Giao thông vận tải – hệ thống thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 61 - 65)

Mạng lƣới giao thông

Nằm trên đầu mối các tuyến giao thông chính của vùng phía Bắc Tây Nguyên nên thành phố Kon Tum có nhiều lợi thế cho việc giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với các địa phương trong vùng. Hiện nay, có nhiều tuyến xe chạy thẳng từ Kon Tum- Hà Nội, Kon Tum- thành phố Hồ Chí Minh, Kon Tum- Đà Nẵng và một số tỉnh...nối liền giao thông khắp cả nước. (Phụ lục 5.4) Chất lượng xe khá tốt, thời gian đi lại được rút ngắn, cách mua vé khá dễ dàng: khách du lịch có thể mua trực tiếp tại văn phòng bán vé của hãng hoặc mua online trên các trang web. Vé xe có nhiều loại hơn cho khách lựa chọn, ví dụ: khách đi từ Kon Tum đi thành phố Hồ Chí Minh nếu muốn dùng đồ ăn nhẹ hoặc suất ăn tại quán (nhà xe đặt trước) của khách sẽ có giá vé 310.000đ- 330.000đ/vé, nếu không sử dụng dịch vụ ăn uống sẽ có giá khoảng 240.000đ/vé.

Đường Hồ Chí Minh (QL14): đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất nối các tỉnh Tây nguyên với nhau và với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đoạn chạy qua thành phố dài 24,16 km.

Quốc lộ 24: là tuyến đường nối thành phố Kon Tum với các tỉnh duyên hải Trung Bộ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu. Tuyến đường này bắt đầu từ ngã 3 Duy Tân (phường Duy Tân) chạy qua huyện Kon Rẫy, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đến huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) nối vào QL1A. Đoạn đường trong thành phố chạy qua hai phường Duy Tân, Trường Chinh và xã Đăk BLà có chiều dài 15 km.

Tỉnh lộ 675: tuyến đường này nối thành phố với huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi chạy qua phường Ngô Mây, xã Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong.

Tỉnh lộ 672: tuyến đường này xuất phát từ phường Nguyễn Trãi, nối trung tâm với xã Ia Chim và kéo dài sang huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng đối với xã Đoàn Kết và Ia Chim. Đường rộng 10m, dài 23,7 km, diện tích chiếm đất: 19,17ha. Trong tương lai tuyến đường này sẽ hỗ trợ đắc lực cho kinh tế - xã hội vùng Đoàn Kết - Ia Chim và vùng cao su nông trường Ia Chim phát triển.

Đường Quốc lộ 14B từ phường Trần Hưng Đạo đi B3 (Chư Pah) dài 10,4 km, rộng trung bình 10m, diện tích chiếm đất 10,4 ha. Tuyến đường này vừa là tuyến giao thông chính của phường Trần Hưng Đạo, xã Hòa Bình vừa là tuyến khai thác thế mạnh cây công nghiệp của các xã phía Nam thành phố và nối với huyện lỵ Chư Pah của tỉnh Gia Lai.

Tỉnh lộ 671 đi Đăk Cấm - Ngọc Réo (Đăk Hà), tuyến đường này có tổng chiều dài: 10,2 km, trong đó đoạn từ QL24 đến UBND xã Đăk Cấm dài 2,1 km, rộng 8m, đoạn từ UBND xã Đăk Cấm đi Ngọc Réo dài 8km, rộng 6m. Trong tương lai đây sẽ là tuyến đường giao thông quan trọng đối với xã Đăk Cấm, Ngọc Réo, Ngọc Wang, nối liền với thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà.

Đường nội thành của Kon Tum có tổng chiều dài các tuyến đường phố chính 65,85 km. Để di chuyển trong Kon Tum hoặc đi chơi ra các khu vực xung quanh khách du lịch có thể thuê xe máy, ô tô hoặc đi taxi. Ở Kon Tum có hai hãng gồm taxi Mai Linh và taxi Vinh Sơn trong đó taxi Mai Linh chiếm phần lớn thị phần.

Nếu khách đi du lịch theo nhóm đông người có thể thuê xe ô tô đi 1-2 ngày tùy theo lịch trình của mình. Ở Kon Tum, dịch vụ cho thuê xe máy vẫn chưa thịnh hành; hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ không có loại dịch vụ này nên nếu muốn thuê xe, du khách nên hỏi thuê ở quầy lễ tân hoặc bảo vệ của khách sạn. Nhân viên của khách sạn sẽ hỏi thuê của những người xe ôm với giá 150.000đ-180.000đ/xe/ngày, xăng tự đổ. Có một số khách sạn có dịch vụ cho thuê xe máy và xe ô tô: khách sạn Đông Dương, khách sạn Hưng Yên...với giá khoảng 200.000đ/ngày/xe.

Đường hàng không: Hiện nay các hoạt động vận tải hàng không của tỉnh Kon Tum vẫn được thực hiện qua sân bay Pleiku (tỉnh Gia Lai). Khách du lịch có thể sang thành phố Kon Tum bằng xe bus với giá 40.000đ/vé hoặc di chuyển bằng taxi. Tuy nhiên, ngày 4/5/2011 Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 861/QĐ - BGTVT về việc Phê duyệt Quy hoạch sân bay tỉnh Kon Tum - Giai đoạn đến năm 2020 và định hướng sau năm 2020. Sân bay Kon Tum là sân bay dân dụng cấp 3C (theo tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) được xây dựng tại xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum với chức năng, tính chất sử dụng: Bay taxi, bay hàng không chung, bay phục vụ tìm kiếm cứu nạn…Có thể phát triển bay khai thác thường lệ khi có thị trường.

Xe khách Máy bay Xe máy Khác (xe riêng, xe cơ quan)

29%

50%

14%

7%

Biểu đồ 2.3. Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng đến thành phố Kon Tum27

Hệ thống cấp điện

Hiện tại, thành phố Kon Tum được cấp điện từ hệ thống điện miền Trung thông qua tuyến đường dây 110KV Pleiku - Kon Tum và các nguồn từ thủy điện (các thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh). Hiện nay 100% số xã, phường của thành phố đã có điện lưới quốc gia thắp sáng. Nhìn chung, với lưới điện đã được xây dựng, đảm

bảo đủ yêu cầu dùng điện cho toàn thành phố (báo gồm các xã, phường).

Bảng 2.1. Hiện trạng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tên nhà Quy mô Công

STT Năm vận hành suất Tỉnh

máy (tổ máy x MW)

(MW)

1 Yaly 200 4 x 180 720 Gia Lai,

Kon Tum

2 Sê San 3 2006 2 x 130 260 Gia Lai,

Kon Tum

3 Sê San 3A 2006 2 x 54 108 Gia Lai,

Kon Tum (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Công ty Điện lực Kon Tum

Cấp nƣớc sinh hoạt

Hệ thống cấp nước thành phố Kon Tum đã được cải tạo và mở rộng lên công suất 12.000m3/ngày/đêm đảm bảo 100% hộ dân trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc trong các thôn làng dân tộc còn giữ tập quán sử dụng nước giọt, phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa khô lại thiếu nước; việc đầu tư các công trình cấp nước còn manh mún, chưa dựa vào quy hoạch chung về cấp nước đã được duyệt, mặt khác quy hoạch lập cũng không còn phù hợp; việc hướng dẫn, tuyên truyền vận động để nhân dân quản lý, bảo vệ và sửa chữa các công trình chưa kịp thời; chất lượng thi công một số công trình cấp nước chưa thật tốt, do vậy sau khi sử dụng một thời gian ngắn đã hư hỏng, một số giếng đào vào mùa khô bị thiếu nước.

Thông tin và truyền thông

Bưu chính- viễn thông: Mạng bưu chính công cộng đang phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. 90% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố có điểm phục vụ bưu chính.

Phát thanh - truyền hình: Toàn tỉnh có 36 trạm truyền thanh không dây phát sóng FM có công suất từ 100W đến 1.000W; 22 trạm truyền thanh có dây. Trong

đó, tính đến 2013, thành phố đã có máy phát hình công suất 150W- 1.000W; có 27 trạm phát lại truyền hình28...

Hạ tầng viễn thông cơ bản theo kịp về trình độ công nghệ của cả nước, đáp ứng hầu hết các dịch vụ theo nhu cầu xã hội. Mạng truyền dẫn cáp quang đã có mặt trên toàn thành phố với độ an toàn cao do được nối theo cấu hình mạch vòng.Do có địa hình phức tạp nên viễn thông khu vực buôn làng ở ngoại thành kết hợp sử dụng cả ba phương thức: lắp đặt điện thoại cố định kéo cáp và dây thuê bao tới nhà, thuê bao ở các vùng bằng phẳng và tập trung, còn đối với vùng sâu, vùng xa và vùng núi kết hợp hai phương thức sử dụng mạng viễn thông nông thôn vô tuyến và thông tin vệ tinh. Tính đến hết 2013, thành phố đã đạt tỷ lệ 100% phường, xã có máy điện thoại.Trong thành phố đã có nhiều trạm thu phát sóng của các mạng điện thoại di động lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 61 - 65)