Giải pháp để đổi mới công tác truyềnthông BHXH,BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 82)

2.1. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHXH

BHXH, BHYT là một trong những chính sách xã hội quan trọng, đóng vai trò trụ cột trong nền ASXH của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề này. Để NSDLĐ, NLĐ và toàn thể các tầng lớp nhân dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT, công tác truyền thông cần phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Một trong những giải pháp quan trọng là phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Nhất là việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong việc tổ chức truyền thông thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.

Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 đã xác định, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ BHXH, BHYT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống ASXH; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham giaBHXH, BHYT. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT. Điều này cho thấy tính nhất quán trong việc đánh giá vai trò quan trọng hàng đầu về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của các tổ chức đảng và chính quyền các cấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp này, Nghị quyết cũng yêu cầu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị.

Tuy nhiên, trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác truyền thông trong toàn Ngành BHXH còn có những mặt hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư; việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược; đôi khi còn thụ động, lúng túng, xử lý theo tình huống, sự vụ; công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu

đồng bộ; phương pháp thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội. Trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ trên đòi hỏi phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT; tích cực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, ngày 24/8/2017 Nghị quyết số 96/NQ-BCS của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam ra đời và yêu cầu: “Cấp ủy đảng và lãnh đạo các đơn vị, cùng cán bộ, đảng viên, CCVC, NLĐ trong toàn Ngành có trách nhiệm và ý thức tham gia tổ chức công tác truyền thông về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; đặc biệt là khi có yêu cầu phối hợp tổ chức triển khai thực hiện truyền thông xã hội trong những thời điểm nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp để đạt hiệu quả cao nhất”.

Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Nghị quyết khẳng định, thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Trên tinh thần của Nghị quyết số 21/NQ-TW của Bộ Chính trị;Nghị quyết số 28-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và định hướng của BHXH Việt Nam, nhóm tác giả xác định, cần tiếp tục tích cực tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, giải pháp cụ thể là:

- Tham mưu cho Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện quán triệt Nghị quyết số 21/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 32-CT/TU của Tỉnh ủy.

- Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII ; Nghị quyết số 18-NQ/TU của Tỉnh ủy tại Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh và Hội nghị giao ban Báo chí hằng tháng.

- Chỉ đạo Ban Tuyên giáo thường xuyên định hướng thông tin, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thông tin theo đúng những quy định của pháp luật, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, BHYT, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia; đồng thời phê phán lên án đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

- Chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH các cấp trong việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền BHXH, BHYT và các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi BHXH, BHYT.

- Hàng năm, Hội đồng nhân dân các cấp đưa chỉ tiêu về BHXH, BHYT thành chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương; chú trọng phát huy vai trò của hệ thống chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động truyền thông thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

- Gắn tiêu chí xếp loại tổ chức đảng với việc chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước về BHXH, BHYT, đặc biệt nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHXH.

2.2. Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông truyền thông

Để nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN, trước hết, cần quan tâm đúng mức đến việc bố trí cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, nếu không có cán bộ, hoặc cán bộ không đủ năng lực chuyên môn làm công tác truyền thông tại cơ sở thì không thể nâng cao được hiệu quả công tác truyền

thông. Những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí cán bộ làm công tác truyền thông. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020", đặc biệt là theo tinh thần của Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH thì vẫn chưa đáp ứng được. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giải pháp quan trọng đầu tiên chính là khắc phục tình trạng bất cập hiện nay về công tác cán bộtruyền thông. Trong đó, nên xem xét việc hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy truyền thông.

Trên cơ sở tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác truyền thông hiện nay, căn cứ đề án xây dựng vị trí việc làm đã được BHXH Việt Nam phê duyệt, một trong những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác truyền thông BHXH, BHYT đó là:

2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác truyền thông

BHXH các tỉnh cần bố trí đủ số cán bộ làm công tác truyền thông chuyên trách (hiện nay, cán bộ làm công tác truyền thông vẫn phải thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm). Từng bước đề nghị BHXH Việt Nam nghiên cứu việc thành lập Phòng Tuyên truyền tại BHXH tỉnh (tại BHXH tỉnh đang thực hiện theo mô hình Tổ tuyên truyền); Tổ Tuyên truyền kết hợp với tư vấn giải đáp chế độ, chính sách tại BHXH các huyện, thị, thành phố để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, sự quan tâm đầu tư và mang tính chuyên nghiệp, bắt kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội.

2.2.2. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ truyền thông

Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông có vai trò quan trọng. Trước hết, cần phải bố trí đủ số lượng cán bộ làm công tác truyền thông chuyên trách tại BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị, thành phố. Hàng năm, hạn chế việc thay đổi, luân chuyển cán bộ làm công tác truyền thông, đồng thời, từng bước xem xét bố trí cán bộtruyền thông (kiêm nhiệm) tại BHXH cấp huyện.

Đề nghị lãnh đạo BHXH Việt Nam xem xét việc ban hành quy định về chuẩn hóa cán bộtruyền thông của Ngành. Theo đó, người được phân công làm công tác truyền thông, ngoài những tiêu chí chung đối với viên chức của Ngành do BHXH Việt Nam quy định, còn cần thêm những tiêu chí về kỹ năng nói, viết, kỹ năng tham mưu, tổ chức sự kiện. Bởi những điều này, nên khi tuyển dụng cán bộ làm công tác truyền thông nên chăng áp dụng hình thức xét tuyển trực tiếp (phỏng vấn), để qua đó có thể thẩm tra, đánh giá được những phẩm chất và kỹ năng của đối tượng dự tuyển. Đối với số cán bộ hiện đang làm công tác truyền thông trong Ngành cần được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn do Trường Nghiệp vụ BHXH Việt Nam đào tạo, hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này để mở các lớp tập huấn theo định kỳ.

Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộtruyền thông. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác truyền thông trong giai đoạn mới, việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụtruyền thông nói chung và nhất là kỹ năng, phương pháp tổ chức các sự kiện như: Hoạt động truyền thông trực tiếp dưới hình thức các cuộc đối thoại, tọa đàm với các nhóm đối tượng tại cơ sở; phương pháp tổ chức các hoạt động truyền thông trên hệ thống Truyền thanh cơ sở.... Bởi, đây chính là những hình thức truyền thông đã đem lại hiệu

quả tích cực trong những năm qua. Công tác bồi dưỡng đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộtruyền thông cần được tiến hành thường xuyên, liên tục; tập trung vào những vấn đề sau:

+ Kỹ năng tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác truyền thông tại BHXH các tỉnh, BHXH các huyện, thị, thành phố.

+ Kỹ năng phối hợp truyền thông với các sở, ngành, phòng, ban, các cơ quan, đoàn thể tổ chức đối thoại, tọa đàm ở cơ sở.

+ Kỹ năng viết bài, thiết kế các ấn phẩm truyền thông. + Kỹ năng phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài. + Kỹ năng tổ chức truyền thông trực quan...

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc (Học tiếng nói của đồng bào dân tộc).

+ Kỹ năng tư vấn, đối thoại tới đội ngũ cán bộ truyền thông các huyện, thị, thành phố và nhân viên đại lý.

2.3. Giải pháp đổi mới thực hiện các chương trình phối hợp truyềnthôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN thôngchính sách BHXH, BHYT, BHTN

2.3.1. Tăng cường công tác phối hợp truyền thông trực tiếp theo cácnhóm đối tượng tại cơ sở nhóm đối tượng tại cơ sở

Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 khẳng định: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân, trong đó một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ vềBHXH, BHYT.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Nghị quyết cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, BHXH Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết, pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT.

Theo đó, liên tục trong 05 năm (2013-2018), BHXH tỉnh đã tích cực tham mưu cho Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan như: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Sở Giáo dục, với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Công an tỉnh, Tòa án tỉnh, Cục thi hành án dân sự,….phối hợp với cơ quan

BHXH các cấp xây dựng Chương trình phối hợp liên ngành, trong đó, coi trọng công tác phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT. Trên cơ sở các Chương trình phối hợp, tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT. Có thể nói đây là giải pháp có hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, trong 05 năm qua, BHXH tỉnh đã tham mưu cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chỉ đạo các cơ quan truyền thông tích cực truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền thông qua Hội nghị Giao ban báo chí và Hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh; Từ năm 2016, BHXH tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đăng tin, bài tuyên truyền về BHXH, BHYT tại cuốn sinh hoạt chi bộ của Ban Tuyên giáo với số lượng 3000 cuốn/số/tháng, phát hành đến các Chi bộ thuộc Đảng bộ địa phương.

Từ năm 2016, phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; Tuyên truyền xuống cơ sở thông qua Sổ tay sinh hoạt được phát hành định kỳ theo quý với số lượng ấn phẩm lên tới 2.100 cuốn, được phát hành tới các chi Hội, tổ Hội tại các xã, phường, thôn, bản, các tổ hợp tác, cụm dân cư, tổ nghề nghiệp,…trên địa bàn toàn tỉnh.

Từ năm 2015 đến nay, BHXH đã phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn, Bưu điện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Sở Y tế tổ chức hàng trăm Hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới cán bộ, hội viên các tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân tại cơ sở.

Đặc biệt, trong 04 năm (2015-2018), phối hợp tổ chức thành công hàng trăm Hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp về chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới nhiều nhóm đối tượng, trong đó đông đảo nhất là nông dân và lao động khu vực nông thôn; tiểu thương, cán bộ, hội viên các đoàn thể quần chúng; HSSV và đồng bào dân tộc thiểu số... Nhìn chung, các cuộc đối thoại, tọa đàm và tư vấn về chế độ, chính sách BHXH, BHYT đều đạt hiệu quảtruyền thông tốt.

Trong thời gian tới tới, nhóm tác giả xác định cần tiếp tục phát huy hiệu quả của nhóm giải pháp thực hiện các chương trình phối hợp truyền thông,trong đó, xác định vai trò chủ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong việc chỉ đạo, định hướng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các sở, ban, ngành và tổ chức đoàn thể phối hợp như: Sở Thông tin Truyền thông, Ngành Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Giáo dục, Cục Thuế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc các cấp,... để tổ chức các hoạt động truyền thông theo các nhóm đối tượng tại cơ sở.

Trên cơ sở những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện các Chương

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w