3. Đánh giá chung về công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN
1.3. Nhận thức, hành động củaBHXH tỉnhĐiện Biên
Để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Đề án BHYT toàn dân, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị, Kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT, trong đó có công tác truyền thông, cụ thể:
Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 04/4/2013 của Tỉnh ủy Điện Biên; Kế hoạch số 1698/KH-UBND ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 683/KH- BHXH ngày 17/7/2013 của BHXH tỉnh khẳng định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN.
Kế hoạch số 1944/KH-UBND ngày 05/7/2016 của UBND tỉnh khẳng định công tác tuyên truyền phải được xác định là nhiệm vụ của toàn xã hội và một trong những giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT (đến năm 2020, tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn phải đạt 99% trên tổng số dân toàn tỉnh) là phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT; Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH, BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU, yêu cầu Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích,
vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH đối với bảo đảm ASXH, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách BHXH, đồng thời, xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.
Xuất phát từ thực tiễn của công tác truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Điện Biên nói riêng; Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra cũng như sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện đại, truyền thông xã hội, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới; BHXH tỉnh Điện Biên xác định, phải đổi mới toàn diện từ nhận thức, trách nhiệm, tổ chức bộ máy, cách thức phương pháp thực hiện; yêu cầu đặt ra là phải có lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, gắn kết chặt chẽ, liên thông giữa công tác tư tưởng, chính trị và công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống nhất, bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
Trước hết, BHXH tỉnh Điện Biên xác định cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong toàn tỉnh đối với công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN cụ thể:
- Tổ chức quán triệt tới các tập thể và cá nhân trong toàn ngành nhận thức đầy đủ hơn về công tác truyền thông, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT. Công tác truyền thông phải được tiến hành một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ hành vi, có vai trò mở đường, hướng dẫn dư luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện được thuận lợi, hiệu quả. Yêu cầu thực hiện công tác truyền thông phải luôn chủ động, kịp thời, thường xuyên, liên tục để người tham gia thụ hưởng hiểu biết, tuân thủ,chấp hành, nhất là khi có sự thay đổi chính sách, pháp luật, chế độ BHXH, BHYT hoặc khi xảy ra sự cố truyền thông thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
7 5
- Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sựĐảng BHXH Việt Nam về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới”. Cần thực hiện nghiêm túc hiệu quả 06 nhiệm vụ và giải pháp đã được Nghị quyết số 96/NQ-BCS chỉ ra; từ việc nâng cao nhận thức trách nhiệm, quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực truyền thông; sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư; tổ chức tốt truyền thông xã hội; xây dựng, phát triển các phương tiện truyền thông trong Ngành; nâng cao chất lượng công tác phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của nhân dân.
- Cấp ủy Đảng và lãnh đạo các đơn vị cùng đảng viên, CCVC, hợp đồng lao động BHXH tỉnh có trách nhiệm và ý thức tham gia tổ chức công tác truyền thông về chính sách, pháp luật, chế độ BHXH, BHYT; đặc biệt là khi có yêu cầu phối hợp tổ chức triển khai thực hiện xã hội trong những thời điểm nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Cần thay đổi tư duy, cách làm cũ, từ tuyên truyền, cổ động một chiều, áp đặt chuyển mạnh sang giai đoạn tổ chức truyền thông có bài bản, chiến lược, chủ động, tích cực, thường xuyên liên tục. Theo đó, cần hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan báo chí, tăng cường chia sẻ, trao đổi, tương tác, cung cấp thông tin, tuyên truyền, giải thích, định hướng dự luận, tập trung vào những vấn đề mà người lao động, nhân dân quan tâm, chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng về chính sách, quy định của pháp luật BHXH, BHYT.
- Bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ giải pháp này, cần thiết thực hiện các biện pháp thi đua khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Việc nhận thức đúng, có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện và phối hợp triển khai hiệu quả công tác truyền thông được coi là một tiêu chí đánh giá chấm điểm thi đua, khen thưởng hằng quý, hằng năm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, CCVC, NLĐ BHXH tỉnh. Tập thể, cá nhân không có ý thức xây dựng, thiếu trách nhiệm trong công tác truyền thông, vi phạm kỷ luật phát
ngôn, ảnh hưởng xấu tới Ngành, phương hại đến lợi ích quốc gia, tùy theo mức độ sai phạm sẽ chịu hình thức xử lý nghiêm minh.
Thứ hai, cần tổ chức hiệu quả truyền thông xã hội.
Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng bộ thống nhất giao Văn phòng làm nhiệm vụ đầu mối, tham mưu, tổng hợp dư luận xã hội và thông tin phản hồi trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chế độ BHXH, BHYT; thực hiện vai trò định hướng, tổ chức thực hiện hiệu quả truyền thông xã hội; chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ truyền thông xã hội, phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trong việc đấu tranh phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thông tin, phát ngôn lệch lạc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngành và chính sách BHXH, BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu đảng viên, CCVC, hợp đồng lao động BHXH tỉnh Điện Biên, mỗi người là một “Thông tin viên” nêu cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công tác truyền thông xã hội; theo dõi sát sao, nắm bắt thông tin phản hồi trên báo chí, mạng xã hội và dư luận cán bộ, nhân dân phản ánh các mặt tiêu cực, tích cực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, BHXH, BHYT trong phạm vi lĩnh vực và địa bàn công tác; kịp thời cung cấp cho đơn vị chức năng được giao và sẵn sàng phối hợp thực hiện nhiệm vụ truyền thông xã hội khi có yêu cầu.
Để tập trung sức mạnh toàn hệ thống, BHXH tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các phòng chức năng và Giám đốc BHXH các huyện, thị, thành phố có trách nhiệm tổ chức việc nắm bắt thông tin phản hồi, dư luận trong và ngoài Ngành từ cơ sở.