Giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 113 - 116)

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.

Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ.

Luật Du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch[17].

Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch tại Kon Tum còn nhiều bất cập. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích/tài nguyên du lịch không được phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với người sử dụng, khai thác. Hiện tượng đó dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, vô trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.

Việc đầu tư nâng cấp các di tích với tư cách là một sản phẩm du lịch chưa được triển khai trong một quy chế chặt chẽ và toàn diện, trong đó có tính đến yếu tố du lịch. Còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo thậm chí được phó mặc cho những người quản lý, đầu tư tự sáng tạo theo ý mình trong trùng tu, tôn tạo, xây

mới bằng các biện pháp chặt cây, phá núi; xây bậc xi măng thay cho vẻ đẹp của đất và đá tự nhiên; thay gạch, bê tông cho các cấu kiện gỗ; dùng sơn công nghiệp thay cho sơn ta trong trang trí kiến trúc... làm mất đi vẻ đẹp ban đầu (như đã trình bày về hệ thống nhà rông, nhà ở của đồng bào dân tộc ở mục 1.3.2). Những lỗ hổng trong cách quản lý đó dẫn đến hậu quả khôn lường, không những không có tác dụng thu hút du khách mà ở một chừng mực nhất định còn làm phương hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh chung về nền văn hoá của cả quốc gia. Nếu không sớm khắc phục, chúng ta sẽ có lỗi rất lớn với lịch sử.

Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãi. Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không ít đến di tích (như đã trình bày ở mục 1.3.3 và mục 2.1.3)

Thực tế trên đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ, quy hoạch tổ chức không gian và đầu tư hợp lý, đặc biệt tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của dân cư nhằm thay đổi việc bảo tồn và phát huy di tích trong đời sống đương đại, gìn giữ môi trường không gian di tích. điểm du lịch theo hướng bảo vệ và phát triển bền vững. Phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng. Thông qua phát triển du lịch, "lấy di tích để nuôi di tích (chữ “nuôi “ở đây mang hàm nghĩa bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tu sửa và phát triển). Hiện nay, các điểm du lịch như: Ngục Kon Tum, quảng trường 16/3, công viên “Giọt nước Đăk Bla” muốn đầu tư tôn tạo, tu bổ ngoài trông chờ nguồn vốn ngân sách, thành phố nên huy động sự ủng hộ từ nhân dân và các doanh nghiệp. Các điểm du lịch mang tính tôn giáo như: nhà thờ Gỗ,

Tòa Giám mục Kon Tum, chùa Bác Ái, chùa Trùng Khánh....hầu hết là do các tín đồ đóng góp và thực tế, hiện trạng của các di tích này được giữ gìn khá tốt.

Bên cạnh đó, cần chú trọng khôi phục và giữ gìn các nghề thủ công truyền thống để lưu lại nhiều nét đẹp văn hóa, tăng thu nhập cho người dân. PGS.TS Đặng Văn Bài đã nhận định: Nên ưu tiên bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống liên quan đến hoạt động tu bổ di tích. Cùng với đó, hình thức chứng chỉ chính quy cũng được đặt ra như một sự đảm bảo về chất lượng và điều kiện bắt buộc cho việc hành nghề trùng tu, tu bổ di tích. Như vậy, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống cũng là một cách để bảo tồn di sản.

Khách nội địa

Giữ nguyên hiện trạng 7%

20%

46% 27%

Tăng cường vốn đầu tư

Vừa giữ nguyên hiện trạng vừa xây dựng bổ sung Khác Khách quốc tế 0% 11% 37% 52%

Giữ nguyên hiện trạng

Tăng cường vốn đầu tư

Vừa giữ nguyên hiện trạng vừa xây dựng bổ sung

Khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w