5. Kết cấu của luận án
4.1.2. Khái quát về hoạt độngxuất khẩunông sản của Việt Nam
Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành công đáng kể trong xuất khẩu nông sản kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới vào cuối những năm 1980. Do có diện tích lớn (330.363 km2), đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi nên Việt Nam có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Thành quả đáng ghi nhận là Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu một số nông sản nhƣ gạo, cà phê, hạt tiêu,…[28]. Kinh tế khu vực nông thôn Việt Nam tăng trƣởng nhanh, đói nghèo đã giảm đáng kể trong những năm qua nhờ vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Sau đây sẽ là một vài nét chính về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua.
4.1.2.1. Kim ngạch xuất kh u nông sản của Việt Nam
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù, xuất khẩu nói chung đã trải qua những giai đoạn tăng trƣởng khác nhau song xuất khẩu nông sản vẫn là mặt hàng mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc với tốc độ tăng trƣởng bình quân cả giai đoạn đạt mức 13,51%, một số nông sản (gạo, cà phê) đã từng giữ vị trí dẫn đầu về sản lƣợng xuất khẩu trên thị trƣờng nông sản thế giới, thị trƣờng tiêu thụ nông sản không ngừng đƣợc mở rộng và phát triển,…
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 1997-2013 (Đồ thị 4.2). So với tốc độ tăng trƣởng KNXK nông sản của thế giới, tốc độ tăng trƣởng KNXK nông sản của Việt Nam cao hơn vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. Đây là thời kỳ đầu của quá trình hội nhập và kết quả này có đƣợc từ các chính sách mở cửa phù hợp kết hợp với việc phát huy những lợi thế so sánh của đất nƣớc. Tuy nhiên, giai đoạn 2003-2006 tốc độ tăng trƣởng KNXK nông sản của Việt Nam và thế giới dƣờng nhƣ có sự lệch pha nhau. Khoảng
cách về tốc độ tăng trƣởng KNXK nông sản của Việt Nam và thế giới khá chênh lệch vào giai đoạn 2005-2006 bởi đây là những năm đầu của thời kỳ tăng trƣởng nóng của nền kinh tế thế giới với các lĩnh vực đƣợc quan tâm là tài chính, công nghiệp và dịch vụ. 35.000 32.050 25000 30.000 28.522 24.027 25.000 22.769 25.593 20000 21.790 20.000 19.842 15.000 13.277 13.717 15000 10.000 9.106 10.138 7.304 5.278 5.000 10000 0.000 0.159 -0.480 -5.000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 5000 -10.000 -7.924 -15.000 0
KNXK nông sản của Việt Nam (Tr.USD)
Tăng trƣởng về KNXK nông sản của Thế giới (%) Tăng trƣởng về KNXK nông sản của Việt Nam (%)
Đồ thị 4.2. KNXK nông sản của Thế giới và Việt Nam
Nguồn: WB và tính toán của tác giả, 2015
Có thể nói, xu hƣớng xuất khẩu nông sản của Việt Nam chịu sự ảnh hƣởng của biến động tại thị trƣờng nông sản thế giới kể từ sau khi gia nhập WTO (giai đoạn 2007-2013). Năm 2009, với cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và năm 2012 với những biến động phức tạp của thị trƣờng tài chính, dầu mỏ tại một số quốc gia lớn đã gây nên những ảnh hƣởng lớn đến tăng trƣởng về KNXK nông sản ở cả thị trƣờng thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam [38]. Điều này cho thấy khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, tăng trƣởng về KNXK nông sản của Việt Nam sẽ tƣơng quan chặt chẽ với biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và tăng trƣởng về kim ngạch xuất khẩu nông sản của thế giới nói riêng. Vì thế, chỉ cần một động thái nhỏ của nền kinh tế thế giới sẽ gây nên ảnh hƣởng nhất định đến thị trƣờng nông sản toàn cầu và qua đó tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
4.1.2.2. Thị phần xuất kh u nông sản của Việt Nam
Nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trƣờng nông sản thế giới bằng việc nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã cũng nhƣ đảm
bảo sức cung ổn định. Thêm vào đó, chính sách đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu đã giúp nông sản của Việt Nam có điều kiện tiếp cận và phát huy ƣu thế tại những thị trƣờng “khó tính”.
Bảng 4.4. Thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2013
KNXK nông sản (Tỷ USD) Thị phần nông sản của
N m Thế giới Việt Nam Việt Nam tr n thị trƣờng
Thế giới14 (%) 1997 566,278 3,063 0,54 2000 523,361 3,952 0,76 2005 808,832 7,575 0,94 2010 1297,366 16,832 1,30 2011 1590,087 22,227 1,40 2012 1581,284 23,400 1,48 2013 1630,061 23,288 1,43 TTBQ (%)* 6,83 13,51 -
Ghi chú: * Tăng trưởng bình quân
Nguồn: WB và tính toán của tác giả, 2015
Bảng 4.4 cho thấy biến động về thị phần nông sản của Việt Nam so với thế giới đang tăng lên trong giai đoạn 1997-2013. Năm 1997, thị phần nông sản Việt Nam chiếm 0,54% trên thị trƣờng thế giới tƣơng ứng với 3,063 tỷ USD; tỷ lệ này đã tăng lên lần lƣợt là 0,94% và 1,3% vào năm 2005 và năm 2010, đạt 1,43% vào năm 2013 tƣơng ứng với 23,288 tỷ USD. Nhƣ vậy, thị phần nông sản Việt Nam đã tăng khá nhanh và đều trong giai đoạn 1997-2010. Giai đoạn 2011-2013 thị phần có lúc tăng, giảm phức tạp và chịu ảnh hƣởng lớn từ sự biến động của kinh tế toàn cầu (thị phần nông sản của Việt Nam chiếm 1,48% năm 2012 và giảm còn 1,43% năm 2013). Nếu đem so sánh tốc độ tăng trƣởng bình quân về KNXK nông sản của Việt Nam với Thế giới (tăng trƣởng bình quân của Việt Nam là 13,51% và tăng trƣởng bình quân của Thế giới là 6,83%) thì sự gia tăng về thị phần vẫn còn khiêm tốn.
Đây vẫn sẽ là bài toán nan giải của Việt Nam mà không chỉ mặt hàng nông sản gặp phải vẫn chƣa giải quyết đƣợc.
4.1.2.3. Phân tích lợi thế so sánh trong xuất kh u nông sản của Việt Nam
Hiện nay, xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới và Việt Nam đƣợc biết đến là một trong số các quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới với một số nông sản nhƣ gạo, cà phê, chè, tiêu, cao su,…[18]. Kim ngạch và sản lƣợng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi so sánh với các nƣớc cùng xuất khẩu mặt hàng này thì kết quả đó vẫn còn khá khiêm tốn. 8.00 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 3.03 2.97 2.73 2.60 2.51 2.09 2.12 2.12 2.13 2.11 2.48 2.12 2.11 2.08 1.85 2.00 2.30 1.00 1.60 0.00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Trung Quốc Brazil Hoa Kỳ
Đồ thị 4.3.Chỉ số RCA về xuất khẩu nông sản của Việt Nam và một số quốc gia
Nguồn: UN Comtrade, WB và tính toán của tác giả, 2015
Đồ thị 4.3 cho thấy biến động về RCA của Việt Nam và một số quốc gia có thành tích trong xuất khẩu nông sản giai đoạn 1997-2013. Theo đó, Trung Quốc và Brazil là hai quốc gia không có lợi thế trong xuất khẩu nông sản nói chung (RCA luôn nhỏ hơn 1) mà có lợi thế trong xuất khẩu một số nông sản cụ thể nhƣ cà phê (Brazil), rau củ (Trung Quốc). Chỉ số RCA của Ấn Độ đang đƣợc cải thiện trong những năm gần đây, một số nông sản của Ấn Độ đang chiếm lĩnh thị phần nông sản không nhỏ trên thế giới - điển hình là gạo15, ngô. Hoa Kỳ là một cƣờng quốc lớn về
15 Năm 2012, Ấn Độ từ một nƣớc có sản lƣợng gạo xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới đã vƣợt qua Thái Lan và Việt Nam để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
kinh tế, các lĩnh vực mà Hoa Kỳ đầu tƣ không chỉ công nghiệp, vũ khí, tài chính mà nông nghiệp cũng rất đƣợc quan tâm. Sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ thƣờng tập trung với quy mô lớn, mức độ CMH cao và chất lƣợng tốt. Đây là lý do đƣa Hoa Kỳ từ một quốc gia không có lợi thế trong xuất khẩu nông sản trở thành quốc gia có lợi thế trong xuất khẩu mặt hàng này. Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có tiềm năng và nhiều lợi thế trong xuất khẩu mặt hàng nông sản tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khi so với Thái Lan chỉ số RCA của Việt Nam còn khá thấp và đang có xu hƣớng giảm dần trong thời gian gần đây. Việc tính RCA dựa trên cơ cấu xuất khẩu (tính theo giá trị) cho thấy giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp (ví dụ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và gạo của Việt Nam thƣờng khó có cơ hội cạnh tranh với gạo Thái Lan). Giai đoạn 1997-2002, chỉ số RCA của Việt Nam luôn cao hơn Thái Lan, tuy nhiên từ năm 2003 đến nay thì ngƣợc lại, khoảng cách về chỉ số RCA giữa hai nƣớc ngày càng xa. Điều này phù hợp với thực tiễn bởi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách đầu tƣ, khôi phục nền kinh tế. Việc đƣa vào sản xuất những trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm. Trong thời gian đó, Việt Nam cũng bắt tay vào quá trình CNH-HĐH đất nƣớc, hoạt động đầu tƣ cho sản xuất đã đƣợc quan tâm song còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, mặt hàng nông sản mang những đặc điểm riêng (tính tƣơi sống, tính thời vụ,..) nên nhân tố KHCN có ý nghĩa lớn với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm song lại chƣa thực sự đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Nhiều cơ hội từ quá trình hội nhập KTQT mang lại vẫn chƣa khai thác và tận dụng triệt để, trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại dựa chủ yếu vào những lợi thế sẵn có vì thế nông sản Việt Nam rất khó để cạnh tranh đƣợc với các đối thủ. Đây là một số nguyên nhân cơ bản giải thích cho sự chênh lệch của chỉ số RCA trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam và Thái Lan trong những năm vừa qua.