Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phốKon Tum

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 94 - 98)

3.1.1. Tác động của du lịch đến di sản

3.1.1.1. Tác động tích cực Phát huy giá trị di sản

Du lịch vừa tác động tích cực, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến di sản. Thực tế, rất nhiều di sản, khu di tích nếu không có tiền thu từ việc bán vé tham quan thì công việc bảo tồn khó được thực hiện. Nhờ có du lịch, những nét đẹp văn hóa vật thể và phi vật thể mới có thể “hồi sinh” và được bảo tồn. Đồng thời, du lịch góp phần tăng cường đối thoại, trao đổi giữa các nền văn hóa, quốc gia, khu vực. Ở Kon Tum, nhờ kết quả của quá trình đầu tư phát triển du lịch vớinguồn thu từ các hoạt động tham quan, các dịch vụ ăn uống, lưu trú đã góp phần bảo lưu giá trị các di sản ví dụ như: hoạt động phục dựng lại các nhà rông, khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm, đan lát và tạc tượng đang bị mai một, tổ chức các lễ hội cũng như các hội thi cho nghệ nhân dân gian hàng năm...

5% Tăng vốn đầu tư

25% Tổn hại hiện trạng các di

40% sản

Gây ô nhiễm môi trường

15% Nâng cao hiểu biết

Khác 15%

Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của thành phố42

Bảo tồn, quy hoạch

Để có thể biến các di sản trở thành nguồn tài nguyên du lịch, các nhà quản lý cần phải đưa ra kế hoạch bảo tồn các di sản. Ở thành phố Kon Tum, để phục vụ cho hoạt động khai thác du lịch song song với nhiệm vụ lưu giữ các nét giá trị văn hóa, UBND thành phố đã sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và từ cộng đồng địa phương, xây lại hệ thống các nhà rông, nhà dài, khôi phục các lễ hội và làng nghề truyền thống....Đây có thể nói là một mặt tích cực mà du lịch đem lại cho di sản.

3.1.1.2. Tác động tiêu cực

Ô nhiễm môi trƣờng

Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.

Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển có nhu cầu sử dụng nước và những tài nguyên khác nhiều hơn hẳn so với người dân địa phương tương đương với lượng chất thải tính theo đầu người cũng như vậy.

Việc phát triển du lịch phần nào khiến đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch.

Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của thành phố; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn bị quá tải. Đối với một thành phố có điều kiện kinh tế -xã hội còn thấp như Kon Tum, khả năng giải quyết tình trạng này trước mắt còn gặp nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch hiện nay của thành phố, phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lich cụ thể.

10% 5%

Không ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt

85% Ảnh hưởng xấu

Biểu đồ 3.2. Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi trường tại thành phố Kon Tum43

Suy giảm các giá trị truyền thống

Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Ví dụ như hiện nay, khi tham dự đám cưới của người dân tộc tại Kon Tum, chúng ta không còn thấy bóng dáng của những phong tục truyền thống từ lễ nghi cho đến trang phục mà thay vào đó là những bộ váy trắng, comple như người Kinh, những rạp cưới dài, những bài hát nhạc trẻ đang thịnh hành.

Đối với những di sản phi vật thể, do cộng đồng phải tiếp đón quá nhiều đoàn khách du lịch khiến họ thay đổi hành vi, tập quán chạy theo lợi nhuận kinh tế. Chính điều này đã làm thay đổi bản chất của di sản. Hoặc, cái lợi từ du lịch cũng có thể khiến cộng đồng dân tộc đánh mất bản sắc, tuy điều này chưa thực sự rõ nét ở Kon Tum nhưng nhìn từ những mô hình du lịch cộng đồng như Mai Châu ( Hòa Bình) hay Sa Pa ( Lào Cai) thì đây quả là một vấn đề đáng báo động. Ví dụ như ở Kon Tum hiện nay, những hoạt động biểu diễn cồng chiêng hay kể sử thi đôi khi diễn ra do được các đoàn khách trả tiền chứ không còn lại những sinh hoạt tinh thần

thường xuyên của đồng bào dân tộc...Ngoài ra, du lịch cũng gây ra những mâu thuẫn giữa các bên tham gia nếu không phân chia lợi ích công bằng: giữa công ty du lịch- cộng đồng địa phương- chính quyền cơ sở. Cho nên, muốn khai thác lâu bền các giá trị của di sản, nhất thiết phải thực hiện du lịch có trách nhiệm.

Theo kết quả điều tra cộng đồng dân cư địa phương tham gia du lịch về sự tác động của du lịch đối với truyền thống gia đình, có 4/20 phiếu chọn biến đổi tiêu cực. Điều này đã phản ánh mặt trái của quá trình khai thác du lịch tại thành phố hiện nay. Theo người dân nhận xét rằng: Kể từ khi có hoạt động du lịch tại thành phố, môi trường sống không còn trong lành như trước; đường xá đông hơn, bụi hơn và rất nhiều rác thải. Bản thân người dân để rác không đúng nơi quy định; khách nội địa hay vứt rác lung tung....

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 94 - 98)