Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 77 - 81)

5. Kết cấu của luận án

3.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu

Chỉ số lợi thế so sánh (RCA)

Theo lý thuyết Herscher-Ohlin, để đánh giá lợi thế so sánh của một quốc gia thì cần đo cƣờng độ của tất cả các nhân tố đầu vào nƣớc đó sở hữu. Tuy nhiên, đây là một việc làm phức tạp và gần nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Để giải quyết bài toán này, Balassa đã đề xuất một phƣơng pháp khá đơn giản dựa trên chính lập luận của lý thuyết lợi thế so sánh[44], [45], [46]. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của một nƣớc thƣờng là các sản phẩm mà nƣớc đó có lợi thế so sánh. Nói cách khác, lợi thế so sánh của một nƣớc sẽ đƣợc “biểu hiện” qua cơ cấu xuất khẩu sản phẩm tại nƣớc đó và đƣợc xác định bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu của ngành hàng (sản phẩm) nào đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nƣớc và tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới [57], [64].

ij ij

x

wj/ X wt

Trong đó:

xij và xwj lần lƣợt là kim ngạch xuất khẩu nông sản của nƣớc i và thế giới

Xit và Xwt lần lƣợt là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nƣớc i và thế giới

Nhƣ vậy, chỉ số này nhận giá trị này nhận giá trị từ 1 đến +∞. Cụ thể nhƣ sau:

 RCA ≤ 1: Nông sản không có lợi thế so sánh.

1 <RCA ≤ 2,5: Nông sản có lợi thế so sánh 

RCA> 2,5: Nông sản có lợi thế so sánh cao

Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)

Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông thƣờng các quốc gia sẽ “bán” những sản phẩm có lợi thế và “mua” về những sản phẩm có ít hoặc không có lợi thế. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp cả hai quốc gia cùng xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm trong cùng một ngành hàng (thƣơng mại nội ngành theo chiều ngang) hoặc cùng xuất khẩu và nhập khẩu một mặt hàng (thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc)[49], [62].

IITi 1 X iM i

X iM i

Trong đó:

Xi là kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến/từ nƣớc i.

Mi là kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam đến/từ nƣớc i.

Chỉ số nhận giá trị trong khoảng [0,1]. Cụ thể:

 IIT = 0: hoàn toàn là thƣơng mại ngoại ngành

IIT = 1: hoàn toàn là thƣơng mại nội ngành  Chỉ số tập trung thương mại (TII)

Chỉ số TII của một ngành hàng đƣợc xác định bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nƣớc xuất khẩu tới nƣớc nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nƣớc nhập khẩu của ngành hàng đó [70], [71].

TIIT ij / Tiw ij T jw / Tww

Trong đó: Tij là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nƣớc i đến nƣớc j

Tiw là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nƣớc i Tjw là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nƣớc j Tww là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới.

Chỉ số này sẽ cho biết kim ngạch trao đổi thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc đã tƣơng xứng với tiềm năng thƣơng mại của hai nƣớc không. Vì thế:

 TII > 1: xuất khẩu hàng hóa của nƣớc i tới nƣớc j lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới

 TII≤ 1: xuất khẩu hàng hóa của nƣớc i tới nƣớc j nhỏ hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới

Chỉ số định hướng khu vực (ROI)

Theo nghiên cứu của Yeats (1998) [94] và Yamazawa (1970) [91], hàng hóa của một quốc gia thƣờng đƣợc tập trung tiêu thụ tại một hay một số khu vực thị trƣờng nhất định (gọi là định hƣớng thị trƣờng). Do đó, việc sử dụng chỉ số định hƣớng khu vực (ROI) sẽ đo lƣờng đƣợc tầm quan trọng của xuất khẩu nội vùng so với xuất khẩu ngoài vùng.

ROIkxkij / X ij/xkiw / X iw

Trong đó:

xkij và xkiw : KNXKnông sản của nƣớc i đến nƣớc j và đến thế giới. Xijvà Xiw:KNXK hàng hóa của nƣớc i đến nƣớc j và đến thế giới.

Khi đó:

ROI = 1: xuất khẩu nội vùng bằng xuất khẩu ngoại vùng ROI > 1: xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng.

Tóm tắt chƣơng 3

Như vậy, từ việc đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu, chƣơng này đã mô tả các bƣớc thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà luận án đƣa ra. Với những phƣơng pháp tiếp cận khác nhau, tác giả đã xây dựng khung phân tích, sử dụng mô hình trọng lực với phƣơng pháp ƣớc lƣợng Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhằm đánh giá ảnh hƣởng của nhân tố đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Trong mô hình, các biến không chỉ đƣợc mô tả rõ mà còn có giả thuyết cụ thể về xu hƣớng tác động. Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu nhằm phân tích sâu hơn về thực trạng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua.

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w