Mặc dù hoạt động khách sạn trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nhưng hoạt động lữ hành ở thành phố Kon Tum vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh và thành phố có 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa bao gồm: Công ty TNHH MTV Du lịch Kon Tum; Công ty cổ phần Du lịch- Thương mại- Khách sạn Hưng Yên; Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Miền Cao; Công ty cổ phần Du lịch văn hóa Cao Nguyên; Công ty TNHH MTV Du lịch Y Thiên Vân; Chi nhánh văn phòng đại diện công ty TNHH MTV Du lịch Quốc tế Hải Vân và Công ty du lịch Bến Thành – Chi nhánh Vinh Quang 1 tại Kon Tum. Điều này đã tạo nên sự sôi động cho thị trường kinh doanh du lịch của thành phố đồng thời cũng đặt dấu hỏi cho khả năng “làm chủ” thị trường “sân nhà” của các công ty bản địa.
Số lượng hướng dẫn viên của các công ty lữ hành đạt chuẩn ngày càng tăng lên, đến năm 2014 đã có 23 thẻ hướng dẫn viên du lịch trong đó: 03 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 20 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Lĩnh vực dịch vụ lữ hành chỉ mới bước đầu phát triển nên phần lớn lượng khách du lịch đến Kon Tum đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bên ngoài tỉnh. Trong đó, công ty TNHH Du lịch Sinh thái Miền Cao có tổ chức riêng được các tour du lịch làng bản, chú trọng đến lượng khách quốc tế muốn trải nghiệm cuộc sống của đồng bào người dân tộc. Tại làng Kon K’tu, đơn vị này đã đầu tư xây dựng homestay (kiểu nhà vách tre nứa, ngủ trên sàn, có đầy đủ chăn màn, bếp nâu) dành cho khách du lịch: một nhà dành khách đoàn, một nhà dành cho hộ gia đình; thuê người dân trông nom, phục vụ nhu cầu ăn uống. Đồng thời, họ còn đóng một số thuyền độc mộc, áo phao cứu hộ để sẵn trên bãi Mộng Mơ dành cho du khách có nhu cầu chèo thuyền xuôi theo dòng Đăk Bla thưởng ngoạn vẻ hoang sơ hai bên triền sông. Từ khi có hoạt động du lịch, nghề dệt của đồng bào dân tộc được hồi sinh. Họ tự dệt và bày bán các loại túi thổ cẩm với giá 300.000đ- 400.000đ/túi, khoảng 5000.000đ một bộ thổ cẩm thêu tay...Đồng bào làm quen với ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Có khá nhiều người tiếng phổ thông không thạo nhưng có thể nói những câu ngoại ngữ giao tiếp cơ bản thậm chí là người già. Tuy nhiên, số lượng khách lưu trú lại trong thôn không nhiều. Họ thường chỉ đến trong ngày rồi sau đó ra thành phố.
2.2.3. Cộng đồng dân cƣ
Nguồn nhân lực du lịch ở Kon Tum được đào tạo theo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều cấp bậc khác nhau. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực du lịch trong thành phố đang dần được tăng lên.
Theo kết quả điều tra cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch về tác động của hoạt động du lịch đến truyền thống gia đình, tác giả thống kê được: 14/20 phiếu chọn biến đổi tích cực, 4/20 phiếu chọn biến đổi tiêu cực, 2/20 phiếu
chọn không biến đổi. Bên cạnh đó, hầu hết người dân đánh giá hoạt động du lịch đã giúp họ có thêm việc làm (17/20 phiếu chọn tăng việc làm) và tăng mức độ hiểu biết (19/20 phiếu chọn có tăng hiểu biết). Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan trong nhận thức, tâm lý của người dân khi phát triển du lịch tại thành phố.
20% 10%
Không biến đổi Biến đổi tích cực
70% Biến đổi tiêu cực
Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành phố Kon Tum29
Phần lớn người dân ở đây tương đối thân thiện nhưng để tham gia được hoạt động du lịch thì cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, nghiệp vụ của họ.
Trong quá trình điều tra thực địa, khi phỏng vấn sâu người dân ở các thôn Kon K’lor 1-2, Kon K’tu, tác giả nhận thấy: người dân ở đây rất muốn được phát triển du lịch vì họ sẽ có thêm thu nhập: bán được thổ cẩm, được khách bo... tuy nhiên, họ e ngại khách du lịch quốc tế làm ảnh hưởng đến văn hóa của họ; khi khách du lịch quốc tế đến thường bị công an xã để ý; bản thân người dân nói tiếng Kinh không tốt, không biết ngoại ngữ. Theo trưởng thôn Kon K’lor 2, mức sống của đồng bào ở đây rất thấp; một năm nhà nước thường hỗ trợ thóc giống cho đồng bào nhưng họ làm vẫn không đủ ăn, phải nhổ sắn non để bán đi mua gạo; đất không màu mỡ nên không canh tác được nhiều cây hoa màu, ăn trái; người dân đi làm ruộng phải sang khu vực bãi bồi bên phường Thắng Lợi; một số phụ nữ biết dệt sang làm thêm ở xưởng dệt của chị Y Hanh (xã Đăk Rơ Wa) nhưng ngày công rất thấp vì ít 29 Kết quả xử lý phiếu điều tra cộng đồng dân cư địa phương tham gia du lịch
việc: 15.000đ-20.000đ/ ngày công30. Đồng bào rất mong nhà nước và chính quyền quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống và có điều kiện làm du lịch.
Tại thôn Kon Jơ Ri, theo quan sát của tác giả, hệ thống nhà dân truyền thống còn khá nguyên vẹn. Trong thôn có nhà rông mới được dựng lại rất đẹp. Làng có nhà nguyện dành cho đồng bào dân tộc theo Công giáo; họ tổ chức cầu nguyện, nghe giảng đạo vào các chiều chủ nhật. Công ty du lịch Sinh thái Miền Cao đã đầu tư vào đây: dựng 01 nhà ở truyền thống cho khách đoàn, 01 nhà truyền thống cho khách đi đơn- hộ gia đình; có sẵn 03 thuyền độc mộc, áo phao để khách xuôi theo bãi Mộng Mơ ngắm cảnh thiên nhiên. Đồng thời, công ty thuê một hộ gia đình trông coi và phục vụ ăn uống. Trong làng, người dân có 01 quầy bán hàng thổ cẩm cho khách. Tuy nhiên, theo người dân trong thôn, khách du lịch mà chủ yếu là khách quốc tế không lưu trú lại. Bản thân họ cũng e ngại việc tiếp xúc với người lạ; trình độ dân trí rất thấp, hầu hết không học đến cấp 3, nhiều người quên mặt chữ; có một số người dân rất tích cực giao tiếp với khách nhưng khả năng ngôn ngữ hạn chế. Để có thể phỏng vấn người dân tại đây, tác giả đã phải nhờ một người phiên dịch bằng tiếng Bahnar.
Đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, kể từ khi có hoạt động du lịch tại thành phố, mức sống của gia đình họ đã tăng lên trong đó chủ yếu là tăng chút ít (14/20 phiếu). Nguyên nhân là dothu nhập của người dân khi tham gia du lịch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của bản thân. Ví dụ như những người làm lễ tân, phục vụ phòng tại các nhà nghỉ, khách sạn nhỏ, mức lương họ nhận được là khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, được ăn một bữa cơm trưa tại chỗ làm. Tại nhiều cơ sở lưu trú, nhân viên lễ tân đồng thời cũng là phục vụ phòng. Họ không đòi hỏi trình độ của nhân viên thậm chí tuyển cả thanh niên người dân tộc nói tiếng phổ thông còn hạn chế; doanh thu hàng năm cũng không cao nên mức lương như trên là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, cùng là công việc lễ tân, nhân viên của khách sạn Indochine có mức lương cứng là 3,5 triệu đồng/tháng kèm % doanh thu hàng tháng, thưởng theo hiệu quả công việc, được ăn một bữa tại khách sạn31. 30 Kết quả phỏng vấn sâu tại thôn Kon K’lor 1-2
Đối với những cơ sở lưu trú như Indochine, nhân viên lễ tân có yêu cầu cao về ngoại hình, khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông và tiếng Anh thậm chí cần có bằng cấp chuyên môn nhất định nên mức lương họ được cao hơn hẳn là điều dễ hiểu. Xét trên mặt bằng chung, thu nhập của người lao động tham gia hoạt động du lịch tại thành phố Kon Tum chủ yếu thường ở mức dưới 3 triệu đồng/ tháng.
1-1,5 triệu 1,5 -2 triệu 2-2,5 triệu 2,5 - 3 triệu > 3 triệu
15%
20%
25% 15%
25%
Biểu đồ 2.5. Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động du lịch32
2. 3. Nguồn khách và doanh thu du lịch2.3.1. Nguồn khách 2.3.1. Nguồn khách
2.3.1.1. Khái quát nguồn khách du lịch
Thị trường khách du lịch của Kon Tum gồm có khách nội địa và khách quốc tế. Trong đó, khách quốc tế chủ yếu đến từ thị trường: Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...Còn thị trường nội địa đến từ nhiều tỉnh thành đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam. Kon Tum được coi là một trong ba thành phố có số lượng khách quốc tế lớn nhất trong vùng cùng với Lâm Đồng và Pleiku.
Trong giai đoạn 2006 - 2011 số lượt khách du lịch đến Kon Tum tăng bình quân 28,906%/năm, từ 42.136 lượt khách năm 2006 lên 149.975 lượt khách năm 201133.
32 Kết quả điều tra phiếu cộng đồng địa phương
Khách nội địa: Lượng khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm. Năm 2011, lượng khách du lịch nội địa đạt 79.160 lượt khách, tăng 45.459 lượt khách so với năm 2006; bình quân giai đoạn 2006- 2011 khách du lịch nội địa tăng 18,563%/năm. Nhìn chung, khách nội địa đến Kon Tum đặc biệt khách công vụ chủ yếu với mục đích tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Kon Tum giai đoạn 2006 - 2011
ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khách nội địa 33.831 40.303 46.150 53.306 61.500 79.160 Khách quốc tế 8.305 19.703 32.051 32.845 54.000 70.815 Tổng lƣợt khách 42.136 60.005 78.200 86.151 115.500 149.975 Khách nội địa 80,29% 67,17% 59,02% 61,88% 53,25% 52,78 Khách quốc tế 19,71% 32,83% 40,98% 38,12% 46,75% 47,22
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Kon Tum
Khách quốc tế: Sự tăng trưởng của dòng khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum nói chung và thành phố Kon Tum nói riêng có thể chia thành 2 giai đoạn rõ rệt:
Giai đoạn 2001 - 2005, lượng khách tăng trưởng chậm, nguyên nhân chính là do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, ngành du lịch chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách nên lượng khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum ít.
Giai đoạn 2006 - 2011, lượng du khách quốc tế đến Kon Tum đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2006 chỉ có 8.305 lượt khách thì đến năm 2011 số lượt khách là 70.815, bình quân giai đoạn 2006- 2011 khách du lịch Quốc tế tăng gần 53,47%/năm. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, tỷ trọng khách du lịch Quốc tế có xu hướng ngày càng tăng trong tổng lượng du khách đến Kon Tum. Năm 2006, tỷ trọng khách quốc tế chỉ là 19,71% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này đã tăng lên 47,22%34.
Một số nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng trưởng cao được xác định là:
Kết cấu hạ tầng của thành phố từng bước được cải thiện, phát huy tác dụng của vị trí cửa ngõ phía Bắc Tây Nguyên và ngã ba Đông Dương, làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của khách du lịch từ nhiều hướng khác nhau, với những loại phương tiện khác nhau; một số dự án đầu tư du lịch đã đưa ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng cao; công tác xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường... Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch của thành phố, chứng tỏ ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội rất thuận lợi để phát triển và cần nắm bắt cơ hội này để phát triển vươn lên, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.
Khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Đà Nẵng - Trung tâm du lịch của miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nước. Trong vài năm gần đây đã có một lượng khách du lịch Quốc tế theo đoàn du lịch đến Kon Tum và đi ra khỏi biên giới Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y (Ngọc Hồi - Kon Tum).
Thị trường khách quốc tế đến Kon Tum chủ yếu là thị trường khách du lịch Pháp và Anh, Thái Lan và các thị trường khách khác, cụ thể:
Bảng2.3.Khách quốc tế đến Kon Tum phân theo quốc tịch
Đơn vị tính: % Quốc tịch 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Pháp 14,2 12,3 47,27 31,85 30,56 30.25 Anh 18,32 20,17 22,69 25,48 27,78 27.8 Trung Quốc 4,2 5,32 1,82 1,27 2,31 2.42 Hàn Quốc 0,2 0 0,55 1,27 1,39 1.45 Mỹ 2,03 5,61 3,97 3,18 3,24 3.25 Nhật Bản 3,2 5,25 1,16 2,55 2,31 2.2 Đài Loan - - - 3,18 2,78 2.8 Úc 4,5 6,19 5,95 1,27 2,78 2.8 Thái Lan 1,3 0,36 0,06 9,55 8,33 12.05 Malaysia - - - 1,91 2,31 2.4 Singapor - - - 2,55 2,31 2.4 Các thị 52,05 44,79 16,54 15,92 13,89 10.18 trường khác
Khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch VQG Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp... là những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa, nhất là vào các dịp hè. Trong khi đó, Kon Tum lại là điểm kém thu hút khách nội địa hơn cả do cơ sở vật chất còn thấp kém, dịch vụ chưa phát triển. Họ đến đây chủ yếu theo hình thức đi du lịch kết hợp với đi công tác.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận thấy khách du lịch nội địa đến Kon Tum từ khắp mọi miền đất nước, với nhiều loại khác nhau về nghề nghiệp, sở thích, giới tính, tuổi tác, khả năng chi tiêu, mục đích đi du lịch..., nhưng chủ yếu là đi theo các hình thức du lịch chính sau:
Du lịch kết hợp công vụ: trong những năm qua lượng khách du lịch chủ yếu đến với thành phố chính là từ nguồn khách công vụ. Họ đến đây để tham gia các cuộc họp, hội thảo. Thời gian lưu trú từ 1-2 ngày.
Du lịch tham quan - nghỉ dưỡng: phát triển mạnh do nơi đây tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quan trọng. Loại hình du lịch này phù hợp với mọi lứa tuổi và có thể diễn ra quanh năm. Ở Kon Tum thì loại hình city tour là phát triển nhất.
Du lịch văn hóa - lễ hội: Trong mấy năm gần đây khách du lịch văn hóa - lễ hội phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh... Mùa du lịch văn hóa - lễ hội thường tập trung vào những tháng sau Tết Nguyên đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thương trường bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thường đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc...
7% 13%
Cơ quan đoàn thể
20% 60% Cá nhân
Đi theo tour Khác
Biểu đồ 2.6. Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố Kon Tum35
Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khoảng 1,65 ngày vào năm 2010. Về mức chi tiêu trung bình (năm 2010) của khách nội địa Kon Tum 175.000 đồng (tương đương 8,5USD) bằng với Đăk Nông, kém xa Lâm Đồng là 615.000 đồng (tương đương 30USD); Pleiku là 627.000 đồng (tương đương 30,6USD); Đắk Lắk là 215.000 đồng (tương đương 10,5USD).
Khách quốc tế
Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến