Nguyên tắc pháp chế:

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 29 - 31)

Những điều kiện để tổ chức và hoạt động của nhà nước bảo đảm nguyên tắc pháp chế.

Thứ nhất, nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời và có hệ thống. nhà nước và pháp luật là hai mặt thống nhất, thống nhất giữa chủ thể và phương tiện. Để nhà nước hoạt động phù hợp và bảo đảm nguyên tắc pháp

chế thì các văn bản luật, văn bản pháp quy để thi hành luật (văn bản dưới luật) phải kịp thời và đồng bộ.

Thứ hai, yêu cầu của nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các cơ quan nhà nước được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quy định cho nó về địa vị pháp lý, quy mô và thẩm quyền.

Thứ ba, sự tôn trọng Hiến pháp, luật của cơ quan nhà nước. Đây là đòi hỏi thể hiện sự tôn trọng trong nguyên tắc pháp chế, đồng thời thể hiện tính chất dân chủ của nhà nước.

Câu 20: Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

– Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. là nguyên tắc cốt lõi của HP Việt Nam

– Quyền lực nhà nước là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội – Đã có sự phân công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp – Trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định trong Hiến pháp năm 2013. do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kìm chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết “Tam quyền phân lập” của các học giả tư sản.

– Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp 2013 làm rõ hơn nguyên tắc phân công phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 21: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp trên, TW với việc mở rộng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước.

– Nguyên tắc này được áp dụng trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước đều xuất phát từ nguyên lý: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Leenin đã nhấn mạnh: “Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự”.

– Ở Việt Nam, Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong Điều 27 Hiến pháp 2013 về chế độ bầu cử: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21

tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Nguyên tắc này đảm bảo tính công khai, dân chủ và sự tham gia

rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

– Trong Điều lệ Đảng Cộng sản cũng khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ”

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w