Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 41 - 43)

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò chủ đạo đối với quản lý xã hội. Sở dĩ có điều đó là vì so với các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị, nhà nước có 2 ưu thế đặc biệt quan trọng:

Một là, nhà nước XHCN là tổ chức chính trị mang quyền lực nhân dân, thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và lợi ích của nhân dân.

Hai là, nhà nước là công cụ chủ yếu, hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực nhân dân.

* Hai ưu thế này xuất phát từ những cơ sở, điều kiện sau đây của nhà nước:

+ nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội, có cơ sở xã hội rộng lớn để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luạt của nhà nước. nhà nước có hệ thống các cơ quan đại diện rộng lớn từ trung ương đến địa phương, do nhân dân bầu nên quyết định đối với các cơ quan nhà nước còn lại.

+ nhà nước là chủ thể quyền lực chính trị, công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, có bộ máy làm chức năng quản lí xã hội, thực hiện các biện pháp cưỡng chế pháp lý khi cần thiết.

+ nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bằng hệ thống pháp luật, các đường lối của Đảng, chính sách, chủ trương của nhà nước, kết hợp với các phương tiện điều chỉnh xã hội khác, đặc biệt là đạo đức.

+ nhà nước có quyền tối cao về đối nội và độc lập về đối ngoại

+ nhà nước là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất. nhà nước nắm trong tay nguồn cơ sơ vật chất, tài chính to lớn, đảm bảo thực hiện chức năng nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội

=> Tất cả những điều kiện, cơ sở trên thể hiện ưu thế, sức mạnh và vai trò của nhà nướcđã khẳng định vị trí đặc biệt của nhà nước trong hệ thông chính trị Việt Nam: nhà nước giữu vị trí trung tâm, trụ cột, là công cụ hùng mạnh của hệ thống chính.

Phần 2: Lý luận về pháp luật

– Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.

– Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.

Câu 29: Khái quát về các trường phái quan niệm pháp luật 1. Quan điểm pháp luật của trường phái pháp luật tự nhiên

– Có 2 loại luật: luật tự nhiên và luật nhà nước

Luật tự nhiên xuất phát từ quyền tự nhiên của mỗi con người (đây là lẽ tự nhiên phải có)

Luật của nhà nước: là hình thức, văn bản đưa quyền tự nhiên vào và được ban hành

=> pháp luật = luật tự nhiên + luật nhà nước

– Đại diện tiên biểu: Grotius, Thomas Hobbes, Monstesquieu, Hegal…

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 41 - 43)