Nhu cầu du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp với khách du lịch (Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn Trung cấp) (Trang 44 - 49)

Muc ̣ tiêu:

- Trình bày được khái niệm nhu cầu du lịch, sự phát triển của nhu cầu du lịch

- Xác định và giải thích được các loại nhu cầu du lịch.

- Vận dụng những kiến thức trên trong quá trình nghiên cứu nhu cầu du lịch, từ đĩ tạo ra những sản phẩm du lịch phù hợp.

3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch

Nhu cầu là sự địi hỏi đối với một đối tượng nào đĩ mà con người cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Như vậy, về bản chất tâm lí, nhu cầu du lịch là sự địi hỏi về các sản phẩm dịch vụ mà con người cần được thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Cũng căn cứ vào thứ bậc của nhu cầu con người, theo lý thuyết của tiến sĩ tâm lý Moslow (trường phái tâm lí học nhân văn) nhu cầu của con người được phân theo năm thứ bậc cơ bản, theo trình tự từ thấp đến cao:

- Nhu cầu sinh lí cơ bản (ăn uống, trú ẩn, đi lại, tình dục…)

- Nhu cầu an tồn (nhu cầu được che chở, trật tự, ổn định…)

- Nhu cầu về quan hệ xã hội (được tham gia các hoạt động xã hội, được trở thành thành viên của những nhĩm xã hội nào đĩ…).

- Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ (uy tín, thành cơng, sự tự khẳng định)

- Nhu cầu tự thể hiện,phát huy bản ngã và thành đạt.

Tầm quan trọng của nhu cầu theo trình tự từ mức độ thấp đến mức độ cao, các nhu cầu ở mức độ thấp được thỏa mãn trước khi các nhu cầu ở mức độ cao phát sinh. Xét một cách cụ thể, thì nhu cầu du lịch bao gồm cả 5 mức độ nĩi trên, như vậy, nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp, đa dạng, nĩ bao gồm cả nhu cầu sinh lí (như nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống...) và nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, tham quan giải trí, nhu cầu tự khẳng định) của con người. Tuy nhiên, xét một cách khái quát, nhu cầu du lịch ở một thứ bậc cao vì nĩ phụ thuộc vào nhu cầu đặc trưng (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định... ) của khách. Nhu cầu đặc trưng là nhu cầu cơ bản chi phối các loại nhu cầu khác. Ngay cả nhu cầu thiết yếu (nhu cầu sinh lí) của khách du lịch cũng phụ thuộc vào nhu cầu đặc trưng (nhu cầu tinh thần) của họ.

3.2. Sự phát triển nhu cầu du lịch

Vì nhu cầu du lịch là một nhu cầu bậc cao, nên nĩ chỉ cĩ thể phát triển được khi cá nhân đã thoả mãn được các nhu cầu bậc thấp của mình, nĩi rộng ra, nhu cầu du lịch chỉ cĩ thể phát triển khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hĩa của xã hội được nâng cao.

45

Ngành du lịch ngày nay phát triển là vì nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát

triển, do các nguyên nhân sau:

- Mức sống của nhiều quốc gia ngày càng được cải thiện.

- Đi du lịch đã trở thành phổ biến với mọingười

- Xu hướng dânsố theo kế hoạch hố gia đình.

- Thay đổi trong cơ cấu độ tuổi (người nghỉ hưu nhiều, cĩ điều kiện đi du lịch).

- Khả năng thanh tốn cao

- Phí tổn du lịch giảm dần.

- Mức độ giáo dục cao hơn.

- Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng hơn

- Đơ thịhố.

- Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả gĩp.

- Thời gian nhàn rỗi tăng.

- Du lịch vì mục đích kinh doanh. - Phụ nữ cĩ điều kiện đi du lịch

- Du lịch là tiêu chuẩn cuộc sống

- Các xu hướng du lịch sinh thái, dulịchtín ngưỡng phát triển nhanh...

3.3. Các loại nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú, thoả mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách trong hoạt động du lịch, cĩ nhiều cách phân loại nhu cầu và loại hình du lịch như:

- Phân loại theo tài nguyên du lịch: du lịch văn hố và du lịch thiên nhiên.

- Phân loại theo mục đích chính hay động cơ của nhu cầu du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, khám phá, tín ngưỡng, học tập, cơng tác, kinh doanh, thăm thân, chữa bệnh…

- Phân loại dựa trên đặc điểm của điểm đến du lịch: du lịch biển, du lịch núi, du lịch đơ thị, du lịch thơn quê…

- Phân loại dựa trên đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong du lịch (phương tiện giao thơng sử dụng trong chuyến đi): du lịch xe đạp, du lịch ơ tơ, du lịch bằng tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…

- Phân loại theo đối tượng đáp ứng nhu cầu lưu trú (loại hình lưu trú): khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên, camping, bugalow, làng du lịch…

46

Ngồi ra, cịn cĩ nhiều cách phân loại khác như theo hình thức tổ chức chuyến đi, độ dài chuyến đi…

Căn cứ theo cơ cấu chi tiêu cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách ta chia nhu cầu du lịchcủa khách thành 4 loại cơ bản:

3.3.1. Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển là những địi hỏi tất yếu về các phương tiện, dịch vụ vận chuyển mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Do đặc điểm sản phẩm du lịch mang tính cố định, vì vậy nĩ khơng thể đến với người tiêu dùng như hàng hố thơng thường khác. Muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nĩ tất yếu địi hỏi khách du lịch phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên của họ đến điểm du lịch, điều này địi hỏi phải cĩ những phương tiện dịch vụ vận chuyển đáp ứng. Mặt khác trong hoạt động du lịch, khi khách đã di chuyển từ nơi ở thương xuyên của họ đến điểm du lịch, thường phải lưu trú tại một cơ sở nào đĩ, điều này lại địi hỏi đến sự vận chuyển từ nơi lưu trú tạm thời đến những điểm tham quangiải trí ở những điểm du lịch.

Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là các phương tiện vận chuyển, dịch vụ vận chuyển như: máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ơ tơ, xe máy, xích lơ, xe đạp… Các dịch vụ vận chuyển thường liên quan đến khách du lịch như: các hãng hàng khơng, đường sắt, đường thủy, các cơng ty vận chuyển, cơng ty lữ hành, cơng ty du lịch...

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này là:

- Khoảng cách.

- Điều kiện tự nhiên, mơi trường, địa hình, đường xá, khí hậu…

- Mục đích chuyến đi

- Khả năng thanh tốn

- Chất lượng, giá cả, mức độ an tồn của phương tiện.

- Các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của khách (độ tuổi, giới tính, sức khoẻ…)

Tuy nhiên do chất lượng về cơ sở hạ tầng cũng như về phương tiện, dịch vụ vận chuyển ở nước ta cịn cĩ những hạn chế nhất định, vì vậy khi tổ chức vận chuyển cho khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế, vì họ cĩ những yêu cầu địi hỏi cao hơn) cần chú ý điều kiện tự nhiên, địa hình, chất lượng, mức độ an tồn của phương tiện, tính chính xác và chuẩn mực trong phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên du lịch.

3.3.2. Nhu cầu lưu trú và ăn uống

Nhu cầu lưu trú và ăn uống là những địi hỏi về các sản phẩm và dịch vụ lưu trú và ăn uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình. Đây là nhu cầu thiết yếu của du khách, tuy nhiên chúng ta cần phải phân biệt nhu cầu này cĩ những đặc điểm khác so

47

với nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của khách. Cũng là lưu trú và ăn uống nhưng nếu là địi hỏi thường nhật thì nĩ mang tính nề nếp, khuơn mẫu trong những điều kiện và mơi trường quen thuộc, cịn lưu trú, ăn uống tại nơi du lịch, nĩ khơng chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt mà cịn thỏa mãn những yếu tố, tinh thần khác.

Đối tượng để thoả mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau:

- Khả năng thanh tốn của khách.

- Hình thức đi du lịch (cá nhân hay tổ chức)

- Thời gian hành trình và lưu lại

- Khẩu vị ăn uống ( mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn)

- Mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi

- Giá cả, chất lượng, chủng loại, vệ sinh, thái độ phục vụ... của cơ sở lưu trú và ăn uống.

- Các đặc điểmtâm sinh lí cá nhân của khách.

Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau: vị trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn ăn uống và tổ chức các khâu phục vụ... Tâm lí nĩi chung của du khách biểu hiện rất rõ ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, họ thường mong muốn cĩ những sự thoải mái vui vẻ khi đi du lịch. Ngồi việc thỏa mãn mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi mà thường được biểu hiện trong nhu cầu tham quan giải trí, họ cịn mong đợi được chiêm ngưỡng hưởng thụ những điều mới lạ, được nghỉ ngơi trong những căn

phịng sạch sẽ, tiện nghi. Được thưởng thức những mĩn ăn ngon, độc đáo, được phục vụ chu đáo, chính xác, tận tâm... Cần tuyệt đối tránh việc mang lại cho khách những sự phiền tối, đơn điệu, khĩ chịu... vì khi những mong đợi của mình khơng thể trở thành hiện thực, nĩ sẽ nhanh chĩng chuyển sang một thái cực khác, đĩ là sự thất vọng, khĩ chịu, tiếc cơng, tiếc của... và đây chính là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cơ sở phục vụ

3.3.3. Nhu cầu tham quan và giải trí

Nhu cầu tham quan giải trí chính là những địi hỏi về các đối tượng tham quan, giải trí...mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Nhu cầu tham quan giải trí chính là nhu cầu đặc trưng của khách du lịch, nĩ cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại nhu cầu khác, về bản chất đây chính là nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ của con người.

Các đối tượng thoả mãn nhu cầu này bao gồm:

- Các điểm du lịch, điều kiện tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các tài nguyên du lịch, điều kiện văn hố - xã hội và những nét độc đáo của nĩ (Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang...)

48

- Các cơng trình kiến trúc mang tính văn hố, lịch sử, tơn giáo - tín ngưỡng (Cố Đơ Huế, Tháp Bà, Chùa Một Cột, đình, chùa ở Việt Nam…)

- Những tài nguyên du lịch nhân văn: phong tục tập quán, truyền thống, các lễ hội, các trị chơi dân gian...

Các khu vui chơi - giải trí, nhà hàng, quán bar, sàn nhảy, các khu phố, viện bảo tàng, hội trợ - triển lãm, rạp chiếu bĩng, nhà hát…

Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch chính do các đối tượng này tạo nên. Sự hấp dẫn, quyến rũ của các sản phẩm phụ thuộc vào tính hấp dẫn của các đối tượng này. Việc tạo ra các sản phẩm mới là một địi hỏi tất yếu, ngồi yếu tố tạo nên tính độc đáo, dị biệt, mới lạ trong sản phẩm du lịch cịn nhằm đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng của khách

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham quan, giải trí:

- Khả năng thanh tốn của khách.

- Mục đích chínhcần thỏa rnãn trong chuyến đi.

- Mức độ hấp dẫn, độc đáo của các tài nguyên du lịch, của các đối tượng thoả mãn nhu cầu này.

- Các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của khách ( đặc biệt phải lưu ý đến thị hiếu, thẩm mỹ, đến trình độ học vấn, văn hố, nghề nghiệp, giai cấp, dân tộc…)

3.3.4. Những nhu cầu khác

Những nhu cầu khác hay cịn gọi là những nhu cầu bổ sung, là những địi hỏi của khách du lịch về các đối tượng khác nhau ngồi những nhu cầu nĩi trên. Nhu cầu này phát sinh do tính đa dạng, phong phú trong hoạt động du lịch.

Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là các dịch vụ bổ sung. Dựa trên việc đặt khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch, chúng ta cĩ thể coi bất kể những nhu cầu nào khác của khách trong hoạt động du lịch đều là các nhu cầu bổ sung.

Tuy nhiên việc đáp ứng các nhu cầu này cịn phụ thuộc vào khả năng phục vụ của từng

doanh nghiệp du lịch, lữ hành, từng điểm du lịch. Thơng thường hạng của khách sạn tuỳ thuộc vào số lượng dịch vụ bổ sung của khách sạn, hạng của khách sạn càng cao thì số lượng dịch vụ bổ sung càng nhiều.

Ngồi ra dịch vụ bổ sung cịn do các mạng lưới kinh doanh khác cùng tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch.

Các dịch vụ bổ sung tiêu biểu:

- Dịch vụ giặt là

- Dịch vụ bán hàng lưu niệm.

49

- Dịch vụ chăm sĩc sức khoẻ, y tế, dịch vụ làm đẹp.

- Dịch vụvăn phịng,giải trí, thể thao.

- Dịch vụ mua sắm, làm thủ tục, đặt chỗ, mua vé… Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này bao gồm:

- Khả năng thanh tốn của khách

- Mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi.

- Các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của khách (đặc biệt phải lưu ý đến thị hiếu, thẩm mỹ, đến trình độ học vấn, văn hố, nghề nghiệp, giai cấp, dân tộc…).

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp với khách du lịch (Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn Trung cấp) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)