Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 84 - 85)

– Một là: VPPL phải là hành vi khách quan, nguy hiểm cho xã hội và được

con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động (còn gọi là hành vi hoặc bất tác vi), xâm hại đến các lợi ích (khách thể) nhất định và gây ra (hoặc có khả năng thực tế gây ra) hậu quả nguy hại cụ thể cho lợi ích của công dân, cho xã hội hoặc cho nhà nước.

(chỉ khi nào hành vi được con người thực hiện một cách có ý thức và có ý chí trong thực tế khách quan thì nó mới bị nhà làm luật coi là VPPL).

Hai là: VPPL phải là hành vi trái pháp luật vì bằng hành động (hoặc không

hành động) nó đã xâm phạm đến các quy định tương ứng (các lợi ích được pháp luật bảo vệ) mà nhà làm luật điều chỉnh trong các văn bản của từng ngành luật cụ thể, tức là vi phạm điều cấm được quy định trong luật.

– Ba là: VPPL phải là hành vi được thực hiện bởi người có năng lực trách

nhiệm pháp lý

Người có năng lực TNPL là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.

– Bốn là: VPPL phải là hành vi do người đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý

thực hiện

Người đủ tuổi chịu TNPL là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi do ngành luật tương ứng quy định để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.

– Năm là: VPPL phải là hành vi có tính chất lỗi, tức là hành vi do người có

năng lực TNPL và đủ độ tuổi chịu TNPL thực hiện một cách có lỗi

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) (Trang 84 - 85)