Mối quan hệ Pháp luật – Chính trị

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 52 - 56)

– Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:

bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tập nhiều bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ

trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luât.

Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống pháp luật phù hơp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.

– Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:

Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.

Ví dụ: ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Hệ thống pháp luật của nước ta ngăn cấm hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài. Trong thời đại mở cửa và quốc tế hóa như hiện nay, đường lối ngoại giao ở nước ta đã có những thay đổi căn bản. Chúng ta đã đặt mối quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2007, có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

– Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:

Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật.

Ví dụ: Những năm trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pháp luật đã thiết lập và củng cố cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp…

Câu 33: Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

– nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể hiện ở sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật.

– Chúng vừa có sự phụ thuộc lẫn nhau vừa có sự độc lập tương đối với nhau, những đặc điểm này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và trong xây dựng và thực thi pháp luật: bộ máy nhà nước sử dụng Pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật lại cần đến bộ máy nhà nước để bảo vệ và đảm bảo thực thi pháp luật.

– Và sự tác động qua lại lẫn nhau của cả nhà nước và pháp luật, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác. Ví như nếu nhà nước không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống pháp luật như mất niềm tin vào pháp luật, người dân sẽ không còn nghe theo pháp luật nữa.

– Cả nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện cũng như phát triển. nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu nhau, nhà nước không thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật, và cũng như

vậy pháp luật không thể thực hiện được chức năng của mình nếu thiếu sự đảm bảo cua nhà nước.

=> Đối với Việt Nam hiện nay, việc chăm lo xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phải thực hiện song song đồng bộ với việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật. Trong quản lí xã hội nhà nước XHCN Việt Nam phải coi pháp luật là công cụ sắc bén quan trọng nhất. Để các chính sách của nhà nước được triển khai một cách thống nhất đồng bộ trên cả nước thì cần phải thong qua việc xây dựng pháp luật một cách hợp lí.

Câu 34: Mối liên hệ giữa pháp luật với tập quán, pháp luật với đạo đức; liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

– Mọi xã hội đều tồn tại dựa trên những quy định, quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì cùng tham gia vào việc điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người nên giữa pháp luật và tập quán cũng như đạo đức luôn có mối quan hệ biện chứng, có tính độc lập tương đối, tác động lẫn nhau theo cả hai hướng tích cực cũng như tiêu cực.

– Ví như theo phong tục thời xưa thì người phụ nữ khi lấy chồng thì phải phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến bộ luật Hôn nhân và gia đình.

– Trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội thì pháp luật và đạo đức giữ vai trò trung tâm, có vị trí quan trọng nhất. Pháp luật phải có nhiệm vụ hỗ trợ, bảo vệ các lợi ích khác nhau mà các quy phạm xã hội của tập quán cũng như đạo đức trong các trường hợp cần thiết.

=> Đối với nước ta hiện nay, pháp luật ngày càng quan tâm và ghi nhận

nhiều hơn những tập quán tốt đẹp, những phong tục thể hiện được đạo lý của dân tộc. Nhiều quy định đạo đức về các quan hệ xã hôi khác nhau cũng đã được luật

hóa. Và bằng các quy định về nguyên tắc và cụ thể, pháp luật cũng góp phần xóa bỏ các tập quán lạc hậu, không tiến bộ.

Câu 36: Bản chất, vai trò của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 52 - 56)