Các phương pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 31 - 33)

Thay vì phải quan sát đặc điểm cá tính hoặc những hoạt động thực hiện công việc của nhân viên, nhiều tổ chức đã đánh giá những thành quả của nhân viên – kết quả mà họ đạt được thông qua công việc. Những người ủng hộ phương pháp đánh giá kết quả cho rằng phương pháp này khách quan hơn và tạo nhiều quyền lực cho nhân viên hơn. Hơn nữa, phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thường hướng nhân viên có trách nhiệm đối với những hậu quả do họ gây ra khi mà họ được quyền tự do quyết định lựa chọn phương pháp để hoàn thành công việc. Đó là sự phân quyền trong giải quyết công việc.

Phương pháp Đo lường Năng suất

Có nhiều thước đo kết quả dùng cho việc đánh giá nhân sự. Nhân viên bán hàng được đánh giá dựa trên sản lượng bán (vừa là số lượng đơn vị bán vừa là doanh số bán). Công nhân sản xuất được đánh giá dựa trên số sản phẩm họ sản xuất và có thể xét tỷ lệ phế liệu hoặc số khuyết điểm phát

hiện. Lãnh đạo cấp cao được đánh giá dựa trên lợi nhuận hoặc tốc độ tăng trưởng của công ty. Mỗi thước đo này gắn kết trực tiếp với thành tích nhân viên và những kết quả mang lại lợi ích cho tổ chức. Bằng cách này, những đánh giá kết quả thực hiện công việc có thể định mục tiêu của nhân viên và tổ chức về cùng một hướng.

Phương pháp Quản trị theo mục tiêu – Management By Objectives

Một phương pháp cố gắng khắc phục những hạn chế của phương pháp đánh giá theo kết quả là phương Quản trị theo Mục tiêu (Management By Objectives – MBO). Quản trị theo mục tiêu là một triết lý quản lý do Peter Drucker đề xuất từ năm 1954, với phương pháp này, nhân viên tự thiết lập mục tiêu (ví dụ như : chi phí sản xuất, doanh số bán sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, lợi nhuận) thông qua hội ý với cấp trên và sau đó dùng chính những mục tiêu này để làm cơ sở đánh giá. Tiến trình đánh giá theo phương pháp này gồm các bước sau:

- Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho tổ chức - Bước 2: Thiết lập mục tiêu cho phòng ban - Bước 3: Thiết lập mục tiêu cho cá nhân

- Bước 4: Rà soát và điều chỉnh mục tiêu giữa nhân viên và lãnh đạo - Bước 5: Lãnh đạo đánh giá tiến trình nhân viên thực hiện để đạt mục

tiêu

- Bước 6: Phỏng vấn đánh giá

- Bước 7: Rà soát lại sự kết nối giữa việc thực hiện công việc của cá nhân và tổ chức

Để đảm bảo thành công, phương pháp MBO nên được xem là một phần trong toàn bộ hệ thống quản lý, không nên xem đơn thuần chỉ là thêm

việc cho người quản lý. Nhà quản lý nên quyết tâm phân quyền cho nhân viên để họ có thể chủ động hoàn thành mục tiêu đã đề ra, cho họ toàn quyền chọn lựa phương pháp thực hiện (nhưng ràng buộc trách nhiệm của họ đối với hậu quả).

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w