5. Kết cấu của luận án
4.3. Đánh giá chung về hoạt độngxuất khẩunông sản của Việt Nam
4.3.1. Những thành tựu trongxuất khẩu nông sản của Việt Nam
Dựa vào những phân tích, đánh giá chung và riêng cho một số nông sản ở trên cho thấy, những năm qua hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành quả đáng khích lệ trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ:
Quy mô nông sản xuất khẩu biến động theo chiều hƣớng tích cực trong điều kiện bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn (sản lƣợng một số nông sản chủ lực đều tăng trong giai đoạn 1997-2013, cụ thể: số lƣợng gạo xuất khẩu tăng bình quân 3,92%/năm, số lƣợng cà phê xuất khẩu tăng 7,79%/năm).
KNXK nông sản nói chung và của một số nông sản chủ lực tăng dần trong giai đoạn 1997-2013 (trong đó KNXK nông sản tăng bình quân 13,51%/năm trong cả giai đoạn). Nếu đem so sánh với tốc độ tăng trƣởng GDP của cả nƣớc thì tăng trƣởng về KNXK nông sản luôn ở mức cao hơn. Khi xem xét ở khía cạnh độ mở của nền kinh tế, sự đóng góp của tỷ trọng thƣơng mại nói chung hay thƣơng mại hàng nông sản nói riêng luôn có một vai trò đáng kể (Phụ lục7).
Thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản nói chung và một số nông sản chủ lực đang ngày một mở rộng, phát triển và có sự phù hợp với quá trình hội nhập KTQT hiện nay của Việt Nam. Kết quả phân tích ở trên cho thấy ngoài những thị trƣờng xuất khẩu truyền thống (ở châu Á và EU), nông sản Việt Nam đã có mặt và giữ vị trí nhất định tại một số thị trƣờng mới (ở châu Mỹ và châu Phi). Việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lên hơn 130 nƣớc vào năm 2013 cho thấy sự thành công cũng nhƣ hƣớng đi đúng đắn của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản. Minh chứng cho sự mở rộng thị trƣờng đƣợc thể hiện thông qua chỉ số thƣơng mại nội ngành (IIT). Chỉ sốIIT với một số quốc gia truyền thống đang có xu hƣớng giảm dần theo thời gian.
Chất lƣợng hàng nông sản Việt Nam từng bƣớc đƣợc cải thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu nhất định của quá trình hội nhập. Đây là một trong số các nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực để từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng quốc tế trong thời gian qua.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã và đang phát huy khá tốt các lợi thế sẵn có trong sản xuất (các yếu tố về tự nhiên và nguồn nhân công giá rẻ) cũng nhƣ một số nhân tố tích cực đã phân tích từ mô hình trọng lực. Bên cạnh đó, một số cơ hội do quá trình hội nhập mang lại (dựa vào các FTA của Việt Nam và một số nƣớc) cũng đang đƣợc các doanh nghiệp kinh doanh trong trong lĩnh vực này tận dụng và khai thác một cách tƣơng đối hiệu quả.
4.3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn một số hạn chếsau:
Nhìn chung, kết quả xuất khẩu nông sản còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của đất nƣớc. Sản lƣợng nông sản xuất khẩu tuy nhiều song giá trị thu về còn thấp.Tốc độ tăng trƣởng cả về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu nông sản đều không ổn định, chịu sự tác động lớn bởi những biến động của nền kinh tế thế giới29. Với một số nông sản đƣợc xem là chủ lực của Việt Nam nhƣ gạo, cà phê,… lại đang có xu hƣớng giảm về cả sản lƣợng và KNXK trong vài năm trở lại đây. Điều này có nghĩa, các nông sản chủ lực của Việt Nam bắt đầu có xu hƣớng tiệm cận giới hạn về năng lực sản xuất thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng giảm dần (cả sản lƣợng và kim ngạch) trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa đang đƣợc gia tăng mạnh mẽ.
Chiến lƣợc xuất khẩu chƣa gắn với việc khai thác thế mạnh về nông nghiệp. Việt Nam đang đứng trƣớc nguy cơ mất dần lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong cạnh tranh toàn cầu. So với các nƣớc đƣợc đánh giá là có lợi thế trong xuất khẩu nông sản nhƣ Thái Lan, Ấn Độ,.. thì chỉ số RCA trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 1997-2013 (chỉ số RCA giảm
29
mạnh tập trung vào 2 nông sản chủ lực là gạo và cà phê). Điều này cho thấy Việt Nam chƣa phát huy hết tiềm năng cũng nhƣ tận dụng các cơ hội từ quá trình hội nhập KTQT mang lại.
Chất lƣợng nông sản mặc dù đã cải thiện song còn thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Minh chứng rõ nhất là chất lƣợng gạo Việt Nam so với Thái Lan vẫn còn một khoảng cách khá xa, hay chất lƣợng cà phê Việt Nam so với cà phê Brazil cũng còn chênh lệch rất nhiều. Chính khoảng cách về chất lƣợng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến giá xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới. Đây là lý do khiến giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự không đồng đều về chất lƣợng hay độ tồn dƣ của thuốc bảo vệ thực vật của nông sản xuất khẩu cũng đang là vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam trong những năm gần đây.
Thị trƣờng xuất khẩu nông sản mặc dù đƣợc mở rộng song tính ổn định chƣa cao. Vai trò điều phối của các hiệp hội ngành nghề chƣa thật sự hiệu quả, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Ngoại trừ các doanh nghiệp lớn có thị trƣờng xuất khẩu ổn định, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có thị trƣờng ổn định, năng lực cạnh tranh thấp, xuất khẩu phải qua trung gian nên khả năng tiếp cận và mở rộng thị trƣờng bị hạn chế.
Những rào cản thƣơng mại (rào hàng rào kỹ thuật, hàng rào phi kỹ thuật) hiện đang đƣợc các nƣớc áp dụng đã, đang và sẽ gây ra nhiều ảnh hƣởng lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam (triển vọng xuất khẩu không ổn định). Chính các rào cản này sẽ làm giảm đáng kể những nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam thời gian qua. Trên thực tế, các rào cản này đang có xu hƣớng gia tăng tại các thị trƣờng mà Việt Nam đang xuất khẩu nông sản với số lƣợng lớn nhƣ châu Á (Trung Quốc,Nhật Bản), châu Âu (EU), châu Mỹ (Hoa Kỳ),...
Khả năng nắm bắt cơ hội, thông tin trên thị trƣờng còn chậm khiến cho khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế thấp hơn các đối thủ. Bên cạnh đó, chính quá trình hội nhập KTQT đã đƣa đến không ít khó khăn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Bởi, hội nhập càng sâu thì cạnh tranh càng nhiều
và hoạt động cạnh tranh đƣợc diễn ra ở các cấp độ khác nhau nhƣ hàng hóa, doanh nghiệp và quốc gia. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng nông sản đang là vấn đề “nóng” cần đƣợc quan tâm đúng mức và kịp thời.
Chính sách tỷ giá có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với chính sách xuất khẩu, nhƣng cho đến nay chính sách này vẫn chƣa rõ ràng giữa mục tiêu khuyến khích xuất khẩu với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, giữ giá trị VNĐ.
Các chính sách kinh tế mặc dù hƣớng vào xuất khẩu, nhƣng việc đầu tƣ của Nhà nƣớc vào hệ thống cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn nhiều bất cập; chƣa xem hoạt động này nhƣ một “chƣơng trình quốc gia” để đầu tƣ nguồn lực cần thiết… vì thế hiệu quả chƣa cao.
Từ mô hình phân tích đã chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, cụ thể nhƣ sau: (i) mô hình CMS cho thấy khả năng cạnh tranh (tác động cạnh tranh) của nông sản Việt Nam còn yếu so với các đối thủ. (ii) mô hình trọng lực đã làm rõ một số nhân tố có tác động bất lợi đến KNXK nông sản của Việt Nam đó là khoảng cách về địa lý và quy mô diện tích đất nông nghiệp của hai quốc gia.
4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Những hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể đƣợc giải thích qua một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động từ bên ngoài nhƣ các cú sốc về giá cả hay sự xuất hiện của các rào cản thƣơng mại mới. Trong những năm qua, mặc dù thực hiện theo chủ trƣơng tự do hóa thƣơng mại nhƣng hàng nông sản tại các nƣớc và các khu vực vẫn đƣợc bảo hộ chặt chẽ với các hàng loạt các hàng rào phi thuế quan. Không chỉ vậy, ở những nƣớc phát triển các rào cản thƣơng mại nhƣ chống bán phá giá, tiêu chuẩn môi trƣờng, vệ sinh ATTP,… ngày một tinh vi hơn. Điều này một phần do chủng loại mặt hàng nông sản của Việt Nam còn khá nghèo nàn, sự đa dạng chỉ đƣợc tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu tính đột phá. Đây là lý do khiến tỷ trọng xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam so với thị trƣờng quốc tế đã bị giảm xuống trong vài năm gần đây.
Thứ hai, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong cả 3 khâu là sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất nông sản vẫn còn nhỏ lẻ, chƣa tập trung, chƣa mang tính CMH khiến cho việc thu hoạch nông sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông sản. Bên cạnh đó việc chế biến nông sản còn thô sơ, chủng loại nông sản chƣa phong phú nên chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu tiêu dùng ngày một tăng của thị trƣờng thế giới. Hoạt động tiêu thụ nông sản còn mang tính bị động, trong khi vấn đề bảo vệ thƣơng hiệu nông sản chƣa đƣợc quan tâm đúng mức khiến cho nhiều cơ hội xuất khẩu lớn đã bị bỏ qua.
Thứ ba, việc khai thác và phát huy những lợi thế so sánh sẵn có của đất nƣớc chƣa thật sự hiệu quả. Đã từ lâu, Việt Nam đƣợc biết đến là một nƣớc có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng nhƣ nguồn lao động. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực nhƣ Thái Lan (ASEAN), Ấn Độ (châu Á),… thì KNXK nông sản của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, cung ứng nông sản của Việt Nam chƣa tích cực, chủ động tham gia vào mạng sản xuất, cung ứng toàn cầu. Khả năng nắm bắt các cơ hội từ quá trình hội nhập mang lại còn nhiều hạn chế. Do vậy, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong khu vực và trên thị trƣờng thế giới thƣờng thấp hơn các đối thủ.
Thứ tư, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đƣợc đánh giá thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Mặc dù đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đầu tƣ công nghệ chế biến để nâng cao chất lƣợng hàng nông sản song sự đầu tƣ cho đến thời điểm hiện tại vẫn đƣợc đánh giá là thiếu tính hệ thống và chƣa đồng bộ. Trong khi yêu cầu về chất lƣợng nông sản tại các thị trƣờng nhập khẩu nông sản của Việt Nam ngày một nâng cao. Điều này làm chokhả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trƣớc các đối thủ ngày càng trở nên khó khăn.
Thứ năm, sự liên kết, phối hợp giữa bốn nhà (nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất và xuất khẩu nông sản còn yếu do chƣa gắn đƣợc lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Thực tế đã xảy ra các trƣờng hợp nhƣ nông sản đƣợc mùa nhƣng “nhà doanh nghiệp” không thu mua hoặc ép giá khiến “nhà nông” điêu đứng; hoặc “nhà nông” không bán nông sản cho “nhà doanh
nghiệp”nhƣ hợp đồng đã ký kết mà tìm đối tác khác có giá cao hơn làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; hoặc sản phẩm nhà khoa học tạo ra song nhà nông không sử dụng; hoặc Nhà nƣớc chƣa có chính sách khuyến khích, đầu tƣ, xúc tiến, … hợp lý trong việc gắn kết bốn nhà. Một nền kinh tế hội nhập sâu cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia, có nhƣ vậy mới tạo nên tính ổn định và bền vững cho các sản phẩm khi tham gia xuất khẩu.
Thứ sáu, sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu nông sản còn nhiều bất cập, chế tài chƣa đủ mạnh để răn đe những vi phạm trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Bởi vậy nên có nhiều nông sản đƣợc sản xuất và kinh doanh không đảm bảo chất lƣợng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng và quan trọng hơn là làm giảm uy tín trong kinh doanh quốc tế.
Tóm tắt chƣơng 4
Trong chƣơng 4 luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013. Trong đó, gạo và cà phê là hai mặt hàng đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong nhóm hàng nông sản của Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện qua sản lƣợng và KNXK về cơ bản đã có sự tăng lên theo thời gian.Tuy nhiên, qua một số chỉ tiêu phân tích nhƣ RCA, ROI và giá xuất khẩu thì khả năng cạnh tranh của gạo và cà phê của Việt Nam đang có xu hƣớng giảm xuống so với các đối thủ.
Việc sử dụng mô hình CMS và mô hình trọng lực đã đánh giá đƣợc tác động của các nhân tố đến KNXK nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013. Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, mô hình trọng lực đã chỉ ra 11 nhân tố tác động trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất đến KNXK nông sản của Việt Nam trong thời gian qua là tỷ giá hối đoái (ER). Những nhân tố còn lại có xu hƣớng và mức độ tác động khá phù hợp với các giả thuyết đã đƣa ra.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng, chƣơng 4 còn tổng kết những thành tựu, khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua.
Chƣơng 5
GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ CÓ LỢI, HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ BẤT LỢI NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
5.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu nôngsản của Việt Nam sản của Việt Nam
Bƣớc sang một giai đoạn mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 có triển vọng hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt đƣợc kết quả mong muốn. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu đạt 3,4% [87] vào năm 2014 không chỉ cho thấy xu hƣớng phục hồi mà còn phản ánh trạng thái mới tuy thấp nhƣng ổn định và cân bằng hơn trƣớc. Đà phục hổi tăng trƣởng của các nền kinh tế phát triển khá chênh lệch. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn giữ đƣợc đà tăng trƣởng bền vững đạt 2,4% vào năm 2014. Tình hình sản xuất và tiêu dùng đƣợc đánh giá là khả quan, niềm tin vào thị trƣờng tiếp tục tăng trong năm 2015. Khác với Hoa Kỳ, kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái nhẹ trong năm 2014 với mức tăng trƣởng thấp (-0,1%) [24]. Nguyên nhân không chỉ do việc tăng thuế tiêu dùng mà quan trọng là niềm tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế còn khá mong manh. Với các đầu tàu kinh tế đang phát triển thì xu hƣớng tăng trƣởng tiếp tục chậm lại. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc năm 2014 đã giảm so với năm 2013. Tƣơng tự nhƣ Trung Quốc, tốc độ tăng trƣởng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng đang có xu hƣớng chậm lại. So với năm 2013, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng có tốc độ tăng trƣởng thấp hơn vào năm 2014. Kinh tế ASEAN tăng trƣởng ở mức 4,4% thấp hơn mức 7,2% vào năm 2013 [87].
Nhìn chung, kinh tế toàn cầu đã có sự ổn định hơn trong năm 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng còn thấp và dƣới mức tiềm năng. Giai đoạn 2015-2020,