CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DNNN TRONG QUÁ
2.3 Thực trạng hoạt động định giá trong tiến trình CPH
2.3.2 Thực trạng hoạt động định giá trong tiến trình CPH
Trong thời gian đầu của quá trình cổ phần hoá, các doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động định giá, sau đó cơ chế này được thay đổi bằng một hội đồng định giá. Tuy nhiên có vẻ như đang tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác định giá, thậm chí nhiều vấn đề liên quan tới móc ngoặc và tham nhũng. Hậu quả là thất thoát tài sản lớn lấy một ví dụ nho nhỏ cho việc đó: Theo thống kê mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 con số là 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…phần lớn phải thu hồi lại. Cho tới thời điểm hiện tại, tổn thất từ tài sản và vốn nhà nước còn có xu hướng gia tăng vì thực chất chúng ta chưa mạnh dạn núi khụng với những quy định mang nặng tớnh đạo đức. Rừ ràng khỏi niệm rẻ hay đắt không phải là một phạm trù đạo đức mà nó là phạm trù mang tính thị trường. Hiện tại chúng ta vẫn quy định phải bán cổ phần với giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp với khối lượng lớn. Cách làm này theo đánh giá của các chuyên gia là cực kỳ mang tính hình thức. Với cơ chế và cách tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như thế thì chuyện thất thoát là đương nhiên. Thật không khó để người ta tiến hành định giá doanh nghiệp thấp đi thậm trí ẩn đi những tài sản và vốn tương đối lớn mà không ai biết (hoặc cố tình không biết).
Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập.Thành viên của Hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, ví dụ như Sở Tài Chính, Sở KH-CN, Ủy ban nhân dân,… vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị “thực tế” của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tuy tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi
thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp.
Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới có nhiều phương pháp định giá nhưng theo quy định của Bộ Tài chính chỉ có hai phương pháp định giá được phép áp dụng là (1) tài sản và (2) dòng tiền chiết khấu. Hai phương pháp này được quy định kèm theo các công thức tính toán cố định. Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.
Ngoài một số trường hợp DNNN được định giá cao hơn dẫn đến thiệt thòi cho những người mua cổ phần có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế diễn ra đó là rất nhiều các DNNN bị định giá thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế khiến nhà nước bị thất thoát một lượng tài sản rất lớn.
Mặt khác, theo kết quả khảo sát được Công ty Ernst & Young công bố tại Hội thảo định giá và quản trị DN CPH do Bộ Tài chính tổ chức diễn ra sáng 9/9/2004 tại Hà Nội thì tổng hợp thời gian các bước để hoàn tất CPH một DNNN hết 411 ngày, quá dài so với yêu cầu của tiến độ CPH. Trong đó, giai đoạn từ khi thành lập Ban đổi mới DN đến khi bắt đầu định giá là 137 ngày và thời gian bắt đầu định giá đến khi phê duyệt giá trị DN hết 122 ngày. Các giai đoạn phê duyệt giá trị DN đến khi phê duyệt phương án, phê duyệt phương án đến khi bắt đầu bán cổ phiếu, bắt đầu bán cổ phiếu đến khi hoàn thành bán cổ phiếu, hoàn thành bán cổ phiếu đến họp đại hội cổ đông và đến ngày đăng ký kinh doanh hết tới gần 150 ngày. Trong khi đó, nhà nước chỉ đưa ra thời hạn để CPH đối với từng doanh nghiệp chứ không quy định thời gian cụ thể để CPH một DN. Thực tế này khiến cho không ít doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện CPH.
Lâu nay, các nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trên thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…
Khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi.
Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh khụng gỡ rừ hơn cho quỏ trỡnh biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.
DNNN thường không được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Nhưng đến khi từng doanh nghiệp “công” được định giá để tiến hành CPH, nhà đầu tư sẽ phải nhìn các doanh nghiệp ấy một cách thèm thuồng. Bởi, đơn giản, nhiều DNNN thường sở hữu những khối tài sản giá trị khổng lồ: khoáng sản, đất đai, địa lợi… Và thất thoát nhiều nhất trong quá trình CPH chính là ở khâu định giá tài sản khối tài sản ấy.
Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Nhiều nơi viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương nhưng thường, các đơn vị đó lại không thực hiện đầy đủ quá trình định giá. Người ta thường dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có tình trạng chung là các hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cố ý hiểu khác đi quy định về cách xác định chất lượng tài sản trong thông tư hướng dẫn (của bộ Tài chính) để hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông, v.v. đang sử dụng. Thậm chí có nơi, như ở Cần Thơ, trung tâm Dịch vụ và thẩm định giá tài sản của nhà nước còn sử dụng cả cán bộ chưa hề qua đào tạo, không có chuyên môn thẩm định tham gia vào việc xác định giá trị doanh nghiệp.
Bởi những nguyên nhân trên, nên có tình trạng: ở công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, người ta đã hạ thấp tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản tại doanh nghiệp này
hơn 4 tỉ đồng; ở công ty cổ phần cấp nước Sơn La, giá trị tài sản cũng bị giảm thấp đi 1,8 tỉ đồng… Hàng loạt doanh nghiệp khác, qua thanh tra, đã được kết luận là xác định sai, tính thiếu, làm thấp giá trị tài sản, v.v. trị giá hàng chục tỉ đồng như:
công ty cổ phần đúc đồng Hải Phòng (1,94 tỉ đồng), công ty thương mại du lịch Bắc Ninh (2,92 tỉ đồng), công ty cổ phần dịch vụ Minh Hải (không làm hồ sơ quyết toán để xác định giá trị tài sản số tiền trên 4 tỉ đồng); nhà máy Thiết bị bưu điện (VNPT) khi CPH đã xác định thiếu giá trị lợi thế kinh doanh 3 tỉ đồng…
Tài sản giá trị nhất của nhiều DNNN là đất thì ở nhiều doanh nghiệp đã CPH, tài sản này bị thất thoát ở mọi dạng thức: doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị đất, chỉ làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng (thực chất là chiếm dụng đất, trốn thuế), sử dụng lãng phí, tuỳ tiện cho thuê, mượn, v.v. thậm chí còn chuyển nhượng trái phép cho cá nhân. Như ở công ty Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng: công ty này không tính vào giá trị doanh nghiệp diện tích 113.713m2 đất xây dựng nhà để bán và 7.976m2 đất khác để xây nhà tái định cư. Điển hình nhất là tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng đã không xác định vào giá trị doanh nghiệp giá trị quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án (diện tích đất này giá trị 270 tỉ đồng). 13 doanh nghiệp thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông không ký hợp đồng thuê 54.096m2 đất đang sử dụng của Nhà nước…
Dưới đây là thực trạng hoạt động định giá DNNN trong tiến trình CPH:
2.3.2.1 Khó khăn khi xác định giá trị những tài sản cố định hữu hình:
Chỉ xác định giá những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản được tính theo công thức:
Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá tính theo giá trị thị trường * chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm thẩm định giá
Thực hiện theo công thức trên sẽ phát sinh một số vấn đề như sau:
Về nguyên giá: Đối với tài sản là máy móc, thiết bị, theo Thông tư, bắt buộc phải đánh giá lại nguyên giá tại thời điểm xác định giá. Trong trường hợp tài sản là dây chuyền sản xuất rất lạc hậu về công nghệ, hiện tại không còn được sản xuất, lưu
thông trên thị trường và cũng không có tài sản so sánh tương đương thì được xác định nguyên giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán lại rất cao, bất hợp lý do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần bởi chênh lệch về tỷ giá theo quy định của NN trong chế độ kế toán trước đây.
Về chất lượng còn lại: Chất lượng còn lại của tài sản được đánh giá theo hướng dẫn của Bộ quản lý của các ngành kinh tế kỹ thuật. Trên thực tế, các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật thường có khung đánh giá cho tài sản còn đủ điều kiện vận hành tham gia vào sản xuất cao hơn tỷ lệ 20%, như vậy thì chất lượng của tài sản dù thế nào khi được đưa vào CPH cũng không thấp hơn 20%. Đối với những doanh nghiệp có tài sản được hình thành trong thời kỳ bao cấp, cách đây 15-20 năm, dây chuyền thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu nhưng khi tiến hành CPH nếu loại ra hết tài sản sẽ không còn có thiết bị để đưa vào CPH. Để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, doanh nghiệp buộc phải giữ lại những tài sản đó (như các nhà máy đay, công ty vận tải thuỷ thuộc các nhà máy xi măng,…). Như vậy: về chất lượng, các doanh nghiệp này phải chấp nhận chất lượng của các tài sản cũ kỹ, lạc hậu, nhưng về nguyên giá lại phải sử dụng giá trên sổ sách kế toán ở mức quá cao như ở trên đã phân tích. Kết quả là giá trị của tài sản đánh giá theo phương pháp tài sản là cao bất hợp lý, không phù hợp với giá trị thực té hiện tại của tài sản.
Ví dụ, khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH là một nhà máy kéo sợi đay hoàn thành năm 1989 với vốn đầu tư dây chuyền thiết bị kéo sợi đay nhập khẩu từ Italia là 5.362.000USD. Máy được sản xuất năm 1988 và lắp ráp năm 1989, với tỷ giá áp dụng cố định ban đầu là 225đ/USD. Theo sự chỉ đạo của NN về đánh giá lại nguyên giá, tài sản có giá trị tăng lên hơn 40 lần, do đó nguyên giá tài sản trên sổ sách kế toán của công ty rất cao: 53.723.317.989 đồng.
Năm 1991, Liên Xô tan rã, thị trường tiêu thụ không còn, sản phẩn của Công ty tiêu thụ khó khăn, thua lỗ triền miên, không khấu hao được tài sản cố định, sau 15 năm hoạt động chỉ khấu hao được 18% nguyên giá theo sổ sách kế toán (hơn 9 tỷ đồng). Đến thời điểm CPH, giá trị tài sản trên còn lại là 44.193.399.291 đồng.
Trên thực tế, do sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, dây chuyền sản xuất này đã quá cũ kỹ, lạc hậu, do vậy không thể tìm được dây chuyền mới tương đương trên thị trường. Nếu thực hiện theo Thông tư 126/2004/TT-BTC, giá trị của lô dây chuyền đay này được xác định theo nguyên giá trên sổ sách kế toán là 53.723.317.989 đồng, chất lượng còn lại tạm tính là 20%, áp dụng công thức trên tính được giá trị lô dây chuyền này là khoảng 10,7 tỷ đồng. Trong khi đó, giá của những tài sản tương đương có cùng công suất tính năng và thời gian đưa vào sử dụng ở trên thị trường máy cũ trong thời gian gần đây chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng.
Một ví dụ cụ thể nữa về việc định giá doanh nghiệp CPH ở Hải Phòng vừa qua: “Quá trình đánh giá lại, đối với taà sản là nhà cửa, vật kiến trúc, địa phương sử dụng Quyết định số 31/QĐ-UB ngày 5/10/1998 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt đơn giá chuẩn và tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của công trình, đối với tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận ải, sử dụng kết quả thẩm định chất lượng hàng hoá của chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học công nghệ và tính toán theo quy định về cách tính giá trị thực tế của tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc, hay máy móc thiết bị và phương tiện còn lại ẫn chưa có cách tính khoa học, phản ánh thực tế đã xảy ra. Đơn cử nhu trong quyết định của thành phố về phê duyệt đơn giá chuẩn đối với dạng nhà xây dựng có quy định thời gian sử dụng để làm căn cứ tính chất lượng còn lại, nhưng thực tế chất lượng còn lại ở những khu vực địa lý khác nhau thì chất lượng còn lại cũng khác nhau. Cụ thể như nhà cửa của doanh nghiệp đóng tại khu vực sát biển không thể như trong khu vực nội đô vì ảnh hưởng của gió biển, hay việc sử dụng các phương tiện nói chung của các doanh nghiệp cũng có nơi mang tính đặc trưng như doanh nghiệp làm nghề xây dựng phải thi công những công trình ở miền núi, hải đảo,… Vì vậy, trong trường hợp này, các căn cứ trên vẫn mang tính ước lệ và thoả thuận giữa cơ quan thẩm định với doanh nghiệp”
2.3.2.2 Vấn đề xác định giá trị tài sản cố định vô hình
Khi DN cổ phần hoá, khó khăn hơn cả vẫn là công tác định giá tài sản vô hình. Tài sản vô hình thường mang tính chất đặc thù gắn với loại hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN, nó có thể rất hữu ích cho DN này nhưng không có ý nghĩa gì với loại hình DN khác, nên khi đánh giá cần xem xét đến yếu tố phù hợp và phạm vi sử dụng của nó. Cái khó khăn nhất đối với công tác thẩm định tài sản vô hình là cơ sở mang tính thuyết phục khi đưa ra giá trị của nó, vì tính chất đặc thù nên tính so sánh đối với tài sản tương đương không cao. Ví dụ phần mềm kế toán đối với loại hình DN này không thể áp dụng cho loại hình DN khác, thương hiệu của DN xây lắp không thể mang đi góp vốn kinh doanh trong các Cty thương mại... hoặc ngay như loại tài sản vô hình dễ nhận thấy nhất trong các DN là giá trị chênh lệch quyền thuê đất dài hạn khi đưa ra giá cho thuê trên thị trường cũng có nhiều ý kiến khác nhau mà mấu chốt vấn đề là giá trị tài sản vô hình khác đưa ra so sánh chỉ mang tính tương đối.
Khó khăn trong việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh
Theo quy định về phương pháp xác định giá trị lợi thế kinh doanh, những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp CPH bằng hoặc thấp hơn mức lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì sẽ không có giá trị lợi thế kinh doanh
Về việc xác định giá trị lợi thế doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo công bằng về giá nhưng về phương pháp tính còn hạn chế là:
Một là, khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm CPH là dựa trên vốn Nhà nước hiện hành. Nhưng khi xác định lợi thế thì lại dựa trên số vốn NN đã được đánh giá lại. Sự không đồng nhất ngỳ làm thiệt hại cho người mua cổ phần nếu như vốn NN theo đánh giá lại tăng lên, làm thiệt hại cho NN nếu vốn NN theo đánh giá lại giảm đi.