lưu ký này. Hoạt động ủy thác này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Tổ chức lưu ký phụ phải là thành viên lưu ký đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nước ngoài và là thành viên của Trung tâm Lưu ký hoặc tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài tương đương;

b) Tổ chức lưu ký phụ chỉ thực hiện các nghĩa vụ theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của Ngân hàng giám sát được quy định cụ thể tại Hợp đồng ủy thác lưu ký được ký kết với Ngân hàng giám sát;

c) Ngân hàng giám sát phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc ủy quyền thực hiện các hoạt động giám sát, lưu ký tài sản của quỹ. Ngân hàng giám sát phải bảo đảm quan hệ uỷ quyền trách nhiệm trong hoạt động quản trị quỹ cho các tổ chức này không gây ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của nhà đầu tư vào Quỹ;

d) Đảm bảo rằng các tài sản ký danh của quỹ phải được xác định rõ là tài sản của Quỹ, được đăng ký phù hợp với quy định nước ngoài. Tài sản của quỹ phải được quản lý tách biệt với tài sản của các tổ chức, cá nhân khác;

e) Tổ chức lưu ký phụ có quyền tái lưu ký tài sản tại tổ chức lưu ký chứng khoán mà họ là thành viên, phù hợp với quy định tại nước sở tại và tại Hợp đồng ủy thác lưu ký ký kết với Ngân hàng giám sát.

2. Hoạt động lưu ký tài sản Quỹ phải đảm bảo:

a) Mọi tài sản của Quỹ phải lưu ký dưới tên của Quỹ, và Công ty quản lý quỹ là đại diện được ủy quyền thay mặt Quỹ thực hiện các giao dịch tài sản của Quỹ. Ngân hàng giám sát phải bảo đảm thực hiện việc đăng ký tài sản của Quỹ dưới tên của Quỹ trong thời gian sớm nhất theo quy định của Điều lệ Quỹ và phù hợp với các quy định của pháp luật;

b) Ngân hàng giám sát phải quản lý và lưu ký tách biệt tài sản của Quỹ với tài sản của Ngân hàng giám sát và các tài sản của các tổ chức, cá nhân khác. Mỗi Quỹ được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán riêng biệt, tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của các tổ chức, cá nhân khác.

c) Việc chuyển giao tài sản trong quá trình hoạt động của Quỹ chỉ được phép thực hiện theo chỉ thị bằng văn bản của Công ty quản lý Quỹ theo đúng quy định tại Hợp đồng giám sát;

d) Việc thanh toán giao dịch được thực hiện theo quy định chung và các điều khoản được quy định rõ tại Hợp đồng giám sát, ngay sau khi nhận được yêu cầu thanh toán hợp lệ bằng văn bản kèm theo thông báo kết quả giao dịch của công ty chứng khoán hoặc các chứng từ khác với những nội dung sau:

- Chứng khoán được chuyển nhượng; - Thời điểm chuyển nhượng;

- Bên mua và bên bán chứng khoán;

- Số lượng chuyển nhượng, giá chuyển nhượng và giá trị giao dịch phải thanh toán

e) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định hiện hành, ngoại trừ trường hợp mà Công ty quản lý quỹ có những yêu cầu cụ thể khác. Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán phải phù hợp với số lượng chứng khoán và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán;

f) Các giao dịch cho Quỹ bao gồm các hoạt động nhận tiền, thanh toán giao dịch, nhận cổ tức, lãi trái phiếu và các khoản thu nhập khác, phải được xác định rõ là thuộc về Quỹ. Trường hợp giao dịch thông qua Ngân hàng lưu ký nhận lưu ký theo ủy quyền, các giao dịch này phải được xác định rõ là thuộc về Quỹ.

3. Ngân hàng giám sát phải thực hiện kịp thời và đầy đủ các hoạt động chứng khoán và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu chứng khoán của Quỹ theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của Công ty quản lý quỹ.

4. Ngân hàng giám sát phải đảm bảo có hệ thống kỹ thuật phù hợp để tự động tiếp nhận, theo dõi, thực hiện và hạch toán các lệnh và các giao dịch liên quan tới tài sản của Quỹ, ngoại trừ trường hợp có những chỉ thị cụ thể khác bằng văn bản của Công ty quản lý quỹ. Hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau:

a) Tiếp nhận các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư, chỉ thị thanh toán hợp pháp của Công ty quản lý quỹ;

b) Thu, chi, hạch toán cổ tức, lãi trái phiếu, lãi vốn và các khoản thu nhập; c) Hạch toán chứng khoán trong các giao dịch mua bán, phát hành thêm; d) Thực hiện các bút toán, thanh toán các khoản chi; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Nhận và thực hiện các bút toán ghi sổ vào tài khoản chứng khoán từ các đợt phát hành thêm, tái cơ cấu tổ chức phát hành, chia, tách cổ phiếu và các hoạt động điều chỉnh khác có liên quan.

Điều 41. Hoạt động giám sát của Ngân hàng Giám sát

1. Trong hoạt động giám sát, Ngân hàng giám sát phải bảo đảm:

a) Thực hiện việc giám sát hoạt động của Công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ mở theo đúng quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán và Điều lệ Quỹ;

b) Ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của Quỹ do Công ty quản lý quỹ lập. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm kiểm tra quy trình và nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giám sát việc thực hiện công tác xác định giá tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ do Công ty quản lý quỹ thực hiện. Ngân hàng giám sát phải đảm bảo rằng quy trình, phương pháp, nguyên tắc xác định giá tài sản ròng của Quỹ là cẩn trọng, tuân thủ theo các quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ Quỹ và giá trị tài sản ròng tính toán bởi Công ty quản lý quỹ là chính xác;

c) Ngân hàng giám sát phải giám sát hoạt động đầu tư của quỹ thực hiện bởi Công ty quản lý quỹ tuân thủ theo các quy định tại Điều 17, 18, 19 Thông tư này và các quy định khác tại Luật Chứng khoán, các quy định về tổ chức và hoạt động Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, các quy định khác có liên quan tại Thông tư này và các quy định tại Điều lệ Quỹ. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định pháp luật, Ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

và thông báo trong vòng hai mươi tư (24) giờ cho Công ty quản lý quỹ đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;

d) Ngân hàng giám sát phải kiểm tra, giám sát bảo đảm các giao dịch tài sản của quỹ là tuân thủ các quy định về hạn chế đối với hoạt động của Công ty quản lý quỹ tại Quy chế Tổ chức hoạt động Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành;

e) Ngân hàng giám sát phải thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời lệnh hoặc các chỉ thị hợp pháp khác của Công ty quản lý quỹ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản;

f) Ngân hàng giám sát phải bảo đảm chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định pháp luật, đã được quy định rõ tại Điều lệ Quỹ và công bố tại Bản Cáo bạch gần nhất.

2. Trường hợp Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, Quỹ phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và các quy định khác về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành, Ngân hàng giám sát phải thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ theo chỉ thị hợp pháp của Công ty quản lý quỹ. Trong trường hợp thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do sai sót của Công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn và không thể thu hồi được từ nhà đầu tư đã từng sở hữu chứng chỉ quỹ, phần thiệt hại này sẽ được ghi nhận và thực hiện các bút toán khấu trừ vào tài sản của Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Đại hội nhà đầu tư và đã được báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Ngân hàng giám sát chỉ được phép sử dụng tiền và tài sản của Quỹ để thanh toán các khoản phí và chi phí của Quỹ theo đúng các quy định pháp luật và tại Điều lệ Quỹ, Bản Cáo bạch. Thực hiện việc thanh lý tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật.

4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ của Ngân hàng giám sát và Công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật theo quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Các tài liệu này phải được gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, kể cả các tài liệu thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định về thông tin và bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, hồ sơ này phải được lưu trữ tối thiểu trong thời gian mười lăm (15) năm.

5. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho Công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận theo quy định của pháp luật và các quy định trong hợp đồng giám sát.

6. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu Công ty quản lý quỹ cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của Quỹ, đảm bảo rằng Ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ, Công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật.

7. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ quản trị quỹ cho Công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ quản trị quỹ tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo được quản lý tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống báo cáo, cơ sở dữ liệu điện tử đối với bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của Ngân hàng Giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ quản trị quỹ tại Ngân hàng giám sát phải đảm bảo có nhân viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán hoặc kế toán.

Điều 44. Hoạt động của ngân hàng giám sát khi phát hiện sai phạm của Công ty quản lý quỹ

1. Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về các giao dịch tài sản của Quỹ cho Ngân hàng giám sát để đảm bảo Ngân hàng giám sát có đủ thông tin nhằm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giám sát đối với Quỹ theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp Ngân hàng giám sát phát hiện các giao dịch tài sản Quỹ không phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ, hoặc vượt quá thẩm quyền của Công ty quản lý quỹ và đã thông báo cho Công ty quản lý quỹ thì Công ty quản lý quỹ phải huỷ bỏ giao dịch đó hoặc thực hiện mua hoặc bán tài sản của Quỹ nhằm phục hồi vị thế Quỹ bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ trong thời gian tối đa là ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo từ Ngân hàng giám sát. Mọi chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và những tốn thất của Quỹ do Công ty quản lý quỹ chịu, không được tính vào chi phí quản lý quỹ. Mọi thu nhập nếu phát sinh từ giao dịch này phải hạch toán vào quỹ.

2. Trường hợp Công ty quản lý quỹ không thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế Quỹ bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ và Bản Cáo bạch trong thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa là bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày ngân hàng giám sát gửi thông báo cho Công ty quản lý quỹ.

3. Công ty quản lý quỹ có quyền từ chối thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng giám sát. Trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải giải trình theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong đó nêu rõ lý do, nguyên nhân. Trong thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải trình của Công ty quản lý quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản về

Một phần của tài liệu Du thao Thong tu huong dan ve viec thanh la va quan ly Quy mo (Trang 74 - 82)