Con nam mô ti vi, con quy y internet

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống hạnh phúc thật giản đơn (Trang 57 - 60)

Tôi thầm mong ước có thêm nhiều người biết đến Phật Pháp. Như vậy xã hội sẽ tốt đẹp lên rất nhiều. Liệu đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta bao giờ mới có đủ duyên lành để quay lại thời kì hưng thịnh của Phật giáo như thời Lí Trần. Bao giờ mới bớt đi những người nam mô ti vi, quy y internet. Bao giờ!

Bài học đầu tiên của tôi khi thành Phật tử thật khó quên. Đó là hiểu ý nghĩa của hai chữ linh thiêng: QUY Y. Tôi đã hiểu ngay rằng quy y Phật tức là quay về và nương tựa vào Đức Phật, Người đưa đường chỉ lối cho tôi trong cuộc đời này.

Bởi đã bao năm trước, vì si mê và thiếu hiểu biết, tôi đã đi lạc đường, tôi đã có những suy nghĩ, lời nói và việc làm không đúng. Nay tôi có duyên lành được nương theo Phật, học theo hạnh của Phật để sống tốt, để có ích cho đời và chính mình.

Cũng như rất nhiều người khác, tôi niệm hai chữ NAM MÔ từ nhỏ, nhưng phải lớn lên mới hiểu ra ý nghĩa của hai chữ này. Hai từ thiêng liêng này tôi thật sự biết ý nghĩa khi trở thành Phật tử. Nam Mô cũng có nghĩa là quay về và nương tựa. Khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tức tôi nhắc mình quay về và nương tựa vào Đức Phật A Di Đà. Khi niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, tức tôi nhắc mình quay về và nương tựa vào đức Đại từ Đại bi Tầm thanh Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi tôi niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tức tôi tự nhủ mình quay về nương tựa vào Đức Như Lai. Ngài là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thật là vi diệu!

Từ ngày hiểu được ý nghĩa của hai từ QUY Y và NAM MÔ, tôi thấy đời thật là đẹp và ý nghĩa. Mỗi lần có vấn đề hay sự cố, tôi luôn quay về với hơi thở. Tôi theo dõi hơi thở và tưởng nhớ đến Đức Phật, đến những lời Phật dạy, đến công ơn của Ngài. Và sự màu nhiệm thường đến nhanh một cách khó tin. Đúng là Phật Pháp là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất của cá nhân tôi. Tuy nhiên, khi quan sát nhiều gia đình, tôi thấy có những người suốt ngày ngồi xem ti vi. Họ bật ti vi lên hình nhưng không để xem mà cho vui nhà.

Tôi đã nhiều lần làm thí nghiệm: Hỏi nội dung bộ phim vừa chiếu hay câu chuyện vừa diễn ra trên màn hình. Tỉ lệ nói lại được luôn dưới 30%. Tôi đã từng chứng kiến khá nhiều gia đình khi cãi nhau và mâu thuẫn, người vợ (hay chồng, hoặc con) đã vào phòng riêng, đóng cửa lại và bật ti vi. Rõ ràng họ lấy ti vi ra để nương tựa!

Tôi quan sát nhiều bạn trẻ và thấy mắt luôn dán vào màn hình máy tính hoặc điện thoại di động. Ngay tối hôm kia thôi, chúng tôi đến một nhà hàng chay (tôi nhấn mạnh nhà hàng chay, bởi vào đây phần nhiều là Phật tử, tức ít nhiều đã biết đến Phật Pháp) và chứng kiến có hai người bạn ngồi đối diện nhau trên bàn ăn. Họ gọi nhiều đồ ngon, nhưng mỗi người lại chúi mắt vào chiếc điện thoại di động của mình. Tôi thấy thương cho những món ăn ngon trên bàn. Tôi tiếc cho cả đôi bạn kia. Tôi đoán, lâu ngày không được gặp nhau, nay đôi bạn đến để gặp nhau, để được ngồi bên nhau. Ấy vậy mà ai nấy đều chăm chú vào thiết bị di động. Rõ ràng họ lấy internet ra để nương tựa.

Ngày hai người yêu nhau, tình cảm thật mặn nồng. Ngày mới lấy nhau cũng vậy. Anh là duy nhất của đời em. Em là người tình lí tưởng mãi không đổi thay của anh. Cặp uyên ương nghĩ rằng sẽ mãi bên nhau, cả đêm lẫn ngày. Họ thật sự yêu nhau và nương tựa vào nhau. Thậm chí có những cặp đòi cưới nhau ngay, không kịp tìm hiểu kĩ. Để rồi vài năm sau lại đi nương vào ti vi, internet hay một thứ gì đó hoàn toàn khác.

Tôi lại vẩn vơ nghĩ, liệu có phải người bác tôi đã về hưu (và có thể nhiều người khác nữa) không biết đến Phật Pháp nên không biết nương tựa vào ai và phải tìm đến chiếc ti vi. Khi họ có vấn đề thì họ nghĩ rằng xem ti vi sẽ quên đi được vấn đề. Khi có sự cố hay mâu thuẫn, họ nghĩ rằng nếu nương tựa vào ti vi thì mọi chuyện sẽ trôi qua. Tôi nghĩ trong lòng, nếu mà họ biết đến Phật Pháp thì đã niệm Phật rồi. Niệm Phật chỉ bốn chữ, cùng lắm là sáu chữ thôi, nhưng màu nhiệm lắm. Tiếc thay họ lại niệm ti vi.

Tôi nghĩ đến những bạn trẻ của thế kỉ XXI luôn cập nhật thông tin, luôn có thiết bị công nghệ xịn. Hầu như các bạn trẻ ngày nay khó sống thiếu internet. Họ có thể mất cả một buổi chiều, thậm chí nhiều ngày chỉ để lang thang trên mạng. Internet dẫn dắt họ đi hết hang cùng này đến ngõ hẻm kia, từ nước này sang thế giới khác mà tôi lo ngại rằng thông tin vui thì ít mà tin tức xấu thì nhiều. Các bạn trẻ hình như đang thiếu chỗ dựa, vì không biết đến Phật Pháp nên họ nương tựa vào internet, quy y internet. Tiếc thay.

không có thanh niên và giới trẻ, (thậm chí thiếu vắng cả các cụ ông). Do không biết đến chùa, đến Phật nên tiếc thay, những người kém may mắn này chỉ còn cách nam mô ti vi và quy y internet mà thôi.

Tôi nhớ lại những khóa tu cho các em sinh viên tại chùa Hưng Khánh, Hà Nội mà tôi có phước duyên được đóng góp một chút nhỏ nhoi trong khâu tổ chức. Mỗi khóa có ít nhất 300 em. Có khóa lên đến gần một ngàn em tu học hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Những bạn trẻ này thật là quá may mắn. Tôi nhớ rằng mình đã có những buổi nói chuyện ngắn nhưng làm các em xúc động, rồi nhận ra nhiều điều để tự các em thay đổi. Tôi vui lắm.

Khi tôi gõ những dòng chữ này thì em Nghiêm Mạnh Tuấn, học trò của tôi, một cậu sinh viên giàu quyết tâm đã bắt xe khách từ Hà Nội vào Sài Gòn để tham gia khóa tu Phật thất tại chùa Hoằng Pháp. Em biết rằng đăng kí qua mạng đã hết chỗ nhưng vẫn vào bởi: “Quý thầy không nỡ để em từ miền Bắc vào đây mà không được tham gia khóa tu đâu ạ”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sống hạnh phúc thật giản đơn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)