Nội dung và tiêu chí đánh giá nhân sự trong cơ quan hành chính nhà

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 43 - 45)

lực, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Bởi đội ngũ công chức hành chính nhà nước chính là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò chủ đạo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Công chức hành chính nhà nước là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên.

- Đội ngũ công chức hành chính nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đội ngũ công chức hành chính nhà nước là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý nhà nước và kiểm tra. Những vai trò nêu trên đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước thường xuyên phải tổ chức đánh giá đội ngũ công chức hành chính nhà nước của mình nhằm đảm bảo có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnh vực thì mới thực thi tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Đây được coi là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước.

1.5.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước nhà nước

Khi đánh giá nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước, nội dung cần quan tâm chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện của đội ngũ công chức hành chính nhà nước trong thực thi công vụ. Đây

là một loại lao động có tính đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ lao động này. Vì vậy, đánh giá nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước thường thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hành chính nhà nước có thể chia thành các nhóm như:

Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ công chức hành chính nhà nước gồm: tiêu chí về trình độ văn hóa (mức độ học vấn giáo dục mà công chức đạt được); tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ (trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc); tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp (phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ); tiêu chí về kinh nghiệm công tác (kinh nghiệm công chức tích lũy được trong thực tiễn công tác); tiêu chí về sức khỏe.

Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của công chức hành chính nhà nước. Do yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật… đòi hỏi công chức có sự chuẩn bị và đầu tư cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi trong công việc thì mới có thể đảm nhận và hoàn thành công việc được giao.

Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của công chức, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của công chức.

Đánh giá thực hiện công việc là phương pháp, nội dung của quản trị

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w