Điểm vui chơi giải trí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 56 - 61)

Trong những năm trở lại đây, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đặc biệt là vốn của tư nhân, có khá nhiều điểm vui chơi giải trí được hình thành tạo nên vẻ sôi động cho nhịp sống vốn trầm lặng của thành phố. Quy mô của các công trình này không lớn nhưng bước đầu đã nâng cao được đời sống tinh thần cho người dân.

Công viên Giọt nƣớc Đăk Bla

Công viên Giọt nước Đăk Bla nằm đối diện Bảo tàng Kon Tum và giữa các trục đường chính: Quốc lộ 14, đường đi vào khu di tích Ngục Kon Tum với các hạng

mục chính gồm: bể phun nước nghệ thuật, tượng đài, khuôn viên cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng...Các công trình mang đặc trưng kiến trúc, văn hóa Tây Nguyên như: ghè rượu, giọt nước...Hằng ngày, ngoài số lượng người dân địa phương sinh sống trên địa bàn thì còn tập trung đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan khu vực này để tìm hiểu về vùng đất, con người, văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Việc ra vào công viên là miễn phí, xung quanh có khá nhiều hàng nước nhỏ mở bán chủ yếu vào chiều tối. Ngoài ra, ở đây có dịch vụ cho thuê xe ô tô đồ chơi cho trẻ em với giá 60.000đ/ tiếng, dịch vụ trông xe cho khách muốn đi dạo quanh đài phun nước hay ven bờ sông Đăk Bla với giá 3000đ/xe bên cạnh đó có các dịch vụ xe ôm, taxi...22

Được biết, Công viên Giọt nước Đăk Bla vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 11/01/ 2013, với tổng vốn đầu tư gần 28 tỷ đồng, xây dựng trong diện tích hơn 1ha trên điểm Giọt nước của người Bahnar sinh sống ngày xưa. Đây vốn được xem là công trình trọng điểm của tỉnh Kon Tum, xây dựng nhằm chào mừng 100 năm thành lập tỉnh (9/2/1913- 9/2/2013), giúp người dân có một nơi thư giãn, nghỉ ngơi yên tĩnh, đẹp đẽ, cũng như trở thành một điểm đến lý thú của du khách đến tham quan tìm hiểu về văn hóa bản địa tại tỉnh Kon Tum.

Nơi đây có mạch nước ngầm lộ thiên chảy mãi không ngừng, trước kia nguồn nước này được bà con dân tộc Bahnar đến lấy nước sinh hoạt và hiện nay mạch nước chảy vẫn còn tạo nên một hình ảnh độc đáo mang đậm nét lịch sử, lưu dấu đặc trưng một thời của vùng đất Tây Nguyên.

Quảng trƣờng 16/3

Quảng Trường 16/3 nằm trên đường Trường Chinh, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum được xây dựng vào tháng 8/2007 với mức kinh phí 18 tỷ đồng. Nơi đây đã trở thành một địa điểm thân quen với nhiều người dân thành phố vào mỗi buổi chiều; họ đến tập thể dục, đi dạo bộ, ngồi hóng mát để bớt đi những căng thẳng trong công việc thường ngày. Tối đến thì có những đôi bạn trai trẻ ngồi ghế đá trò chuyện, hay những tốp bạn rủ nhau ra chụp ảnh, tập nhảy các vũ điệu theo

tiếng nhạc làm không khí của quảng trường 16/3 thêm phần náo nhiệt, vui vẻ, mọi người đi lại rất thân quen gần gũi.

Nhưng mấy năm gần đây không gian quảng trường dần được thu nhỏ hẹp lại bởi những hộ gia đình tự ý mở các quán nước, các dịch vụ trò chơi trẻ em, như: Nhà banh, nhà trượt, câu cá, đi xe ô tô, mô tô, xích lô.. ở sân chính quảng trường, những dây điện nhằng nhịt rất gây nguy hiểm cho trẻ em.

Cũng tại quảng trường này, UBND thành phố Kon Tum từng phê duyệt tổ chức những hội chợ, những dịch vụ thay dầu nhớt, tổ chức giải đá bóng, tổ chức giải thi uống bia, trong khi đó tỉnh Kon Tum có sân vận động để tổ chức các giải thi đấu. Nhưng điều đáng nói là sau mỗi lần tổ chức các chương trình như vậy, người dân và du khách đã bỏ lại rất nhiều rác thải, đinh cọc đóng trên nền sân xi măng của quảng trường gây nguy hại cho người đi dạo bộ và đặc biệt làm mất mỹ quan thành phố. Những ô cỏ được những công nhân đô thị môi trường thành phố tưới, cắt tỉa rất cẩn thận, nhưng sau mỗi lần hội trợ hay tổ chức dịch vụ thay dầu nhớt của các hãng xe máy đều làm bật gốc thậm chí trụi cả một khoảng.

Có thể thấy cách quy hoạch đô thị ở Kon Tum còn lộn xộn, không theo định hướng cụ thể. Chính quyền thành phố nên có quy hoạch rõ ràng khi xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu thi đấu với những điểm tổ chức sự kiện vừa có thể tạo ra cảnh quan đô thị khoa học, vừa giúp tăng vốn đầu tư cho các công trình giảm tiền đền bù mặt bằng cho người dân. Quảng trường 16/3 chỉ nên để tổ chức mít tinh những ngày lễ của đất nước, của tỉnh và thành phố giống như cách mà thành phố Pleiku (Gia Lai) đang làm.

Rạp chiếu phim

Rạp chiếu phim 3D, 5D Cinema Kon Tum tại địa chỉ 128- 130 Phan Chu Trinh nằm trong khu vui chơi Đồ Rê Mí, được ra mắt vào đầu năm 2014. Đây là một điểm khá thu hút đối với người dân nơi đây đặc biệt là giới trẻ nhất là dịp cuối tuần. Là một rạp phim tư nhân với quy mô nhỏ, rạp chủ yếu trình chiếu các bộ phim thời lượng ngắn từ 4-7 phút (5D) và những bộ phim đang tạo ra cơn sốt phòng vé. Số lượng phim mới mỗi tuần là từ 4-5 phim. Rạp chỉ có 1 phòng chiếu với 6 ghế mềm, hệ thống âm thanh khá tốt, được lắp điều hòa và cách âm, được phục vụ đồ ăn

nhanh và nước uống theo yêu cầu. Khách đến được bố trí ngồi ghế nhỏ ngay bên ngoài hành lang để chờ tới lượt xem phim. Ban ngày, phim 3D sẽ được chiếu vào hai khung giờ là: 10h- 12h30, 16h30- 19h xen kẽ là một vài bộ phim 5D. Buổi tối, sau 19h hầu như chỉ chiếu phim 5D để có nhiều lượt xem. Nếu muốn xem 3D buổi tối, khách phải đặt trước 2-3 ngày và đi theo nhóm 4 người trở lên. Giá vé xem phim khá vừa túi tiền của người dân, với loại phim 5D giá vé là 30.000đ/ người lớn và 20.000 đ/trẻ em, mua combo khi muốn vào khu vui chơi Đồ Rê Mí có: cặp vé nhà liên hoàn + vé 5D người lớn chỉ với 50.000 đồng; cặp vé nhà liên hoàn + vé 5D trẻ em chỉ với 40.000 đồng. Theo lời chị Cẩm Anh – chủ của rạp chiếu cũng như khu vui chơi Đồ Rê Mí, tính riêng trong ngày mùng 3 và mùng 4 tết năm 2014, rạp đã đón hơn 250 lượt khách đến xem phim23. Đây là một con số biết nói cho thấy sức hút của loại hình giải trí này đối với người dân thành phố Kon Tum.

Khu vui chơi Đồ Rê Mí

Khu vui chơi Đồ Rê Mí được xây dựng và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013 với số vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ đồng. Trung tâm giải trí dành cho thanh thiếu nhi này nằm trên đường Phan Chu Trinh bao gồm khu vui chơi liên hoàn trong nhà với các trò chơi rèn luyện kỹ năng, sự khéo léo qua trò chơi nhà banh, đá bóng mô hình, lái xe mô hình, tô tượng, vẽ tranh cát ngoài ra còn có phòng chiếu phim 3D - 5D đầu tiên tại Kon Tum, khu vực bán các loại đồ chơi trẻ em khá phong phú. Giá vé khá phải chăng với mức 30.000đ/lượt vào chơi tại khu liên hoàn (không giới hạn thời gian), 10.000đ- 20.000đ/ lượt tô tượng, 5000đ/ 3 lần ngồi thú nhún... Nếu mua theo combo sẽ có hai loại: Vé vào khu vui chơi liên hoàn + vé xem phim 5D người lớn chỉ với 55.000 đồng. Vé vào khu vui chơi liên hoàn + vé xem phim 5D trẻ em chỉ với 45.000 đồng. Trong dịp Tết 2014, khu vui chơi liên hoàn đã đón khoảng 1.500 trẻ em, 1.200 lượt khách đến xem phim24...

Tại Kon Tum, các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí như: công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hoá, các quán karaoke, bar… bước đầu được đầu tư, đáp ứng được một phần nhu cầu giải trí của người dân. Nhìn chung các điểm vui 23 Kết quả phỏng vấn trong quá trình thực địa

chơi giải trí đều có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí còn thiếu, chưa thực sự thu hút khách du lịch. Nếu so với thành phố lân cận có khá nhiều tương đồng về lịch sử hình thành lãnh thổ là Pleiku, Kon Tum không hề có các công viên sinh thái như: Đồng Xanh, Diên Hồng...vừa là nơi tạo quang cảnh cho thành phố lại là nơi có thể thu hút khách du lịch. Nguyên nhân ban đầu xuất phát từ sự thiếu hụt vốn đầu tư. UBND thành phố từng đưa ra kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010, trong đó đã đưa ra tổng số vốn đầu tư cũng như phân kỳ đầu tư với các hạng mục đáng chú ý như: xây dựng các mô hình đặc thù khu du lịch cảnh quan thiên nhiên trên và trong lòng hồ Yaly; xây dựng công viên, trung tâm dịch vụ vui chơi, giải trí suối Rõ Rẽ (phường Duy Tân); xây dựng công viên sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí bến du lịch (xã Yachim)25. Tuy nhiên cho đến nay, những công trình này vẫn chưa thành hình.

Khách nội địa 5% 10% Mức độ 1-1,5 25% 20% Mức độ 2-2,5 40% Mức độ 3-3,5 Mức độ 4-4,5 Mức độ 5 Khách quốc tế 11% 0% 6% 31% Mức độ 1-1,5 Mức độ 2-2,5 52% Mức độ 3-3,5 Mức độ 4-4,5 Mức độ 5

Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch tại thành phố Kon Tum của khách du lịch26

25 Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Kon Tum giai đoạn 2006 - 2010

Có thể nói, quy hoạch và thu hút được nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân là một bài toán khó đối với chính quyền thành phố Kon Tum trong thời gian tới. UBND thành phố nên huy động nguồn vốn xã hội hóa, vốn của tư nhân, đưa ra nhiều ưu đãi hơn đối với hoạt động của cá nhân, đơn vị đầu tư nhưng đồng thời cũng cần quản lý chặt chẽ để tránh xảy ra tình trạng xây dựng tràn lan, không có kế hoạch lãng phí tiền của, không thu được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 56 - 61)