7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Đánh giá kết quả đào tạo:
Để đánh giá kết quả đào tạo dựa trên CBT, cần xác định được: mức độ CCL năng lực cá nhân được đào tạo, yêu cầu đầu ra hay chính là RCL sau khóa đào tạo, và quá trình đánh giá năng lực sau đào tạo sẽ được thực hiện.
Để đánh giá kết quả ngay sau đào tạo, thông thường sẽ có những bài kiểm tra đánh giá kết quả, kiến thức học tập của người học, đồng thời có những bài đánh giá (trình bày, phỏng vấn,…) để đánh giá những năng lực phù hợp. Tùy thuộc vào nội dung đào tạo để có bài đánh giá phù hợp.
Đánh giá mức độ phát triển năng lực sau đào tạo CBT thông thường sẽ có 2 hình thức đánh giá như sau:
-Đánh giá quá trình (Formative Assessment, còn gọi là Đánh giá hình thành): được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập/giáo dục.
-Đánh giá tổng hợp (Summative Assessment, còn gọi là Đánh giá tổng kết): thường được tiến hành sau một giai đoạn giáo dục/ học tập nhằm xác nhận kết quả ở thời điểm cuối của giai đoạn đó.
Đối với việc đánh giá mức độ phát triển năng lực sau đào tạo CBT, có thể áp dụng phương pháp thang điểm hay bảng điểm (rating scale method), phương pháp đánh giá bằng cách quản trị theo mục tiêu (Management By Objective - MBO), phương pháp mức thang điểm, phương pháp xếp hạng, phương pháp đánh giá quan sát hành vi,…. Thời gian đánh giá sau đào tạo (sau 1 tháng, 3 tháng, hay 6 tháng,…) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp đánh giá. Tùy thuộc theo mức độ yêu cầu và tính chất của năng lực để lựa chọn phương pháp hoặc tích hợp các phương pháp để có đánh giá phù hợp.
Tiêu chí đánh giá hoạt động đào tạo dựa trên khung năng lực: