Quản lý bảo tồn di sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 98)

Công tác quản lý, tu bổ các di sản văn hóa vật thể

Tính đến hết 2012, thành phố Kon Tum có tổng cộng67 di sản vật thể và 13 di sản phi vật thể trong đó có một số di sản đã được công nhận là di tích cấp quốc gia như: Ngục Kon Tum.

Thành phố cũng đang hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng các di tích lịch sử khác (Phụ lục 4). Đồng thời thống kê các công trình kiến trúc văn hóa vật thể như nhà rông, nhà dài, nhà ở... tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Các loại hình văn hóa vật chất gắn với đời sống của các dân tộc bản địa, như: trang phục, trang sức, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, dụng cụ lao động sản xuất truyền thống, nhạc cụ; Những loại tài sản mang tính phi sản xuất như chiêng, ché, nồi đồng… Bên cạnh đó, còn có các di vật, di tích chiến tranh Cách mạng, với những kỷ vật chiến tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Kon Tum, Ngục Kon Tum.

Đối với công tác quản lý, tất cả các di tích được Trung ương và Tỉnh xếp hạng thì được Ban Quản lý di tích, chính quyền các địa phương quản lý duy trì tổ chức hoạt động.

Thời gian qua, bảo tàng tỉnh Kon Tum đã tiến hành sưu tầm được khá nhiều tài liệu, hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày giới thiệu lịch sử, văn hóa Kon Tum.

Bảo tàng hiện đang phát hành tập sách ảnh Bảo tàng Kon Tum - Một số sưu tập hiện vật dân tộc học nhằm giới thiệu hiện vật bảo tàng đến với công chúng.

Bên cạnh đó, bảo tàng còn thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa hoạt động bảo tàng của mình, đưa các bộ sưu tập hiện vật tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học tại di chỉ Lung leng, Plei Krông… gắn liền với thời tiền sử Kon Tum, cùng những hiện vật dân tộc học đi trưng bày tại các tỉnh thành trong nước như Lâm Đồng (năm 2005), Gia Lai (năm 2006), Hà Nội (năm 2006), thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007), Cần Thơ (năm 2007)... Hàng năm, bảo tàng tiến hành sưu tầm tài liệu hiện vật các loại, nghiên cứu thống kê các hiện vật, đồng thời thường xuyên vệ sinh, bảo quản tốt các tài liệu, hiện vật trong kho.

Hiện nay, số lượng khách tham quan bảo tàng hàng ngày ở mức độ hạn chế; hầu hết là các đoàn công tác, đoàn học sinh- sinh viên, đoàn cựu chiến binh..đến tham quan tìm hiểu; một số ít là khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Vì vậy, nhiệm vụ chính của bảo tàng chủ yếu là lưu giữ các tài liệu, hiện vật lịch sử.

Thƣ viện

Thư viện tỉnh Kon Tum nằm trên đường Trương Hán Siêu, thành phố Kon Tum. Từ năm 2006, thư viện đã được xây mới và đưa vào sử dụng với các phòng và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc khi tra cứu mượn tài liệu. Thư mục tra cứu của thư viện được thể hiện dưới hai dạng, một là theo hộc, phích, phân theo chữ cái, môn loại và hai là theo hệ thống lưu trữ trên máy tính. Phòng đọc tổng hợp gồm sách, báo, tạp chí được thu thập từ năm 1992 đến nay. Tại đây, có khoảng 100 ghế phục vụ bạn đọc tại chỗ.

Số thẻ mượn và thẻ đọc được làm tại thư viện mỗi năm dao động trong khoảng trên dưới 1.000 thẻ, ngoài kho sách mượn và kho sách đọc, thư viện còn có một kho sách luân chuyển bao gồm 30.000 bản để phục vụ cho bạn đọc ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ 7 thư viện huyện, 52 thư viện xã, phường và 14 tủ sách, thư viện các đồn biên phòng và bổ sung mỗi năm khoảng 2.250 bản sách, giá sách cho cơ sở.

Bảng 3.1. Hoạt động của thư viện tỉnh Kon Tum

TT Nội dung ĐVT Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011

1 Số thẻ đăng ký lại, cấp thẻ 1.000 1.200 1.646 1.000 630 998 mới

2 Lượt đọc giả được 1000 16,2 20,3 23, 5 19,2 7,7 55,2

phục vụ lượt

3 Lượt sách báo, tạp chí 1000 90 119 126 42,9 42,9 64,6

lưu, luân chuyển lượt

Nguồn:Thư viện tỉnh Kon Tum

Trong những năm qua, thư viện tỉnh Kon Tum cũng đã có sự chia sẻ nguồn lực với các thư viện khác. Hiện nay, thư viện đang thực hiện nhiệm vụ tập hợp các bài viết, chuyên đề để tạo thành thư mục Kon Tum phục vụ lãnh đạo trên địa bàn tỉnh; phát hành thư mục “Kon Tum qua báo chí trong nước”. Hàng năm, thư viện còn tổ chức những đợt trưng bày sách vào những ngày lễ, kỷ niệm. Ngoài ra, còn tổ chức chung kết cấp tỉnh các cuộc thi kể chuyện, vẽ tranh theo sách cho thiếu nhi vào dịp tháng 6 mỗi năm.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động như hiện nay chỉ ở mức duy trì chứ chưa thể triển khai được các hoạt động quảng bá, phối hợp với các sự kiện văn hóa, chính trị lớn. Mức kinh phí năm 2011 là 1.838 triệu đồng cao hơn so với các năm trước, nhưng lại quá thấp so với nhu cầu hoạt động của thư viện. Cho đến hết 2013, thư viện tỉnh Kon Tum vẫn chưa được trang bị phần mềm chuyên ngành.

Bên cạnh đó, ngày 12/11/2014, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế- xã hội thuộc “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020”, trong đó quy định việc xây dựng mới nhà rông, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà rông; còn đối với sửa chữa là 20 triệu đồng/nhà rông. Chính sách này này giúp cho thành phố Kon Tum tiếp tục sửa chữa, xây mới nhà rông tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số để bà con có nơi sinh hoạt tinh thần.

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể

Từ năm 2007 - 2008, thành phố đã khôi phục nghề dệt truyền thống của các dân tộc: Bahnar, Gia Rai. Nghệ thuật cồng chiêng, nghệ thuật hát kể sử thi và một số ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, đẽo thuyền độc mộc đã được đem đi giới thiệu tại một số nước; đồng thời biên tập xuất bản tập sách ảnh “Nhà rông ở KonTum” và phục dựng đĩa VCD về không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa ở KonTum để xuất bản phục vụ nghiên cứu về văn hóa dân tộc.

Đã thực hiện điều tra, bảo tồn và phục dựng được các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn Kon Tum trên cơ sở nguyên gốc bao gồm: Lễ hội mừng lúa mới của các dân tộc Bahnar, Lễ cưới truyền thống của dân tộc Bahnar; Lễ hội bắc máng nước, mừng sức khỏe, rửa làng của dân tộc Xơ Đăng; Lễ hội mừng nước giọt của dân tộc Bahnar, Rơ Ngao; Lễ hội Cha Ka Cha (ăn than) của dân tộc Giẻ Triêng;ẩm thực của dân tộc Bahnar…

Khôi phục nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, trình diễn các thể loại dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhất là các bài chiêng cổ, chiêng lễ, chiêng hội của từng dân tộc theo đặc thù và giá trị truyền thống.

Thường niên tổ chức các hoạt động như: Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc, Liên hoan văn hóa cồng chiêng… với quy mô cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố. Đồng thời, ngành đã phối hợp với các xã, các làng chú trọng tổ chức mở các lớp truyền dạy văn hóa dân gian của các tộc người trên địa bàn tỉnh cho các thế hệ thanh thiếu niên là người dân tộc thiểu số và kết quả từ 2005- 2009, đã tổ chức 20 lớp truyền dạy văn hóa dân gian44.

Công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn, tu bổ các di tích

Bằng nguồn vốn tự thu từ tiền công đức của các tín đồ tại các điểm di sản mang tính tôn giáo, những trụ trì, giám mục tại các nhà thờ, chủng viện, các ngôi chùa trên địa bàn thành phố đã cho xây dựng và tu bổ nguyên trạng các điểm di tích; đồng thời cho xây mới các công trình phụ trợ nhằm phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, tham quan của du khách ví dụ như: Gác nghỉ ngơi cho khách nghỉ chân ở nhà thờ Gỗ, chùa Bắc 44

Ái, phòng trưng bày các hiện vật tại Tòa giám mục Kon Tum, nhà thờ Gỗ....lát đường đi quanh khu vực di tích, xây dựng các nhà vệ sinh công cộng. Bên cạnh đó, các nhà chùa, nhà thờ còn đứng ra huy động sự đóng góp của người dân cho các hoạt động từ thiện như: nấu những bữa cơm giá rẻ cho người nghèo, những nồi cháo bán cho người dân tham dự lễ mừng giáng sinh tại nhà thờ Gỗ với giá 2000đ/bát..., thực hiện trông xe, phát chiếu miễn phí cho người dân đến cầu nguyện và ngủ qua đêm mỗi khi nhà thờ có lễ lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò của ngƣời quản lý

Muốn bảo tồn được các di sản, chúng ta cần phải đưa công tác bảo tồn lên hàng đầu mà cụ thể làphải chia sẻ lợi ích công bằng, đóng góp cho di sản thông qua mua vé và có sự phối hợp công – tư – cộng đồng. Trong đó, doanh nghiệp và du khách giữ vai trò quyết định từ việc hiểu rõ giá trị của di sản rồi đến việc cam kết giữ gìn và tham gia đóng góp cho việc bảo tồn bằng hoạt động cụ thể như: mua vé tham quan, mua sản phẩm của địa phương; thuê hướng dẫn viên du lịch là người bản địa; ăn, nghỉ ở nhà hàng của địa phương… chính là cách họ thể hiện trách nhiệm với di sản nói riêng, điểm đến nói chung.

Cần có cơ quan nhà nước làm trung gian để điều phối chia sẻ lợi ích, đảm bảo sự tham gia đồng đều của tất cả các bên liên quan: khách du lịch và người cung cấp dịch vụ. Bởi lẽ, hiện nay, nhiều nơi du lịch rất phát triển, nhưng cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít. Lợi ích chủ yếu thuộc về các doanh nhiệp, thậm chí là doanh nghiệp ở ngoài nước hay các công ty du lịch lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chứ không phải các công ty tại địa phương do khả năng khai thác của họ còn hạn chế. Cho nên, cộng đồng, đặc biệt là các làng nghề cần được hỗ trợ từ nhà nước để họ làm ra các sản phẩm phục vụ du lịch; hoặc có những chính sách đào tạo cho người dân địa phương làm công tác quản lý cho doanh nghiệp chứ không phải chỉ là làm thuê... Đối với du khách, phải làm sao để họ thay đổi nhận thức, có những hành động thiết thực tại điểm đến. Nhiều công ty lớn đã nghĩ đến những sản phẩm du lịch như dạy tiếng Anh cho người bản địa, hỗ trợ về môi trường, rác thải…nhưng ở thời điểm hiện tại chưa có công ty nào ở Kon Tum thực hiện được..

3.1.3. Đầu tƣ phục hồi di sản

Các lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch:

Đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các điểm du lịch nổi bật… một cách đồng bộ, có chất lượng cao, với các sản phẩm du lịch mang thương hiệu của riêng Kon Tum để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành (chủ yếu là khách sạn, phương tiện vận chuyển, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung…), đầu tư cho các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; trung tâm thương mại, hội chợ…), đầu tư khôi phục các lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống…

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội (chủ yếu là giao thông, cấp nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý chất thải...).

Các lĩnh vực cần tăng cường đầu tư phục hồi di sản:

Đầu tư tôn tạo và xây mới hệ thống nhà rông, nhà Dài của đồng bào các dân tộc để vừa làm nơi sinh hoạt tập thể, vừa làm nơi già làng có thể truyền thụ lại các giá trị truyền thống.

Đầu tư phục dựng, tổ chức các lễ hội truyền thống: lễ hội mừng nhà mới, lễ hội mừng nhà rông mới, lễ hội mở kho lúa, lễ hội ăn trâu...Bên cạnh đó, cần đầu tư nhiều hơn cho các nghề truyền thống: dệt, đan lát, tạc tượng...tương lai có thể dùng làm đồ lưu niệm cho khách du lịch.

Xây dựng các trung tâm giới thiệu văn hóa và sản phẩm của đồng bào dân tộc như dự án đang triển khai: Trung tâm Văn hóa Du lịch Kon K’lor....

Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo tồn các di sản, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền cho người dân về giá trị của các di sản văn hóa, tránh các hiện tượng: vẽ bậy lên tường, đẽo các bộ phận của tượng nhà mồ, lấn mặt bằng của các di sản để kinh doanh ... Đối với đồng bảo các dân tộc, cần giảng giải và giúp đỡ họ duy trì các phong tục, nghi lễ tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục....

15 12 10 8 5 0 7 4

Bảo tồn nguyên Nhà rông, nhà Đã bắt đầu Chưa được khai trạng dài bị biến đổi được đầu tư và thác đúng mức

khổi phục

Biểu đồ 3.3. Đánh giá hiện trạng các di sản của thành phố Kon Tum45

3.2. Một số giải phát phát triển du lịch thành phố Kon Tum3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

UBND thành phố cần tham mưu với UBND tỉnh để sớm ban hành quy chế quản lý khách du lịch trên địa bàn tỉnh và thành phố, tạo hành lang pháp lý trong cơ chế quản lý và đảm bảo các điều kiện an toàn, tự do cho du khách theo đúng quy định của Luật Du lịch. Việc quản lý các điểm du lịch trên bịa bàn phải được giao cho các cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, đúng chuyên môn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương để đảm bảo các yếu tố cho các điểm du lịch được phát triển ổn định và bền vững, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội thiết thực.

Giữa cơ quan quản lý và địa phương cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong khâu quản lý. Chính quyền và đặc biệt là người dân tại các điểm du lịch cần nâng cao ý thức bảo vệ, quản lý điểm du lịch.

Phối hợp, liên kết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, phát triển nhân lực du lịch.

Nâng cao năng lực của Sở VH – TT – DL, phòng Văn hóa – Thông tin, phòng kinh tế với mục đích tăng cường khả năng quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, trong đó bao gồm cả công tác đào tạo, xúc tiến quảng bá du lịch

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan về du lịch.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh; thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.

Tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động du lịch giữa thành phố và các huyện trong tỉnhđể tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch toàn tỉnh.

Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư bản địa và tạo điều kiện để

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN (2) (Trang 98)