Kết quả khảo sát về nhận xét chung của công chức về công tác đánh giá

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 70 - 73)

giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ

Nhận xét chung của đội ngũ công chức về sự quan tâm của UBND Huyện đến công tác đánh giá, tính công bằng và tính chính xác của công tác đánh giá nhân sự tại UBND Huyện được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về nhận xét chung của công chức về công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ

Hoàn Hoàn

toàn Không Phân

Điểm Đồng toàn

không đồng ý vân

TT Nội dung trung ý (%) đồng

đồng ý (%) (%)

bình ý (%)

(%)

1 2 3 4 5

Công tác đánh giá nhân sự

1 được lãnh đạo UBND 3.85 5.6 10.3 9.4 42.5 32.2

Huyện rất chú ý thực hiện Công tác đánh giá nhân sự

2 tại UBND Huyện hiện nay 3.09 22.5 15.3 11.6 32.4 18.2

đảm bảo tính công bằng Công tác đánh giá nhân sự

3 tại UBND Huyện hiện nay 3.26 12.6 21.8 10.7 36.5 18.4

đảm bảo tính chính xác Công tác đánh giá nhân sự

4 tại UBND huyện hiện nay 2.87 7.9 47.3 10.2 19.4 15.2

có tác động làm cho CBNV hăng hái làm việc hơn

(Nguồn: Kết quả khảo sát do tác giả thực hiện)

Bảng 2.7 cho thấy có 75.7% công chức được hỏi đồng ý rằng hiện nay Lãnh đạo UBND Huyện đã có sự quan tâm chú ý tới công tác đánh giá nhân sự. Do vậy, điểm trung bình nhận được của chỉ tiêu này cao nhất trong 4 chỉ tiêu, đạt 3.85.

Về cơ bản, công tác đánh giá nhân sự tại UBND chính là đánh giá công chức. Việc đánh giá, phân loại công chức hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác đánh giá công chức. Trong giai đoạn vừa qua (2014-2016), lãnh đạo UBND huyện đã có sự chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá

nhân sự nghiêm túc, sát sao, đảm bảo đúng các nguyên tắc của công tác đánh giá công chức như: nguyên tắc tập trung, dân chủ; công khai, công bằng, minh bạch.

Tuy nhiên, công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nên ý kiến phản hồi của các công chức về tính công bằng và tính chính xác của quá trình đánh giá chưa cao. Cụ thể là từ kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 18.2% số người tham gia khảo sát “hoàn toàn đồng ý” rằng công tác đánh giá nhân sự của UBND huyện đảm bảo tính công bằng. Tiêu chí này cũng có điểm trung bình ở mức thấp là 3.09/5 điểm. Để đạt được sự công bằng và chính xác trong đánh giá nhân sự, cần phải có quy trình, phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh giá hợp lý.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểm tra, đánh giá nhân sự là một công cụ có tác động đến động lực làm việc của nhân sự trong các cơ quan tổ chức. Nhưng kết quả thu được lại cho thấy công tác đánh giá nhân sự tại UBND Huyện Hoành Bồ chưa thực sự tạo được động lực tích cực cho công chức. Chỉ có 34.6% số người được hỏi cho rằng công tác đánh giá nhân sự tạo cho họ làm việc hăng hái hơn.

Với những phản hồi nhận được về tiêu chí đánh giá nhân sự, cần thiết phải có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo UBND trong việc xây dựng các chỉ số phản ánh kết quả công việc áp dụng trong đánh giá nhân sự. Việc xây dựng các chỉ số này là công việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia về quản lý nguồn nhân lực và các nhà quản lý. Ngoài ra, để có được các chỉ số chính xác, cần thiết phải thực hiện công tác “phân tích công việc”, xây dựng được bản “Mô tả công việc” cho từng vị trí việc làm. Bản “Mô tả công việc” sẽ là căn cứ để xác định được các tiêu chí ĐGNS rõ ràng và phù hợp.

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Hanh-CHQTKDK2 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w