+ Quy phạm pháp luật là cơ sở của quan hệ pháp luật. + Quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
+ Quan hệ pháp luật có tính chất thượng tầng.
+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
+ Quan hệ pháp luật có tính xác định, cụ thể.
+ Quan hệ pháp luật được nhà nước đảm bảo và bảo vệ.
– Chủ thể của quan hệ pháp luật: là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
– Năng lực chủ thể: Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi + Năng lực pháp luật: Là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
+ Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình, chủ thể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
+ NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật không phải là một thuộc tính tự nhiên của con người mà đó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí của nhà nước
+ Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi, nếu chủ thể pháp luật chỉ có năng lực pháp luật mà không có NLHV thì không thể tham gia một cách tích cực vào các QHPL (NLPL là điều kiện cần, NLHV là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
+ NLPL của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.
Câu 54: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật 1. Quy phạm pháp luật và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
Quy phạm pháp luật là cơ sở cho sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan
hệ pháp luật tương ứng. Thiếu QPPL không thể có quan hệ pháp luật.
Sự hiện diện của các chủ thể có năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi