5. Kết cấu của luận án
5.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra với hoạt độngxuất khẩu
sản của Việt Nam
Bƣớc sang một giai đoạn mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 có triển vọng hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt đƣợc kết quả mong muốn. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu đạt 3,4% [87] vào năm 2014 không chỉ cho thấy xu hƣớng phục hồi mà còn phản ánh trạng thái mới tuy thấp nhƣng ổn định và cân bằng hơn trƣớc. Đà phục hổi tăng trƣởng của các nền kinh tế phát triển khá chênh lệch. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn giữ đƣợc đà tăng trƣởng bền vững đạt 2,4% vào năm 2014. Tình hình sản xuất và tiêu dùng đƣợc đánh giá là khả quan, niềm tin vào thị trƣờng tiếp tục tăng trong năm 2015. Khác với Hoa Kỳ, kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái nhẹ trong năm 2014 với mức tăng trƣởng thấp (-0,1%) [24]. Nguyên nhân không chỉ do việc tăng thuế tiêu dùng mà quan trọng là niềm tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế còn khá mong manh. Với các đầu tàu kinh tế đang phát triển thì xu hƣớng tăng trƣởng tiếp tục chậm lại. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc năm 2014 đã giảm so với năm 2013. Tƣơng tự nhƣ Trung Quốc, tốc độ tăng trƣởng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng đang có xu hƣớng chậm lại. So với năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng có tốc độ tăng trƣởng thấp hơn vào năm 2014. Kinh tế ASEAN tăng trƣởng ở mức 4,4% thấp hơn mức 7,2% vào năm 2013 [87].
Nhìn chung, kinh tế toàn cầu đã có sự ổn định hơn trong năm 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng còn thấp và dƣới mức tiềm năng. Giai đoạn 2015-2020, với sự dẫn dắt của các nền kinh tế mạnh nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,…sẽ đem lại sự phục hồi tăng trƣởng đáng kể cho kinh tế toàn cầu nói chung và các nền kinh tế của các quốc gia nói riêng. Theo dự báo của IMF thì kinh tế thế giới sẽ tăng trƣởng ở mức 3,9% vào năm 2016 và đạt trên 4%/năm trong giai đoạn 2017-2018 [87].
Thƣơng mại quốc tế đã khởi sắc hơn mặc dù còn chậm. Theo IMF (2015), mức tăng trƣởng nói chung về hàng hóa và dịch vụ quốc tế đạt 3,4% vào năm 2014 (thấp hơn mức tăng trƣởng của năm 2013) [87]. So với tăng trƣởng kinh tế,mức tăng trƣởng thƣơng mại có cao hơn song không đáng kể. Điều này cho thấy sự kém sôi động của nền kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phục hồi bấp bênh của các nền kinh tế lớn kết hợp với sự biến động bất thƣờng về giá của nhiều loại hàng hóa nhƣ dầu thô, vàng, gạo,… Xu hƣớng phục hồi giá cả của nhiều hàng hóa cơ bản chƣa ổn định. Giá một số nông sản liên quan đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam biến động phức tạp, khó dự đoán nhƣ giá gạo thô giảm mạnh trong khi giá cà phê có dấu hiệu tăng lên... Việc giá dầu thô giảm đóng vai trò nhƣ một gói kích thích tăng trƣởng kinh tế toàn cầu đồng thời góp phần phân phối lại lợi ích giữa các quốc gia xuất và nhập khẩu nhiều. Theo dự báo của IMF, thƣơng mại thế giới sẽ tăng trƣởng ở mức 5,7% vào năm 2016 sau đó tăng lên các mức 5,9% và 6% tƣơng ứng cho các năm 2017 và 2018. Thƣơng mại thế giới trong giai đoạn 2015- 2020 sẽ chiếm khoảng 30%-35% GDP của toàn thế giới và có xu hƣớng tăng dần. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ đƣợc xem là những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại cao nhất trong giai đoạn này (bình quân khoảng 22%/năm), trong khi lƣợng nhập khẩu đƣợc dự báo sẽ đạt khoảng 18,5%/ năm [87]. Trong giai đoạn này, thƣơng mại nội khối châu Á sẽ có tầm ảnh hƣởng lớn đến cầu thế giới. Khu vực Trung Đông, Bắc Mỹ và Tiểu vùng Sahara sẽ có những thay đổi đáng kể trong việc mở cửa thƣơng mại. Do đó, khu vực này sẽ đóng vai trò lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong các mặt hàng xuất khẩu, cùng với hai mặt hàng chính là máy móc và linh kiện vận tải thì hàng nông sản chất lƣợng cao cũng rất đƣợc quan tâm trong giai đoạn này.
Sự hình thành cộng đồng ASEAN (AEC30) vào cuối năm 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho các nƣớc là thành viên nhƣ tăng thu hút đầu tƣ, cắt giảm chi phí nhập khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng,.. Bên cạnh các cơ
30 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh mà với năng lực cạnh tranh này ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
hội thì thách thức mang lại cũng không nhỏ.Sự cạnh tranh mạnh mẽ về dịch vụ đầu tƣ, về hàng hóa giữa các nƣớc ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trƣờng. Thêm vào đó, việc mở cửa thị trƣờng để tạo ra một “sân chơi” bình đẳng giữa các quốc gia trong AEC sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu với hàng nhập khẩu đứng trƣớc thách thức nghiêm trọng. Ngay sau khi AEC thành lập, đến năm 2018 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) có bắt đầu có hiệu lực. So với AEC, khi tham gia TPP cáccơ hội và thách thức mang lại cho các nƣớc thành viên và Việt Nam nói riêng sẽ không dừng lại ở khu vực mà là toàn cầu.
Hiện nay, nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dạng thô nên quy mô xuất khẩu khá lớn song giá trị gia tăng còn thấp. Quy mô các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản thƣờng nhỏ, khả năng quản lý còn nhiều bất cập sẽ làm cho khả năng cạnh tranh với các đối thủ không cao. Trƣớc bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, sự hình thành của AEC hay khi TPP có hiệu lực thì cơ hội mở ra cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ nhiều hơn tuy nhiên những khó khăn, thách thức đặt ra cũng sẽ không nhỏ. Vì vậy, xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng cần có những chiến lƣợc, chính sách thay đổi cho phù hợp không chỉ để đối phó với những thách thức mà còn đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao tại các thị trƣờng xuất khẩu trong thời gian tới.
5.2. Quan điểm và mục ti u đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến n m 2020
5.2.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020
Từ những vấn đề lý luận cơ bản kết hợp với thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ bối cảnh của nền kinh tế thế giới, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 tác giả xin đƣa ra một số quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất, các chính sách và giải pháp cần hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng cho nông sản xuất khẩu. Đây là vấn đề cốt lõi cần quan tâm hàng đầu mà các Bộ, Ban, Ngành có liên quan cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, cần có sự đầu tƣ đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nông sản.
Quan điểm thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản dựa trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng và từng địa phƣơng. Hƣớng tới sản xuất và xuất khẩu những nông sản có giá trị kinh tế cao và phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Quan điểm thứ ba,cần đẩy mạnh ứng dụng KHCN mới vào sản xuất và chế biến nông sản, tăng cƣờng việc quảng bá nhằm xây dựng thƣơng hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.
Quan điểm thứ tư, các chính sách và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản phải phù hợp với các cam kết của của Việt Nam với các tổ chức, hiệp định nhƣ APEC, WTO, các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Quan điểm thứ năm, cần khai thác và tận dụng tốt các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng mà Việt Nam đang và sẽ tham gia với các đối tác trong và ngoài khu vực.
5.2.2. Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020
5.2.2.1. Mục tiêu tổng quát về xuất nhập h u hàng hóa
Theo chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa31 đã đƣợc phê duyệt thì tốc độ tăng trƣởng bình quân về xuất khẩu hàng hóa đạt 11%/năm giai đoạn 2016-2020; tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu chậm hơn tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu; cán cân thƣơng mại hƣớng tới cân bằng và thặng dƣ; trong cơ cấu xuất khẩu giảm dần tỷ trọng xuất khẩu thô (tỷ trọng xuất khẩu thô còn khoảng hơn 4% vào năm 2020) và nâng cao tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến; khai thác tốt các lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong xuất nhập khẩu nông sản; mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu nông sản theo hƣớng tích cực và chủ động.
5.2.2.2. Mục tiêu cụ thể về xuất h u nông sản
Giai đoạn 2016-2020, kinh tế toàn cầu có sự chuyển biến theo hƣớng ổn định và tích cực nên tăng trƣởng về xuất khẩu nông sản sẽ cao hơn giai đoạn trƣớc. Theo Quyết định 2471/QĐ-Tggphê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
31 Quyết định phê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hƣớng 2030 của Thủ tƣớng Chính phủ, quyết định số 2471/QĐ-Tgg, năm 2011.
2011-2020 số hoạt động xuất khẩu nông sản nhằm thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau đây:
Xuất khẩu nông sản sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân từ 18- 22%/năm.
Tăng tỷ trọng hàng nông sản có chất lƣợng cao, đạt mức từ 40-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Tăng tỷ trọng xuất khẩu nông sản vào các thị trƣờng nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… tập trung vào những nông sản có chất lƣợng cao.
Đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản qua các kênh phân phối hiện đại, tăng việc áp dụng giao dịch nông sản qua các hợp đồng nông sản. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng hàng nông sản đƣợc tiêu thụ qua các kênh phân phối nhƣ trung tâm thƣơng mại, siêu thị,… chiếm từ 25-35%.
Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu nông sản đến năm 2020 sẽ là châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dƣơng khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.
5.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến n m 2020
5.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
5.3.1.1. Dựa vào điều kiện tự nhiên vàkinh tế xã hội
Việt Nam có tài nguyên đất rất đa dạng về chủng loại kết hợp với điều kiện khí hậu phong phú phù hợp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản của nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nhƣ cây công nghiệp (cao su, cà phê, hồ tiêu,..), cây lƣơng thực (lúa, ngô, sắn,..) và các loại rau củ quả.
Tỷ lệ lao động sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% đƣợc xem là lợi thế so với các quốc gia khác trong việc huy động và sử dụng nguồn lao động tại chỗ này.
Việt Nam là nƣớc đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng là một trong số các nội dung quan trọng của trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 1997-2013 và tỷ trọng
nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 18% trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nƣớc cho thấy xuất khẩu nông sản vẫn là hƣớng đi phù hợp trong những năm tới.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ tác động làm cho quá trình phân công lao động quốc tế trở nên rõ nét hơn. Khi đó các nƣớc sẽ xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế và tập trung nhập khẩu những mặt hàng có ít hoặc không có lợi thế.
5.3.1.2. Dựa vào chủ trương, chính sách của Nhà nước
Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng nông sản Việt Nam tại các thị trƣờng truyền thống; tạo bƣớc đột phá mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu mới có tiềm năng tại các khu vực khác nhau.
Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thƣơng mại tại các khu vực thị trƣờng lớn và tiềm năng; tăng cƣờng bảo vệ hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.
Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trƣờng, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trƣờng, hạn chế sử dụng năng lƣợng và tài nguyên.
Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trƣờng của nƣớc ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang các thị trƣờng đã ký FTA. Tổ chức xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản Việt Nam tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
5.3.1.3. Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng và các nhân tố tác động đến KNXK nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013. Việc đi sâu phân tích các nhân tác động tích cực (tƣơng quan cùng chiều) và tiêu cực (tƣơng quan ngƣợc chiều) sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong tƣơng lai.
Trên cơ sở các căn cứ đƣa ra, một số giải pháp chính đƣợc đề xuất với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản (về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu) dựa trên
việc phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của cả nƣớc.
5.3.2. Các giải pháp cụ thể
5.3.2.1. Giải pháp dựa vào GDP
GDP là nhân tố đại diện cho quy mô của một nền kinh tế. Do vậy, nếu GDP của một nƣớc càng lớn tức là quy mô nền kinh tế nƣớc đó càng mạnh. Trên góc độ của kết quả nghiên cứu, nhân tố GDP đƣợc đề cập đến là GDP của Việt Nam và nƣớc đối tác. GDP của Việt Nam và nƣớc đối tác có tác động tích cực đến KNXK nông sản của Việt Nam. Trên thực tế, GDP của Việt Nam đã có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt trong những năm qua và theo các chuyên gia kinh tế thì tăng trƣởng này vẫn sẽ đƣợc duy trì ổn định trong thời gian tới. Thêm vào đó, kinh tế toàn cầu cũng đang có những chuyển biến tích cực mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giao lƣu hàng hóa giữa các quốc gia. Theo IMF (2014), kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng 3,8% vào năm 201632. Cũng trong năm 2016, các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,..) sẽ có tốc độ tăng trƣởng 2,4% và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ) sẽ có tốc độ tăng trƣởng 2,9%. Và để thúc đẩy xuất khẩu nông sản cần xây dựng chiến lƣợc cụ thể cho từng loại nông sản trên cơ sở phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình. Khi đó, các nông sản chủ lực nhƣ gạo, cà phê vẫn là sự lựa chọn đƣợc ƣu tiên hàng đầu song cần có sự đầu tƣ hƣớng tới việc nâng cao chất lƣợng, phong phú về mẫu mã và chủng loại, … nhằm đáp ứng trình độ ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để phát triển một số nông sản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng ở Việt Nam nhƣ tiêu, điều, chè… nhằm phục vụ cho xuất khẩu.
5.3.2.2. Giải pháp dựa trên nhân tố dân số
Dân số Việt Nam đại diện cho khả năng cung nông sản và dân số của đối tác đại diện cho cầu về nông sản. Ở Việt Nam, tốc độ tăng của nguồn lao động tỷ lệ